- Rừng ít bị tác động(IVa) Dẻ 24% Hồng quang; Đỗ quyên;Hồi (15%)
9 Trảng cây trồng nông nghiệp
3.5. Một số giải pháp bảo tồn
Mỗi một nguyên nhân gây suy giảm thảm thực vật chúng ta có thể tìm ra và đưa ra được một số giải pháp, trong đó có những giải pháp có thể áp dụng được cho nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó đi đến phân tích nghiên cứu và đưa ra giải pháp bảo tồn như sau:
Giải pháp về phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống người dân sống quanh và xung quanh khu rừng đặc dụng.
Tăng cường bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng: một trong những tồn tại quan trọng dẫn đến sự kém hiệu quả trong quản lý rừng nói chung là thiếu sự tham gia của người dân địa phương. Hiện nay, cộng đồng dân địa phương ở trong và xung quanh các khu bảo tồn hầu như rất ít, thậm chí chưa quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên rừng, đặc biệt là tài nguyên động vật hoang dã. Lý do đó khiến họ chưa quan tâm một phần vì do nhận thức, một phần vì kinh tế khó khăn và phần quan trọng hơn là chưa tạo được động lực để thúc đẩy họ tham gia bảo tồn tài nguyên quý giá này. Để người dân có hành vi ứng xử tốt với tài nguyên rừng việc nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên rừng thông qua các quy ước và hương ước giữa bản quản lý Khu bảo tồn với cộng đồng dân địa phương là
điều hết sức quan trọng. Để làm tốt công việc này cần thiết phải thay đổi thái độ tập quán và nhận thức của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của tài nguyên rừng. Cần xây dựng và tổ chức một chương trình tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao nhận thức về đa dang sinh học cho cộng đồng dân cư, các nhà quản lý, chính quyền và các nhà hoạch định chính sách ở các cấp. Ban quản lý cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan và cộng đồng dân cư vùng đệm, v.v, nhằm xây dựng mạng lưới bảo vệ rừng rộng rãi, quyết tâm ngăn chặn triệt để mọi tác động tiêu cực vào khu bảo tồn. Từng bước xã hội hoá công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tổ chức các cuộc họp dân kết hợp với tuyên truyền vận động, cam kết với quan điểm tăng cường đối thoại. Tổ chức hội nghị bảo vệ rừng hàng năm có sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, lôi kéo người dân địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn dưới mọi hình thức, ví dụ đưa con em người dân địa phương tham gia vào công tác bảo vệ rừng hoặc xây dựng mạng lưới tin báo trong nhân dân để nắm bắt kịp thời và có biện pháp ngăn chặn.
Nâng cao đời sống cộng đồng trong vùng đệm Khu bảo tồn
Mục tiêu mang lại cho người dân vùng đệm những lợi ích thiết thực và quyền hưởng lợi cụ thể, rõ ràng từ việc bảo vệ rừng. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hoàn toàn các vụ vi phạm săn bắt, vận chuyển lâm sản v.v, phải có giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư trên địa bàn. Việc xác định giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội. Sớm hoàn thành việc giao đất, giao rừng để người dân yên tâm đầu tư công sức của mình để phát triển kinh tế gia đình. Nếu việc giao đất giao rừng chưa hợp lý, hoặc chưa triệt để thì không những không mang lại hiệu quả mà ngược lại. Tất nhiên đây là bước đầu nhưng hết sức quan trọng. Bước thứ hai phải giúp họ xây dựng kinh tế hộ gia đình. Cũng phải nhận rõ rằng người dân
địa phương ở vùng đệm sống xa đường giao thông, trình độ thấp, đi lại khó khăn, thiếu các thông tin nên khi đã có đất được chia, vấn đề đặt ra phải giúp họ những kiến thức khoa học kỹ thuật để họ có thể sử dụng có hiệu quả và bền vững trên những mảnh đất đó nên việc giúp họ xây dựng mô hình là việc hết sức cần thiết. Tạo cho cộng đồng dân cư vùng đệm có điều kiện đáng ứng được yêu cầu về: Lương thực, thực phẩm, chất đốt, đồng cỏ để chăn thả gia súc, vật liệu xây dựng gia dụng và đặc biệt là thu nhập bằng tiền mặt. Ngoài việc tiếp tục thực hiện các chương trình vùng đệm như khuyến nông, chương trình 135, v.v. Làm tốt công tác này sẽ mang lại nhiều hiệu quả như: đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm ổn định công ăn việc làm cũng như trách nhiệm và nhận thức của nhân dân, nâng cao giá trị đời sống nhân dân tạo điều kiện phát huy những nét đẹp văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc, có tác động tích cực đến môi trường sinh thái.
Đề xuất cụ thể hoá các chính sách để xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý trên vùng đệm. Chính sách tín dụng ưu đãi, các giải pháp về kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí vùng đệm.
Tạo cơ hội cho cộng đồng tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng các mô hình trình diễn về trồng rừng, phát triển rừng và phục hồi hệ sinh thái. Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với từng điều kiện sinh thái địa phương đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho thị trường. Thu hút cộng đồng vào công tác bảo tồn thông qua phương pháp quản lý có sự tham gia của người dân, các hợp đồng trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, khoán bảo vệ rừng dài hạn cho cộng đồng.
Phát triển dịch vụ tín dụng nhằm đầu tư vốn tín dụng cho các hộ chưa có hoặc chưa đủ vốn trong việc xây dựng các mô hình làm ăn, phát triển kinh tế gia đình hoặc nhóm hộ gia đình.
Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền đủ năng lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng và xây dựng quy chế tham
gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn thiên nhiên. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục nhất là giáo dục trong nhà trường. Soạn thảo tài liệu giáo dục về môi trường trong các trường học. Cải thiện nhận thức cộng đồng tham gia tốt hơn vào công tác bảo tồn thiên nhiên thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo.
Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn bản. Đi sâu nghiên cứu các phong tục tập quán của các cộng đồng, dân tộc để xây dựng thành công, hợp lý các quy ước đồng thời phải dựa trên các chính sách, quy định của pháp luật nhằm làm cho người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm thực sự của mình và tự nguyện tham gia, ký kết, tôn trọng lợi ích chung và lợi ích của người khác, của khu bảo tồn.
Hình thành được mạng lưới cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng vận động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo tồn tạo điều kiện mọi người tham gia và tiếp cận với công tác bảo tồn.