Khuyến nghị đối với cơ quan tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 100)

Một số khuyến nghị cấp thiết đối với các cơ quan tổ chức quản lý

Sớm thành lập chuyên trang thông tin về TPDN

HNX cần phải nhanh chóng thành lập chuyên trang thông tin về TPDN. Để cải thiện minh bạch thông tin cho thị trường, tại Điều 29 Nghị định 163/2018/NĐ-CP có quy định chuyên trang thông tin về TPDN tại Sở Giao dịch chứng khoán. Theo phân công triển khai của BTC. HNX là đơn vị tiếp nhận nội dung công bố thông tin và xây dựng chuyên trang thông tin tập trung về TPDN. Khi trang thông tin đi vào hoạt động nó sẽ là nơi tra cứu các thông tin liên quan tới TPDN giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và ra quyết định. Thông tin càng được minh bạch sẽ góp phần thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu nói chung cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại HOSE nói riêng.

HOSE cần có các quy định đi trước đối các doanh nghiệp đang niêm yết chuẩn bị phát hành trái phiếu

Mặc dù đã có các văn bản từ các cơ quan bộ ngành quy định hướng dẫn việc phát hành TPDN. Nhưng đối với sự đỏi hỏi của thị trường ngày càng cao HOSE cần tiên phong đưa ra các quy định đi trước về phát hành trái phiếu đối với các công ty

doanh nghiệp phát hành trái phiếu, ban đầu chỉ những doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải bắt buộc sau đó 01 năm sẽ quy định thêm khi phát hành trái phiếu riêng lẻ. Có quy định về thời hạn áp dụng chuẩn kế toán quốc tế đối với các công ty niêm yết tại HOSE.

HOSE cũng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên kiểm tra rà soát công tác CBTT của các doanh nghiệp niêm yết tại sở. Đặc biệt cần có quy định chặt hơn về CBTT đối với riêng các doanh nghiệp. HOSE cần phải tiên phong quy định trước khi có các văn bản pháp luật từ các cơ quan bộ ngành chính phủ.

Sớm soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn nghị định mới

Thị trường TPDN trong những năm qua khó phát triển có yếu tố từ sự vướng mắc của các quy định không còn phù hợp với thị trường tại Nghị định 90/2011/NĐ- CP. Từ ngày 1/2/2019 những vướng mắc này sẽ được Nghị định 163/2018/NĐ-CP tháo gỡ, nhưng để những giải pháp gỡ khó cho thị trường trái phiếu đi vào cuộc sống, BTC, UBCK, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan cần sớm có văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các nội dung về phương thức phát hành, cơ chế giao dịch, công khai thông tin.

Đánh giá lại các văn bản pháp quy đã ban hành thường xuyên

BTC thường xuyên thu thập ý kiến từ doanh nghiệp để đánh giá các văn bản pháp quy đã ban hành. Một văn bản pháp quy khi đưa ra đều có độ trễ về kết quả khi đưa vào áp dụng thực tế. Các văn bản này cần được theo dõi từ các nhà ban hành luật. Một văn bản luật từ nghiên cứu đến khi áp dụng cần có lộ trình cụ thể, các điều khoản không hợp lý cần phải có văn bản sửa đổi kịp thời. Tích cực xem xét các kiến nghị từ doanh nghiệp về các vướng mắc do luật từ đó xem xét và sửa đổi các văn bản pháp quy.

Một số khuyến nghị cần có lộ trình áp dụng

Có lộ trình áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

Các báo cáo tài chính lập theo IFRS được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Các yếu tố này là điều kiện tiên quyết để tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam áp dụng các

năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động báo cáo tài chính. Mặc dù vậy việc áp dụng IFRS cần yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện một số đánh giá mang tính chủ quan như việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý khi không có giá niêm yết trên thị trường, xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai…. Nếu không có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng thì doanh nghiệp Việt Nam khó có thể áp dụng IFRS. IFRS được soạt thảo bằng tiếng Anh nên rào cản ngôn ngữ cũng là một khó khăn. Việt Nam cần có một lộ trình rõ ràng tránh sự nôn nóng gây ra các hậu quả đáng tiếc. BTC cần nghiên cứu một cách nghiêm túc để ra các quy định bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng IFRS sau này.

