Các nguyên nhân suy thoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng thảm thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, phát hiện nguyên nhân suy thoái và đề ra phương pháp bảo tồn​ (Trang 53 - 55)

- Rừng ít bị tác động(IVa) Dẻ 24% Hồng quang; Đỗ quyên;Hồi (15%)

3.4.Các nguyên nhân suy thoá

9 Trảng cây trồng nông nghiệp

3.4.Các nguyên nhân suy thoá

Để hiểu rõ thêm vấn đề này chung ta cần sơ qua về công tác bảo vệ rừng trước đây. Trước cải cách ruộng đất năm 1954, rừng chủ yếu do các cộng đồng địa phương (thôn, bản) quản lý và sử dụng. Hình thức quản lý này hầu như khắp mọi nơi ở miền núi Việt Nam. Vào thời gian đó rừng chiếm một diện tích rộng lớn và giàu tài nguyên, hơn nữa dân cư miền núi còn ít và thưa thớt vì vậy nhu cầu của con nười về sản phẩm rừng chưa vượt quá sự tái sinh tài nguyên rừng, thêm vào đó lưu thông hàng hoá với miền xuôi chưa phát triển do giao thông đi lại còn khó khăn. Việc quản lý rừng cộng đồng trong giai đoạn này tỏ ra rất hiệu quả về khía cạnh sử dụng tài nguyên rừng hợp lý. Rừng cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và văn hoá của các cộng đồng dân cư miền núi. Đó không chỉ là nguồn lợi cho các cộng đồng địa phương mà còn cung cấp lương thực khi họ thiếu đói (vào thời gian giáp hạt hoặc khi mất mùa). Rừng cộng đồng đặc biệt quan trọng đối với người nghèo, những người hầu như không có tài sản gì đáng kể, thậm chí không có đất để trồng trọt, những người mà cuộc sống hàng ngày hoàn toàn phụ thuộc vào những gì mà họ kiếm được từ rừng tự nhiên.

Sau cải cách ruộng đất 1954, Nhà nước khẳng định quyền sở hữu của mình đối với rừng. Tất cả rừng đều do các lâm trường quốc doanh và các hợp tác xã quản lý. Hình thức quản lý này là một nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp. Nhà nước đã duy trì và cố gắng sự kiểm soát và quản lý của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và đất đai. Nông dân tham gia vào các hợp tác xã làm việc cùng nhau và ăn chia hoa lợi theo công điểm. ở miền núi người dân địa phương không được khai thác rừng tự do như trước nữa. Tuy nhiên chính quyền trung ương không thể vươn tay tới các vùng xa xôi hẻo lánh, trong lúc địa hương với một ít quyền hạn trong tay không thể quản lý được như mong đợi. Từ thời gian này bắt đầu mâu thuẫn về khai thác sản phẩm rừng giữa dân bản địa và lâm trường quốc

doanh. Trong tiềm thức của người dân địa phương rừng là của họ và bao đời nay họ sống với rừng do vậy rừng sẽ thuộc về họ và họ có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẵn có này. Từ khi các lâm trường quốc doanh được thành lập, tất cả các rừng giàu tài nguyên đều được các lâm trường quốc doanh quản lý và khai thác. Các lâm trường quốc doanh được giao chức năng khai thác, bảo vệ và phục hồi rừng, nhưng trên những thực tế vì lợi ích kinh tế và sự quản lý yếu kém tất cả các lâm trường quốc doanh đều chỉ tập trung khai thác rừng mà bỏ qua nhiệm vụ khác. Kết quả là người địa phương trở thành người đốn gỗ thuê cho các lâm trường hoặc trở thành những người khai thác gỗ bất hợp pháp. Hậu qua là rừng giảm sút nhanh cả về diện tích và chất lượng.

Việc giải thể hàng loạt Hợp tác xã và các Lâm trường quốc doanh trong thờ gian cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 là hậu quả không thể tránh khỏi của một nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp. Từ năm 1993 một loạt chính sách của Nhà nước liên quan đến trồng và chăm sóc bảo vệ rừng đã được áp dụng và ngăn chặn việc phá rừng, hơn nữa các Lâm trường quốc doanh buộc phải thay đổi nhiệm vụ chính của mình từ khai thác rừng sang trồng rừng, bảo vệ. Thêm vào đó như lực lượng kiểm lâm, quân đội và các Nông trường quốc doanh cũng được giao nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng. Tuy nhiên kết quả thu được còn hạn chế do cơ chế quản lý hành chính rườm rà, kém hiệu quả.

Cùng với những thay đổi mới trong việc chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, Nhà nước giao quyền quản lý rừng cho chính quyền địa phương thông qua các chính sách giao đất giao rừng và chương trình 5 triệu ha đã tạo điều kiện và động cơ mới cho chính quyền địa phương và người dân địa phương tích cực tham gia quản lý.

Trong những năm qua ở nước ta đã có những nghiên cứu chính sách phát triển rừng, những tác động chính sách đến tài nguyên rừng, và các phương thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư, dân tộc khác nhau.Việc nghiên cứu

về thảm thực vật ở các địa phương vẫn chưa có một phương pháp cụ thể đều mang tính chất chung chung chủ yếu dựa vào các chương trình, dự án. Chưa có quy trình cụ thể, đồng bộ và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng thảm thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, phát hiện nguyên nhân suy thoái và đề ra phương pháp bảo tồn​ (Trang 53 - 55)