Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

1.3 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU DOANH

1.3.1.1 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ

Thị trường TPDN Mỹ đã trở thành thị trường phát hành phi chính phủ lớn nhất thế giới kể từ những năm 1920. Đa số các doanh nghiệp Mỹ đều áp dụng phương thức phát hành TPDN để huy động vốn, chủ yếu là các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ hai năm đến 50 năm. Các doanh nghiệp lớn ở Mỹ thường ưa thích phát hành trái phiếu ra công chúng hơn là phát hành trái phiếu riêng lẻ cho một số định chế tài chính. Ngày nay, thị trường TPDN là một trong những khu vực lớn nhất trên thị trường trái phiếu Mỹ theo cả hai phương diện về số lượng doanh nghiệp phát hành cũng như về giá trị trái phiếu đang lưu hành.

Trên thị trường TPDN Mỹ có một khu vực thị trường đặc biệt dành cho các công ty nước ngoài phát hành trái phiếu bằng USD gọi là thị trường trái phiếu Yankee. Trái phiếu Yankee có các đặc điểm tương tự như TPDN trong nước, trừ đặc điểm về tổ chức phát hành và thuế. Nhà đầu tư nước ngoài được miễn nộp thuế cho phần lãi của trái phiếu Yankee, trái phiếu Yankee trở thành trái phiếu duy nhất ở Mỹ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua mà không bị đánh thuế.5

Thị trường thứ cấp cho TPDN ở Mỹ gồm hai loại: Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC. Trên thị trường OTC thường diễn ra các giao dịch TPDN với khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư có tổ chức và nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Đặc biệt, thị trường TPDN không quy định về việc công bố thông tin ra công chúng về các giao dịch thực hiện cũng như giá đặt mua và đặt bán như là trên thị trường TPCP Mỹ.

Trong thập niên 1970, tại Mỹ, chỉ có những công ty hàng đầu mới có thể đáp ứng được những yêu cầu và điều kiện tài chính để phát hành trái phiếu. Nhóm doanh nghiệp nhỏ hơn thì phải tranh giành nhau nguồn tiền từ giới đầu tư vốn cổ phần, điều này làm hạn chế đi khả năng phát triển việc kinh doanh. Từ đó đã sinh ra nhu cầu vốn khổng lồ từ nhóm các doanh nghiệp nhỏ. Thế rồi được sự ủng hộ và trợ giúp từ Phố Wall, những TPDN có điểm tín nhiệm thấp hơn nhưng lãi suất cao hơn (còn được gọi là trái phiếu rác – junk bond) bắt đầu được phát hành. Mức lãi suất cao chính là phần thưởng cho những nhà đầu tư dám chấp nhận thêm rủi ro về định lượng của doanh nghiệp.

Tuy vậy, một phần do yếu kém trong việc kiểm soát từ các nhà quản lý thị trường ở Mỹ cùng với sự tài tình của những bên tham gia vào cuộc chơi trái phiếu thập niên 1980, nhu cầu về nguồn vốn ban đầu đã trở thành khởi điểm cho một làn sóng thôn tính thù địch bằng cách khai thác nguồn vốn dồi dào từ việc phát hành trái phiếu lãi suất cao để thâu tóm doanh nghiệp (mua lại bằng đòn bẩy – leveraged buyout) tràn lan tại Mỹ.

Tính minh bạch của TPDN tại Mỹ cũng được chú trọng từ rất sớm.

Ở Mỹ, sáng kiến ​ ​ điều tiết chính hướng vào TPDN là quyết định áp đặt nghĩa vụ minh bạch sau giao dịch do SEC đưa ra đối với hầu hết các loại TPDN.

5Trái phiếu Yankee được giới thiệu bởi ‘Market Business News’ truy cập tại

lý do chính phủ tài trợ với sự đại diện từ một loạt các bên liên quan trên thị trường chứng khoán. Nghĩa vụ minh bạch được thực hiện thông qua Công cụ tuân thủ và báo cáo thương mại (TRACE), bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm 2002 và yêu cầu phổ biến công khai (với một số chậm trễ) về giá giao dịch và khối lượng giao dịch đối với TPDN. TRACE được triển khai theo từng giai đoạn, với giao dịch tích cực, trái phiếu InvestmentGrade trở nên minh bạch trước khi giao dịch mỏng, trái phiếu HighYield. Sáng kiến​ ​ TRACE là một thử nghiệm quan trọng trong thiết kế cơ chế và, vì nó tạo ra thông tin công khai, đã tạo ra một loạt các nghiên cứu học thuật phân tích ảnh hưởng của tính minh bạch đến thanh khoản thị trường và các đặc điểm giá khác. Những nghiên cứu học thuật này có lợi ích đáng kể khi được xác minh của bên thứ ba và sự giám sát của công chúng, một điều vô cùng thiếu đối với các nghiên cứu quy định dựa trên thông tin bị giới hạn bởi chính cơ quan quản lý bởi pháp luật hoặc bởi thực tiễn quy định.6

Tại Mỹ, hệ thống định mức tín nhiệm ra đời từ rất sớm, là cơ sở để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư vào loại trái phiếu nào, cũng như đánh giá mức độ rủi ro của chúng. Nhà đầu tư có thể phán đoán chất lượng của các trái phiếu thông qua các xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng như (Moody’s, Standard & Poor’s). Giá trị thị trường trái phiếu Mỹ đạt 39.335,9 tỷ USD vào năm 2017.7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)