Doanh nghiệp phát hành TPDN ra công chúng phải xếp hạng tín nhiệm

Theo quy định hiện hành, doanh phát hành trái phiếu hoặc huy động vốn trên thị trường không bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm, vì thế tính minh bạch thông tin thị trường nói chung và thông tin doanh nghiệp phát hành nói riêng đều kém. Doanh nghiệp phát hành TPDN ra công chúng phải xếp hạng tín nhiệm để nâng cao tính công khai. minh bạch. Cùng với đó XHTN cũng là 1 cửa ải để NĐT tin tưởng về trái phiếu mình giao dịch. TPDN trên thị trường hiện nay hầu như chưa được xếp hạng tín nhiệm nên tiềm ẩn rủi ro cho NÐT, nhất là NÐT cá nhân không đủ thông tin phân tích. Bên cạnh đó, tài sản và tài sản hình thành từ nguồn trái phiếu chưa được định giá bởi các tổ chức độc lập và khó xác minh tranh chấp pháp lý. Vốn huy động có thể chưa được sử dụng đúng mục đích do chưa có báo cáo sử dụng vốn có ý kiến của kiểm toán. Để làm được điều này cần phải có sự vào cuộc đồng bộ từ cả thị trường TPDN. Sở Giao dịch chứng khoán cần phải có lộ trình đưa quy định này vào thực tế.

Quy định TPDN phát hành riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Trên thị trường TPDN, đa số doanh nghiệp chọn phương thức phát hành riêng lẻ với thủ tục đơn giản thay vì phương thức phát hành rộng rãi ra công chúng do phải tuân thủ Luật Chứng khoán. NÐT mua TPDN phát hành riêng lẻ phải tự đánh giá mức độ rủi ro, Ðối với hoạt động đầu tư tài chính. thông tin là yếu tố quan trọng nhất nhưng đây lại là điểm yếu của thị trường TPDN Việt Nam. NÐT không chuyên

là thông tin về tài sản đảm bảo. mục đích sử dụng vốn huy động từ trái phiếu. dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp.

Theo quy định hiện nay TPDN phát hành riêng lẻ bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Sau thời hạn 1 năm kể từ khi phát hành, sức khỏe tài chính của tổ chức phát hành có thể có biến động và các nhà đầu tư cá nhân không đủ thời gian và hiểu biết để lường trước hết các rủi ro có thể xảy ra. TPDN phát hành riêng lẻ phải bị hạn chế giao dịch trong suốt thời hạn của trái phiếu. đồng thời loại trái phiếu này chỉ được phép chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với nhau, để tránh rủi ro cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên đây là một số giải pháp kiến nghị cho thị trường TPDN Việt Nam, Việt Nam là quốc gia mà thị trường TPDN đi sau và so với thế giới cho nên có thể học tập từ thực tiễn các nước để áp dụng hợp lý vào Việt Nam. Và để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại HOSE cần có các giải pháp định hướng và thực hiện một cách đồng bộ. Hoạt động này muốn phát triển cần có thị trường chứng khoán vững mạnh, vấn đề tất yếu là thông tin trên thị trường chứng khoán ngày một minh bạch cho nên Việt Nam cần áp dụng sớm các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như việc công bố thông tin ngày càng phải minh bạch. Thị trường phải hoàn thành các thành phần còn thiếu sót như chuyên trang thông tin về TPDN, hệ thống tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm.... Các biện pháp như: nâng cao năng lực các NĐT, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng là những giải pháp cấp thiết và phải được thường xuyên kiểm tra. Triển khai đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại HOSE.

