1.3 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU DOANH
1.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam
Thị trường TPDN Việt Nam chỉ mới đi những bước khởi đầu. Sự khởi sắc trong thời gian qua là đáng ghi nhận, cùng với đó, Nghị định 163 chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 2/2019 được kỳ vọng sẽ là lực đẩy cho thị trường TPDN. Tuy vậy, cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu hầu hết là những doanh nghiệp lớn. Sự khởi sắc của thị trường TPDN (không tính đến các đợt phát hành của ngân hàng, công ty chứng khoán) thực tế cũng chỉ đến từ nhóm doanh nghiệp phát hành có quy mô lớn. Còn nhóm doanh nghiệp nhỏ hơn, việc huy động được nguồn vốn từ kênh trái phiếu là ít hơn rất nhiều về chất lẫn lượng.
Các thị trường TPDN của Mỹ và Nhật Bản ta đều thấy hoạt động đánh giá tín nhiệm được hai thị trường đưa vào hoạt động từ những ngày đầu hoạt động của thị trường. Hoạt động này giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo được niềm tin nhiều hơn cho phía trái chủ. Đây là một yếu tố quan trọng mà Việt Nam vẫn chưa điều hành tốt. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp từ kênh trái phiếu.
Chính phủ Hàn Quốc thay đổi chính sách tùy thuộc theo hoàn cảnh phù hợp với nền kinh tế giúp thị trường TPDN phát triển. Chính phủ Trung Quốc từ năm 2015 thúc đẩy cải cách lãi suất dựa trên thị trường, xây dựng hệ thống thị trường trái phiếu và cải thiện hệ thống điều tiết giúp cho thị trường TPDN tăng một cách nhanh chóng. Việt Nam cần linh hoạt với những quy định, phải ngày càng cải thiện khung pháp lý phù hợp cho thị trường TPDN.
Ở Mỹ có một khu vực thị trường đặc biệt dành cho các công ty nước ngoài phát hành trái phiếu bằng USD gọi là thị trường trái phiếu Yankee, trái phiếu
13Thị trường trái phiếu Hàn Quốc được giới thiệu trong “Republic of Korea Bond Market Guide” truy cập tại http://www.waseda.jp/win-cls/CA_BMGS/ABMF%20Vol1%20Part%202%20Sec%205%20KOR.pdf
mà không bị đánh thuế. Các chính sách về thuế và phí luôn luôn có hiệu quả đối với thị trường nhiều tiềm năng. Thị trường TPDN Việt Nam là thị trường còn non yếu cho nên các chính sách thuế, phí là một phương pháp rất hiệu quả để đẩy mạnh thị trường.
Từ các bài học kinh nghiệm phát triển thị trường TPDN của các nước trên thế giới, tác giả rút ra một số bài học dành cho hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại Việt Nam:
Một là, liên tục cập nhật và hoàn thiện khung pháp lý để giảm bớt thủ tục pháp lý đối với doanh nghiệp phát hành cũng như nhà đầu tư, cũng như tạo môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và trong sạch.
Hai là, cần phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm độc lập đủ điều kiện, tín nhiệm làm cơ sở để đánh giá rủi ro tín dụng và xác định lãi suất yêu cầu đối với từng trái phiếu có mức rủi ro tín dụng khác nhau.
Ba là, để trái phiếu có thể phát hành thành công cần nhấn mạnh vai trò của các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp, cần phải mở rộng thị trường trái phiếu sơ cấp làm tiền đề cho việc đẩy mạnh thị trường trái phiếu thứ cấp.
Bốn là, chính sách thuế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPDN. Thị trường TPDN Việt Nam hiện còn non trẻ cần phải có các chính sách ưu đãi để đẩy mạnh thị trường.
Năm là, Việt Nam cần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Kiềm chế lạm phát là điều kiện tiên quyết để thị trường trái phiếu phát triển ổn định.
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về TPDN, thị trường TPDN, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của doanh nghiệp, nêu ra được vai trò quan trọng của thị trường TPDN đối trong thị trường tài chính nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung. Trong Chương 1, tác giả trình bày phân loại trái phiếu theo từng tiêu chí khác nhau, cấu trúc thị trường TPDN.
Tiếp theo, Chương 1 trình bày các chủ thể tham gia thị trường TPDN, các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn bằng trái phiếu: môi trường kinh trế vĩ mô, khung pháp lý, thị trường sơ cấp, hệ thống giao dịch, hệ thống tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm trái phiếu. Đây là những nhân tố quan trọng cần phải phân tích kỹ lưỡng trong thị trường TPDN Việt Nam, cũng như các giải pháp cần hướng tới nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu.
Chương 1 cũng giới thiệu sơ lược bốn thị trường TPDN: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các bài học kinh nghiệm từ bốn thị trường trên. Đây là những bài học rất quan trọng cho thị trường TPDN Việt Nam. Tổng quan những vấn đề vừa trình bày sẽ là cơ sở để đi vào phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HOSE và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2
Chương 2 nghiên cứu thực trạng thị trường TPDN Việt Nam nói chung, cũng như phân tích và đánh giá hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại HOSE nói riêng, các điều kiện đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu. Chương 2 cũng phân tích thực trạng thị trường TPDN tại HOSE. Cũng trong chương này, tác giả chỉ ra những đánh giá về thị trường, các kết quả đạt được cùng với những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại của thị trường. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát về các tiêu chí đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại HOSE được trình bày cụ thể. Từ thực trạng của thị trường cùng với kết quả khảo sát, tác giả có đánh giá về thị trường TPDN tại HOSE.