Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề hệ thức vi ét và ứng dụng nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trung học cơ sở (Trang 106 - 108)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Đánh giá định lượng

Sau khi đánh giá kết quả qua bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy:

- Đối tượng HS giỏi ở lớp TN đã làm khá tốt cả 3 câu hỏi, bài tập yêu cầu. Hơn nữa, một số HS đã biết tự kiểm tra lại quá trình giải và thử lại kết quả đối với câu hỏi 2. Tuy nhiên với những em ở lớp đối chứng thì đã gặp khó khăn lúng túng nên còn có một số sai sót nhỏ ở các câu hỏi 1, 2 và một số em không làm được câu cuối.

Điều đó cho thấy: HS lớp thực nghiệm đã thể hiện được các KNTH 1,2,3,4 một cách tương đối tốt, trong khi ở lớp đối chứng, ngay cả HS giỏi vẫn còn lúng túng đối với các KNTH 4, 6.

- Đối tượng HS khá, đa số HS lớp thực nghiệm đã làm được các câu hỏi, bài tập 1,2, một phần câu hỏi 3. Còn với lớp đối chứng thì hầu hết không làm được câu hỏi 3, một số em gặp khó khăn khi giải ý b) của bài tập ở câu hỏi 2. Điều đó cho thấy: Các KNTH 1,2,3,4,6 tương đối tốt ở lớp thực nghiệm, với lớp đối chứng thì mức độ đạt được thấp hơn. KNTH 4 và 6 ở lớp đối chứng chưa đều đối với HS khá.

- Đối tượng HS trung bình, HS lớp thực nghiệm làm được ở mức độ chấp nhận được các câu hỏi bài tập 1,2a, một phần câu hỏi 2b. Còn câu hỏi 3 thì hệ thống chưa đầy đủ ở ý a), hầu như các em không làm được ý b. Còn HS lớp đối chứng thì chỉ làm được không trọn vẹn các câu hỏi 1,2a, sơ sài đối với ý a) của câu hỏi 3. Các em đều không làm được ý b) của câu hỏi 2 và ý b) của câu hỏi 3.

Điều đó cho thấy: Các KNTH 1,2,3 của HS lớp thực nghiệm đã có tiến bộ hơn hẳn so với HS ở lớp đối chứng.

- Đặc biệt có một số HS yếu kém ở lớp thực nghiệm gần như chỉ trả lời được câu hỏi 1, 2a một cách không đầy đủ trọn vẹn hoặc giải có sai sót; trong khi đó ở lớp đối chứng đối tượng này không làm được đúng và đủ một câu hỏi nào!

Điều đó cho thấy: Các KNTH 1,2 bước đầu đã hình thành ở đối tượng HS yếu

- Ngoài ra, tính chung lại, hầu hết HS lớp thực nghiệm (khoảng 95%) đã làm đúng các yêu cầu trong các câu hỏi 1, 2a (thể hiện các KNTH 1,2,3). Những em HS khá và giỏi (khoảng 20%) đã thống kê đúng và đủ những dạng bài tập có ứng dụng hệ thức Vi-ét ở câu hỏi 3 (thể hiện KNTH 4).

Bảng 3.1. Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 45 phút lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)

Lớp Số HS

Số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng (tần số) Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 35 0/35 0/35 0/35 0/35 2/35 5/35 7/35 9/35 5/35 5/35 2/35 6,94 ĐC 35 0/35 1/35 3/35 3/35 4/35 5/35 6/35 8/35 5/35 0/35 0/35 5,4

Tần số xuất hiện các mức điểm số thống kê ở bảng 3.1. cho thấy:

Ở lớp thực nghiệm: Các KNTH đã bước đầu phát huy tác dụng, thể hiện ở chỗ điểm trung bình cộng bài kiểm tra (6,94) cao hơn so với (5,4) ở lớp đối chứng.

Bảng 3.2. Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 45 phút

Lớp Số HS

Tỷ lệ bài kiểm tra đạt điểm tương ứng (tần suất)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 35 0% 0% 0% 0% 6% 14% 20% 26% 14% 14% 6% ĐC 35 0% 2,8% 8,5% 8,5% 11,4% 14% 17% 22,8% 14% 0% 0%

Tần suất xuất hiện các mức điểm số thống kê ở bảng 3.2. cho thấy phân bố điểm kiểm tra từ 5 trở lên ở lớp thực nghiệm là 94%, trong khi lớp đối chứng chỉ là 67,8%. Điều đó cho thấy: HS lớp thực nghiệm đã hình thành phát triển một số KNTH

(đặc biệt là KNTH 1,2,3) và phát huy tác dụng, thể hiện ở chỗ tỷ lệ điểm dưới trung bình (6%) thấp hơn khá nhiều so với (32,2%) ở lớp đối chứng.

Mặt khác, tỷ lệ số HS có điểm khá giỏi (từ điểm 7 trở lên) ở lớp TN (60%) cao hơn so với ở lớp ĐC (36,8%) phản ánh các KNTH 3,4,6 đã được rèn luyện tốt và phát huy tác dụng ở lớp thực nghiệm.

0 5 10 15 20 25 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tần suất điểm bài kiểm tra 45 phút của lớp TN và lớp ĐC

Phân bố các mức điểm số thể hiện ở biểu đồ 3.1. cũng như phân bố tần số và tần suất ở các bảng 3.1. và 3.2. cho thấy: Nhận xét của chúng tôi khi chấm bài kiểm tra là phù hợp với thống kê điểm số, phản ánh đúng tình hình và hiệu quả rèn luyện KNTH cho HS.

Bảng 3.3. Kết quả của nhóm 4 HS trước và sau TN

Học sinh Kết quả kiểm tra 20 phút Kết quả kiểm tra 45 phút

Giỏi An 8,0 9,0

Bình 8,0 9,5

Khá Công 7,0 8,5

Hương 7,0 8,0

Kết quả thống kê kết quả nghiên cứu trường hợp ở bảng 3.3. cho thấy: Kết quả theo dõi quá trình học tập cũng như chấm các bài kiểm tra dành cho nhóm HS này thể hiện việc rèn luyện KNTH đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Cả 4 HS đều tiến bộ trông thấy về mức độ thành thạo các HĐ tự học, kết quả điểm kiểm tra vượt từ mức khá lên mức khá giỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề hệ thức vi ét và ứng dụng nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trung học cơ sở (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)