Kết luận và kiến nghị I Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng thảm thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, phát hiện nguyên nhân suy thoái và đề ra phương pháp bảo tồn​ (Trang 66 - 74)

- Rừng ít bị tác động(IVa) Dẻ 24% Hồng quang; Đỗ quyên;Hồi (15%)

Kết luận và kiến nghị I Kết luận

I. Kết luận

1. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống với diện tích 50.274 ha có tính đa dạng cao về thảm thực vật và hệ thực vật. Bởi lẽ nơi đây có địa hình cao (biến động từ 200 - 1600 m so với mực nước biển), phân cắt mạnh (nhiều thung khe), địa chất phức tạp (có cả núi đất và núi đá vôi), chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố khí hậu (phía Đông Bắc thấp dần ra biển chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm; Tây Nam chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng). Những đặc trưng của các yếu tố tự nhiên gắn với sự hoạt động của con người đã hình thành ở đây một thảm thực vật và Hệ thực vật mang đầy đủ dấu ấn này.

2. Về kiểu thảm thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho ta hình ảnh rõ nét về thảm thực vật đai cao 800 m trở lên và 800 m trở xuống. Với hai kiểu: rừng á nhiệt đới núi thấp với đặc trưng là sự có mặt của các họ thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae) và rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới

với tập hợp của các họ cây lá rộng thường xanh của vùng có lượng mưa cao, ánh sáng nhiều, thời gian lạnh không đáng kể.

3. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cũng cho thấy sự khác biệt xa giữa thảm thực vật, hệ thực vật núi đá vôi. Phân biệt rõ với thảm thực vật, hệ thực vật núi đất. Đặc trưng là sự có mặt của một số loài chỉ gặp trên núi đá vôi: Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Trai lý (Garcinia fagreaoides), Ô rô gai (Streblus icilifolius), Rau sẵng (Melientha suavis), Đinh (Makhamia stipulata).

4. Thảm thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống chịu tác động sâu sắc bởi hoạt động kinh tế của con người (khai thác gỗ, lâm sản, đốt rừng làm nương rẫy) chính nguyên nhân này đã chuyển một số diện tích lớn rừng nguyên sinh sang các kiểu phụ rừng thứ sinh.

5. Hệ thực vật ở đây khá phong phú, những khảo sát bước đầu đã ghi nhận. Sự có mặt của 5 Ngành thực vật với tổng số 1.122 loài bao gồm.

Ngành Thông đất với 1 họ, 2 chi, 4 loài Ngành Cỏ tháp bút có 2 họ, 2 chi, 7 loài Ngành Dương xỉ với 17 họ, 39 chi, 65 loài Ngành Hạt trần với 7 họ, 9 chi, 14 loài

Ngành Hạt kín với 138 họ, 533 chi, 1032 loài

Tuy nhiên những dẫn liệu này còn rất hạn chế so với mức độ đa dạng, phong phú của khu vực này.

6. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có giá trị cao về đa dạng sinh vật, là nơi lưu trữ bảo tồn một tập hợp những loài gỗ quí (Đinh, Lim, Sến, Táu, Giổi, Chò chỉ, Giáng hương, Trai lý, v.v), cũng chứa đựng rất nhiều loài quí hiếm được ghi trong Sách đỏ. Nó là nơi đáng được đầu tư bảo vệ, giữ gìn.

7. Cos 3 nguyên nhân suy thoái 8. Có 5 giải pháp bảo tồn

II. Kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu và kết luận của mình, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

1. Tiếp tục nghiên cứu và thảm thực vật của khu bảo tồn đặc biệt là phải xây dựng được bản đồ biến động của thảm thực vật qua các thời kỳ.

2. Hiện nay các hệ thống phân lại chính thức trong lâm nghiệp chỉ được phân loại tương ứng với các phương pháp phân loại rừng truyền thống và hầu hết không phù hợp với khả năng phân loại các đối tượng trên tư liệu viễn thám. Vì vậy nên xây dựng một hệ thống phân loại chính thống phù hợp với khả năng nhận biết và phân loại các đối tượng của phương pháp xử lý số trên tư liệu viễn thám.