KẾT LUẬN

Thị trường TPDN Việt Nam nói chung và hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HOSE nói riêng đã có những bước đi phát triển nhất định trong thời gian một năm trở lại đây, nhưng lượng trái phiếu phát hành chủ yếu vẫn là phát hành riêng lẻ và là trái phiếu không chuyển đổi. Các bước đi của thị trường đang cho thấy một sự khởi sắc của trái phiếu doanh nghiệp trong tương lai không xa. Để có sự phát triển mạnh mẽ thị trường cần có sự chung tay từ tất cả thành viên tham gia thị trường. Với một số kiến nghị được tác giả đưa ra: đẩy mạnh hoạt động XHTN trên thị trường. minh bạch hóa thông tin thị trường, áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp tại HOSE.

Mặc dù khảo sát của luận văn đã khảo sát những người có chuyên môn nhưng số lượng còn hạn chế. thời gian áp dụng quy định mới còn ngắn nên chỉ có thể kết luận ban đầu. Những nghiên cứu tiếp theo cần có sự nghiên cứu sâu hơn về thị trường khi cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp đi vào hoạt động, cùng với các chính sách sau nếu có để xây dựng đường lối giải pháp cụ thể và chính xác hơn dành cho hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ tài chính 2019, Chức năng nhiệm vụ của các tổ chức có liên quan đến thị

trường trái phiếu. truy cập tại

<http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/mtpcp/r/m/pchnanhvu?_afrLoop=31511 688704487191#!%40%40%3F_afrLoop%3D31511688704487191%26rightWidth% 3D0%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-

state%3Ddrkmlsdrc_4 >. [truy cập ngày 01/03/2019].

2. Bùi Nguyên Hoàn 1999, Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần, NXB Chính trị quốc gia. TP. Hồ Chí Minh

3. Đặng Tấn Tài 2009, Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học kinh tế Tp.HCM

4. Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, Bản tin hoạt động tháng 12 năm 2018, truy cập tại <http://www.vbma.org.vn/vbma/newsletter/view.do>, [truy cập ngày 25/04/2019]

5. Nguyễn Hòa Nhân 2014, ‘Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam’, Tạp chí kinh tế và phát triển số 207 (tháng 9/2014)

6. Nguyễn Thị Bích Ngọc 2012, ‘Trái phiếu liên kết: Kênh huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc’,Tạp chí Tài chínhsố 572 (tháng 6/2012)

7. Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 2019, Thống kê quy mô

giao dịch chứng khoán. truy cập tại

<https://www.hsx.vn/Modules/Rsde/Report/ReportTradingView?fid=830fdc18c99a 4f86964931a5579a6b9d> [truy cập ngày 25/04/2019]

8. Tổng cục thống kê 2019, Số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội 2012-2018,

truy cập tại https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621, [truy cập ngày 27/04/2019].

9. Trần Vinh Quang 2017, Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính

10. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 2019, Thống kê thị trường chứng khoán, truy

ck?_adf.ctrl-state=y7613vvew_77&_afrLoop=353816678290000> [truy cập ngày 25/04/2019].

11. Viện khoa học ngân hàng 1997, Những kiến thức cơ bản về trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ,NXB Thống kê. Hà Nội.

12. Võ Thanh Long và Nguyễn Quang Hải 2007, Diễn biến thị trường Chứng Khoán tại Việt Nam,NXB Thanh Niên. Hà Nội.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Asian Development Bank 2012, Asean+3 Bond market guide, Philippines

2. Asian Development bank 2019, Data Economies, Available from <https://asianbondsonline.adb.org/economy/?economy=VN>. [25. April 2019]

3. Commission Expert Group on Corporate Bonds 2017, Improving European

Corporate Bond Markets, Available from <

https://ec.europa.eu/info/sites/info/files/171120-corporate-bonds-report_en.pdf>. [20 April 2019]

4. Frank Parker 1999, ‘Credit Risk in Japan’s Corporate Bond Market’,Federal

Reserve Bank of New York, Available from <

https://www.newyorkfed.org/medialibrary/media/research/current_issues/ci5- 15.pdf> [ 20 April 2019]

