Cấu trúc và thành phần của KNTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề hệ thức vi ét và ứng dụng nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trung học cơ sở (Trang 26 - 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Cấu trúc và thành phần của KNTH

1.2.3.1. Cấu trúc của KN học tập và tự học

Tác giả Erik P.M. Vermeulen ([50]) đã đưa ra sáu kỹ năng cần thiết nhất phục vụ việc học tập, trong đó có tự học, bao gồm:

a) Thu thập thông tin (Collection)

Người học cần phải biết cách thu thập thông tin cần thiết để giải quyết cách vấn đề, thách thức hay nắm bắt các cơ hội liên quan đến thế giới đa phương tiện. "Chèo lái" những luồng thông tin trong thế giới số là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Chúng ta có xu hướng mặc định rằng những người sử dụng công nghệ có kỹ năng này, nhưng thực tế là không. Người sử dụng thụ động khác với chủ động - những người thu thập thông tin có chủ đích và định hướng.

b) Thẩm thấu thông tin (Consumption)

Người học cần phải giành nhiều thời gian để chế biến, tiêu thụ những thông tin mà họ đã thu thập được. Đây là một phần không thể thiếu để thành công trong thời buổi hiện nay. Bạn thường đọc những câu chuyện về tầm quan trọng của việc đọc sách, nhưng việc tiếp xúc với những thông tin đa dạng và sự tò mò giúp phát triển ý tưởng tốt hơn nhiều.

c) Chọn lọc thông tin (Curation)

Sau khi thu thập và tiêu thụ thông tin, người học cần phải có kỹ năng chọn lựa và phân loại chúng. Phân loại những thông tin chính xác và cần thiết thực sự là một thử thách trong giai đoạn bão hòa thông tin như hiện nay.

d) Cùng sáng tạo, chế tác (Co-Creation)

Sau khi xử lí thông tin, người học cần biết cách sáng tạo hoặc cùng nhau sáng tạo, chế tác những nội dung mới dựa trên những tài nguyên đó.

Sự sáng tạo là cách tốt nhất để xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng. Nó cực kỳ quan trọng trong một môi trường làm việc hiện đại khi mà những công việc truyền thống đang dần biến mất hay ít nhất cũng đang chuyển mình sang một hình thức khác.

e) Giao tiếp, phổ biến thông tin (Communication)

Để thành công, bạn không thể thiếu đi một kỹ năng giao tiếp tốt. Khả năng giao tiếp và đưa ra những giải pháp một cách rõ ràng và thuyết phục là điều giúp bạn có thể đứng vững và phát triển khi mà những phương pháp giải quyết vấn đề truyền thống đang dần không còn phù hợp.

Người học cũng cần biết cách thuyết phục người khác tin tưởng vào câu trả lời hay ý kiến mình đưa ra là phù hợp nhất, chính xác nhất. Đó chính là tầm quan trọng của giao tiếp, phổ biến thông tin.

g) Sửa chữa (Correction)

Cuối cùng là người học cần có khả năng tiếp nhận và kết hợp các thông tin phản hồi cũng như lặp lại các giải pháp cần thiết đến khi đạt kết quả tốt nhất.

Bước này liên quan đến việc liên tục điều chỉnh và phát triển. Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng trong thời kỳ công nghệ số đang thay đổi không ngừng, con người cần có những kỹ năng để thích ứng với những thay đổi đó.

1.2.3.2. KNTH đối với học sinh phổ thông

HS phổ thông ở lứa tuổi bắt đầu học hỏi để hình thành cả về hiểu biết lẫn kỹ năng về nhiều mặt. Vì vậy, việc giúp các em hình thành phát triển KNTH là cần thiết, có tác dụng làm cơ sở về mặt phương pháp để HS học tập trên lớp cũng như ở nhà.

Thực tế ngày nay, cách học chỉ dựa trên các bài giảng của thầy cô trên lớp mang lại hiệu quả học tập không cao. Việc phụ thuộc vào bài giảng dẫn đến sự thụ động, biếng suy nghĩ và sáng tạo trong học tập của học sinh. Bởi thế, kỹ năng học và học cách học (learning to learn) giúp học sinh hình thành nên những suy nghĩ độc lập, chủ động lĩnh hội và vận dụng kiến thức, kỹ năng.

Qua học và tự học, từ lý thuyết, học sinh có thể nhanh chóng hình thành kỹ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn trang bị thói quen, hứng thú, có phương pháp tự học, tự trau dồi thường xuyên và suốt đời.

Qua đó giúp học sinh rèn luyện đức tính tự lập, ít phụ thuộc vào người khác đặc biệt là thầy cô ở trường.

Để phát triển kỹ năng học và tự học một cách tốt nhất, không phụ thuộc nhiều vào bài giảng trên lớp, học sinh cần có một kế hoạch học tập hợp lý, xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp học. Cùng với đó, là chủ động tiếp cận thông tin, lựa chọn công cụ và cách thức ghi nhớ, phân chia thời gian học tập ở trường và ở nhà cân đối, trao đổi chia sẻ thông tin tri thức, vận dụng tối đa lý thuyết vào thực hành, giải quyết các bài tập, vấn đề học tập.

Trong những công trình nghiên cứu về tự học của HS phổ thông như [2]; [7]; [21]; [32]; [9]; ... đa số các tác giả đều tiếp cận KNTH trên cơ sở xác định những thành phần chủ yếu sau:

2. Sử dụng SGK và tài liệu tham khảo trong quá trình học; 3. Ghi chép và trình bày diễn đạt;

4. Tập trung sự chú ý trong khi tự học; 5. Ghi nhớ và tái hiện;

6. Hệ thống hóa, tổng kết kiến thức; 7. Khai thác, mở rộng vấn đề học tập;

8. Khai thác sử dụng các phương tiện để hỗ trợ HĐ học; 9. Sử dụng hiệu quả quỹ thời gian tự học;

10. Tự kiểm tra đánh giá HĐ học tập của bản thân.

Đối chiếu với thực tế dạy và học môn toán ở bậc THCS, chúng tôi thấy những thành tố trên đã phản ánh được các HĐ chính của HS khi thực hiện tự học môn Toán, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kỹ năng và hiệu quả tự học toán của các em như: khả năng sử dụng tài liệu kết hợp với ghi chép, diễn đạt; khả năng tự thực hiện những HĐ toán học cơ bản; khả năng hệ thống hóa và tự kiểm tra đánh giá việc học của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề hệ thức vi ét và ứng dụng nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trung học cơ sở (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)