3. Đây là một mô hình nghiên cứu ở quy mô ban đầu cho khu bảo tồn, song cũng cần được áp dụng thử trong công tác quản lý bảo vệ rừng và nghiên cứu bảo tồn sinh học để rút ra những ưu, nhược điểm cần thiết.

Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng việt

1. Bộ KH & CNMT. 1996. Sách đỏ Việt Nam - phần thực vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ NN & PTNT. 2000.Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Tiến Bân. 1997.Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt

kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.

4. Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng. 1992. Giáo trình thực vật rừng và đặc sản thực vật rừng Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

5. Trần Lê Chân. 1993. Góp phần nghiên cứu hệ thực vật lưu vực sông Hinh, Tạp chí Lâm nghiệp tháng 1, 25-26.

6. Lê Trần Chấn. 1993. Hệ thực vật Ba Vì nguồn gen đặc hữu cần được bảo vệ, Tạp chí Lâm nghiệp tháng 5, 13-14.

7. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban. 1996. Động thái thảm thực vật rừng sau nương rãy ở huyện Con Cuông, Tạp chí Lâm nghiệp tháng 7, 10-11.

8. Cục thống kê Nghệ An. 2005. Niên gián thống kê 2004 Nxb Sở Văn hoá thông tin tỉnh Nghệ An. Nghệ An.

9. Vũ Mạnh Cường. 1996. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong lâm nghiệp Việt nam,Tạp chí Lâm nghiệp tháng 12, 25-27.

10. Nguyễn Ngọc Chính, Nguyễn Hữu Hiến. 1993. Một số kết quả bước đầu điều tra khu hệ thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha, Tạp chí Lâm nghiệp tháng 8, 18-19.

11. Chương trình Nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan ( VNRP). 2002. Kỷ yếu hội thảo quốc tế vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên iệt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Chu Văn Dũng. 1998. Đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên Nghệ An, Tạp chí Lâm nghiệp tháng 11-12, 54 - 55.

13. Vũ Văn Dũng. 2003. Các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật-Vườn Thực vật Mít-xu-ri, Dự án bảo tồn thực vật Việt Nam. Bạch Mã.

14. IUCN, UNEP, WWF. 1996. Cứu lấy Trái đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15. Dobrovolxki V.V. 1979. Địa lý thổ nhưỡng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

16. Dovjikov A.E. và Nguyễn Đình Chiểu. 1971. Địa chất miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Nguyễn Kim Điều, Lê Minh Niệm. 1995. UBND tỉnh Nghệ An, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học sinh thái nông lâm nghiệp bền vững trung du và miền núi Nghệ An, Sau 50 năm nhìn lại nguồn tài nguyên rừng Nghệ An, Nxb Nông nghiệp.

18. Phạm Hoàng Hộ. 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam, Tập 1-3. Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Phú Hùng. 1993. Về quản lý vùng đầu nguồn,Tạp chí Lâm nghiệp tháng 12, 24-25.

20. Vũ tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao. 1997. Điều tra rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Phan Kế Lộc. 1985. Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 1-5. 22. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải. 1994. Về khả năng chống xói mòn của

23. Nguyễn Hoàng Nghĩa. 1999.Bảo tồn đa dạng sinh học, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

24. Trần Ngũ Phương. 1970. Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

25. Trịnh Xuân Sáu. 1996. Công tác quản lý bảo vệ rừng ở tây nguyên thực trạng và các giải pháp, Tạp chí Lâm nghiệp tháng 8, 11-12.

26. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) chương trình Đông Dương. 2003. Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.

27. Nguyễn Nghĩa Thìn. 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp.

28. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn. 2004. Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát, Nxb Nông nghiệp.

29. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô. 2003. Đa dạng sinh học nấm và thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

30. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đa dạng hệ thực vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam, 2006. 31. Trần Văn Thụy. 1996. Thành lập Bản đồ thảm thực vật tỉnh Thanh Hoá,

Luận án Phó tiến sỹ khoa học sinh học, Hà Nội.

32. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn. 1994.Về quá trình phục hồi tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì khác nhau, Tạp chí Lâm nghiệp tháng 11, 16-17.

