- Rừng ít bị tác động(IVa) Dẻ 24% Hồng quang; Đỗ quyên;Hồi (15%)
400 m Kiểu Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đớ
mưa mùa nhiệt đới
- Rừng bị khai thác chọn mạnh(IIIA1). (IIIA1).
Bảng 3.6 cho thấy, nếu xét cây gỗ có đường kính tù 8cm trở lên trong các ô tiêu chuẩn có sự dao động nhiều; ô ít nhất thống kê được sự có mặt của 15 loài và ô nhiều nhất có tới 36 loài. Mức độ phong phú trong tổ thành thực vật thuộc vành đai thấp từ 900m trở xuống. Trên núi đá vôi và trên núi đất khác nhau về tổ thành thực vật và độ phong phú; tổ thành thực vật trên núi đất phong phú hơn trên núi đá vôi; phần chóp núi và các đỉnh dông tổ thành thực vật nghèo nàn tương đương như núi đá vôi.
Rừng thứ sinh có thành phần thực vật nghèo nàn tương đương với đỉnh dông và núi đá vôi gặp 17 loài trong ô tiêu chuẩn. Về mức độ biến động đường kính của cây (đường kính trung bình cây D1.3) giảm dần về hai phía đỉnh và phần chân núi. Vành đai thực vật còn nhiều cây lớn nằm ở độ cao 900- 1100m. Lên cao hơn mặc dù chưa bị tác động khai thác chặt đốn nhưng yếu tố gió lạnh, tầng đất mỏng nên không có cây lớn. Từ độ cao 800m trở xuống 200m, những cây gỗ lớn đã bị đốn hạ và càng xuống thấp vấn đề khai thác càng diễn ra mạnh, nên không còn cây gỗ lớn, phần lớn chỉ còn lại gỗ tạp và những cây có đường kính nhỏ hay rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy mới được phục hồi chưa có cây gỗ lớn. Nếu so sánh thảm thực vật nguyên sinh (ít bị tác động) núi đá vôi và núi đất ở cùng đai cao thì cây rừng trên núi đất thường cao to hơn, đường kính trung bình ở các ô tiêu chuẩn trên núi đất cao hơn (ô 2, ô 4: 23,3 ; 25,4cm) trong vành đai ấy ô tiêu chuẩn trên núi đá vôi (ô 1 chỉ là 18,1 cm). Đương nhiên trữ lượng gỗ cũng nằm trong qui luật giống như đường kính trung bình cây.
Vành đai 700 - 1.100m trên núi đất trữ lượng gỗ cao hơn cùng độ cao này trên núi đá vôi và ở vành đai này cũng là vùng còn trữ lượng gỗ cao nhất và giảm dần khi lên cao hay xuống thấp.
3.3. Xây dựng bản đồ thảm thực vật
Bản đồ thảm thực vật Khu BTTN Pù Huống được xây dựng dựa vào kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Landsat TM năm 16/4/2003 tham khảo bản đồ hiện trạng rừng năm 2004 của Chi cục Kiểm Lâm Nghệ An và đặc biệt là bản đồ hiện trạng rừng theo kiểm kê 286 đã được chỉnh sữa trên cơ sở ảnh vệ tinh và kết quả điều tra khoanh vẽ thực địa.
Bản đồ thảm thực vật Khu BTTN Pù Huống năm 2005 thể hiện kết quả điều tra thực địa và được phân chia theo hệ thống của Thái Văn Trừng. Trong đó các nhân tố địa hình - khí hậu và hệ thực vật đóng vai trò chủ đạo trong các tiêu chuẩn phân chia.
Bảng 3.6. Các mẫu ảnh vệ tinh sau khi giải đoán
Mã Loại thảm rừng Mẫu ảnh năm 2003