5. Fumiaki Nishi and Alexander Vergus 2004, Asian bond issues in Tokyo:

history. structure and prospects, Available from

<https://www.bis.org/publ/bppdf/bispap30m.pdf> [21 April 2019]

6. Korea Economic Institute of America 2017, Korea’s economy volume 31,.

United States of America

7. Monetary and Economic Department 2006, ‘Developing corporate bond markets in Asia’, in Proceedings of a BIS/PBC seminar. Kunming China

8. Moorad Choudhry 2001, The Bond and Money Markets: Strategy. Trading. Analysis,Butterworth-Heinemann. Great Britain.

9. Nobuyoshi Yamori. Narunto Nishigaki and Yoshihiro Asai 2006, Credit Ratings in the Japanese BondMarket, Available from <https://pdfs.semanticscholar.org/254f/d241cbf91515c8a2c272c683372ca945ca57. pdf> [15 April 2019]

<https://www.sifma.org/wp-content/uploads/2017/08/US Fact Book 2018

SIFMA.pdf> [15 April 2019] http://www.waseda.jp/win-

PHỤ LỤC I: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG NIÊM YẾT TẠI SỞ

GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Xin chào. tôi tên Khương Ngọc Hậu.

Với mục tiêu hoàn thành luận văn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh”, để có cơ sở khách quan nhằm đánh giá thực trạng tại hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của doanh nghiệp niêm yết tại HOSE, tôi rất mong các anh/chị/em vui lòng bớt chút thời gian quý báu để trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây.

Mức độ đồng ý của anh/chị/em với các ý kiến trong bảng khảo sát như sau: 1. Rất thấp

2. Thấp 3. Trung bình 4. Cao

5. Rất cao

Tôi xin cam kết không công khai các thông tin mà các anh/chị/em cho mục đích khác mà chỉ được sử dụng vào mục đích duy nhất là nghiên cứu để hoàn thiện luận văn của tôi.

Rất cám ơn sự giúp đỡ vô cùng quý giá của các anh/chị/em!  Thông tin người được khảo sát

– Họ và tên: – Nghề nghiệp: – Đơn vị công tác:

STT Nội dung câu hỏi 1 2 3 4 5 1. Môi trường kinh tế vĩ mô

1 Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững 2 Thị trường chứng khoán phản ảnh được sứckhỏe của nền kinh tế 3 Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán giatăng về số lượng 4 Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán giatăng về chất lượng

2. Khung pháp lý

1 Nội dung các văn bản quy định rõ ràng, đầy đủ 2 Nhà nước cập nhật nội dung các văn bản quyđịnh của kịp thời 3 Các văn bản quy định đã tiên liệu trước đượccách tình huống xảy ra

3. Thị trường sơ cấp

1 Đa dạng về ngành nghề các doanh nghiệp pháthành trái phiếu tại HOSE. 2 Đa dạng các loại trái phiếu khi trái chủ pháthành 3 Có đủ thông tin về doanh nghiệp để cung cấpcho các thành viên thị trường

4. Thị trường thứ cấp

1 Số lượng nhà đầu tư giao dịch trên thị trườngthứ cấp 2 Nhà đầu tư giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đadạng trên thị trường thứ cấp 3 Giao dịch trên thị trường trái phiếu thứ cấpngày càng tăng và phát triển mạnh

5. Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu

1 Hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn, bảo mậtcho người sử dụng 2 Hệ thống kỹ thuật ít gặp lỗi

4 Hệ thống được thường xuyên cập nhật và vá lổhổng phát hiện

6. Hệ thống tổ chức đánh giá hệ số xếp hạng tín nhiệm trái phiếu

1 Số lượng tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm tráiphiếu trên thị trường có mang tính cạnh tranh 2 Tổ chức đánh giá hệ số tín nhiếm trái phiếutrung thực và đáng tin cậy

PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

ĐANG NIÊM YẾT TẠI HOSE ST

T Nội dung câu hỏi 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)