33. Richard B. and Primack. 1999.Cơ sở sinh học bảo tồn. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

34. Đinh Văn Toàn. 2004. ứng dụng công nghệ viễn thám để đánh giá thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia Chư Mon Rây- tỉnh KonTum tại mùa khô năm 1998 và năm 2001,đề tài NCKH Bộ NN & PTNT, Hà Nội.

35. Thái Văn Trừng. 1978. Thảm thực vật rừng Việt nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 5-213.

36. Thái Văn Trừng. 1999. Những hệ sinh tái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh, 5-213.

37. Viện Địa lý thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia,

Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

38. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN; Tổ chức Phát triển Hà Lan; Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. 2001-2005.

Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 1-3. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 39. Viện điều tra quy hoạch rừng. 1995. Dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn

thiên nhiên Pù Huống- Nghệ An.

Tài liệu tiếng nước ngoài

40. Anonymous. 1979-1997. Flora Yunnanica, Vol. 1-7. Yunnan Science Technology Press, Kunming, China.

41. Aubreville A., M. L. Tardieu, J. E. Vidal et Ph. Mora. (Reds.), 1960-1996.

Flora du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Fasc. 1-29, Paris, France.

42. Averyanov L. V. 1994. Identification guide to Vietnam orchids

(Orchidaceae Juss.) St. Petersburg, Russian, World and Family, 432 pp. 43. Brummitt R. K. 1992. Vascular Plant Famies and Genera, Royal Botanic

Gadens, Kew, UK.

44. Brummitt R. K. and C. E. Powell. 1992. Authors of Plant Names, Royal Botanic Gadens, Kew, UK.

45. Claude H. 2002. Conservation de la Biodiversite. Universite’ du Quebec Montreal-Musee Canadien de la Nature.

47. Forest Inventory and Planning institute, Vietnam Forest Trees, Agricultural Publishing House, Hanoi, Vietnam, 1971-1988.

48. Kemp N., L.M. Chan and M. Dilger. 1995. Vietnam forest research program. Site description and conservation evaluation, Fu Mat Nature Reserve, Nghe An, Vietnam.

49. Lecomte H. (Edit.). 1907-1951. Flore generale de l Indo-chine, 7 tomes, Paris, France.

50. Mabberley D. J. 1987. The Plant Book, Cambridge University Press, UK. 51. Petelot A. 1952-1954.Les plants medicinales du Cambodge, du Laos et du

Vietnam, Archives des Recherches agronomiques et pastorales du Saigon, Vietnam.

52. Pocs T. 1965. Analyse aire – geographique et ecologique de la flora du Vietnam Northen. Acta Acad, Aqrieus, Hungari.

53. Raunkiaer C. 1934.Plant life form, Claredon, Oxford.

54. Rollet B. 1952. Etude sur les forets claires du sud Indochinois. Center des Rech. Scient Et Techn., Saigon.

55. Rundel P.W. 1999. Forest habitats and flora in Lao PDR, Cambodia and Vietnam. WWF-Indochina Program Office, Hanoi, Vietnam.

56. Schmid M. 1974. Vegetation du Vietnam, Le Massif-sud annamique et les regions limitrophes. Orstom, Paris, France.

57. Thin N.N. 1998.The Fansipan flora in relation to the Sino-Japan floristic region, Sino-Japanese Flora, its characteristic and diversification (Ed. Boufford D.E. and H. Ohba), Tokyo, Japan.

58. Thin N.N., N.T. Hanh and N.T. Nha. 2001. Traditional medicine plant of Con Cuong Dist. Nghe An, Vietnam J. Trop. Med. Pl., Malaisia, 2: 107- 131.

59. Vidal J. 1959. Conditions ecologiques groupements vegetaux et flore du Laos,Mem. Soc., Bot., France.

60. Wu P. & P. Raven (Ed.). 1994-1996. Flora of China, Vol. 3-79, Beijing & St. Louis.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng thảm thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, phát hiện nguyên nhân suy thoái và đề ra phương pháp bảo tồn​ (Trang 66 - 74)