Nguyên nhân trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng thảm thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, phát hiện nguyên nhân suy thoái và đề ra phương pháp bảo tồn​ (Trang 55 - 57)

- Rừng ít bị tác động(IVa) Dẻ 24% Hồng quang; Đỗ quyên;Hồi (15%)

3.4.1Nguyên nhân trực tiếp

9 Trảng cây trồng nông nghiệp

3.4.1Nguyên nhân trực tiếp

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống được bao quanh bởi một số dân cư vùng nông thôn phần lớn họ còn nghèo khổ. Thu nhập cần thiết để nuôi sống người dân trong khu vực hiện tại của họ chỉ tạo ra trong nông nghiệp, lâm nghiệp. Mức độ vay tín dụng là rất thấp cho nên nông dân phải kiếm thêm từ các thu nhập khác như khai thác lâm sản. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tàn phá rừng và suy giảm đa dạng sinh học.

Những hoạt động liên quan đến dùng lửa

Trước đây nhiều thôn bản trong khu vực và hầu hết các thung lũng được canh tác. Sau đó nhiều khu vực đã bị bỏ hoang và dẫn đến quá trình tái sinh rừng. Hiện nay các hoạt động xâm hại như đốt rừng làm rẫy do người dân rất thiếu đất nông nghiệp để canh tác, năng suất lúa lại thấp vì đất đai nghèo kiệt, thiên tai thường xuyên xẩy ra gây mất mùa làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó tính lệ thuộc vào tài nguyên rừng, tập quán sản xuất, canh tác tự túc, độc canh của dân bản địa càng làm cho đất thoái hoá, cạn kiệt. Vì vậy họ phải phá rừng, đốt nương làm rẫy do đó các vụ cháy rừng vẫn xảy ra đặc biệt là khu vực giáp ranh với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên rừng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như đốt ong, hút thuốc lá, thuốc lào trong rừng tre em chăn trâu đốt bếp để sưởi ấm, v.v.

Khai thác gỗ

Tình trạng khai thác gỗ ào ạt từ những năm 1975 - 1985 do nhu cầu gỗ phục vụ tái thiết đất nước sau chiến tranh, đồng thời cơ chế thị trường đã kích thích khai thác gỗ phi pháp. Ngoài ra do nhu cầu chất đốt, củi đung cho cộng đồng dan cư và sản xuất tiểu thu công nghiệp (gốm, gạch ngói, v.v) là một vấn

đề, dẫn đến tài nguyên rừng bị tác động và đe doạ. Chưa có giải pháp triệt để và tích cực nào để giải quyết nhu cầu gỗ, củi cho người dân trên địa bàn. Chủ trương đóng cửa rừng tạo nên nhu cầu tối thiểu về lâm sản của nhân dân trên địa bàn vốn đã gay gắt nay lại gay gắt hơn. Tình trạng khan hiếm đã làm cho giá lâm sản bị đẩy lên cao, thúc đẩy người dân tiếp tục tham gia phá rừng. Tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp tuy đã giảm so với trước đây nhưng vẫn là mối đe doạ ngiêm trọng đối với đa dạng sinh học.

Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ

Ngoài khai thác gỗ hoạt động thu gom Song mây, Mét và các lâm sản phụ khác diễn ra rất rộng rãi trong Khu BTTN Pù Huống. Việc thu gom Song mây tất nhiên là không bền vững, nhưng ở mức rất thấp. Việc thu gom Mét ở mức cao nhưng Mét có thể trồng lại rất nhanh và tác động chính của hoạt động này là làm chậm quá trình tái sinh rừng, cuối cùng cây sẽ chiếm chỗ của Mét nếu không bị tác động. Khai thác LSNG nếu có quản lý chặt chẽ, khoa học, hợp lý thì rất tốt và cần làm, nhưng do Nhà nước không có chủ trương, chính sách nên khai thác chủ yếu là khai thác trộm, do đó không có kế hoạch, không khoa học, vì vậy đây là mối đe doạ trước mắt đối với ĐDSH trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Bên cạnh khai thác Song mây và Mét, việc thu lượm cây làm cảnh nhất như Phong lan cũng rất phổ biến. Nó đã tác động trực tiếp đến suy giảm các loài quí bởi vì thường các loài có hoa đẹp mới được trọng dụng hoặc loài chịu hạn có dáng đẹp được mọc trên các vách đá cheo leo với số lượng ít nếu khai thác thì sẽ bị tuyệt diệt như Tuế, Lan hài, v.v. Hoạt động này cần được kểm soát, đặc biệt là hiện nay.

Nhìn chung tình hình khai thác LSNG diễn ra quanh năm và chủ yếu là sử dụng tại gia đình còn việc bán sản phẩm rất ít nếu tư thương có nhu cầu thì họ lại ồ ạt vào rừng để tìm.

Một hoạt động khác là khai thác vàng được coi như một hoạt động rất phổ biến nơi đây. Nguyên nhân dẫn đến là nó làm cho các loài thực vật ở hai

bên bờ sông bị phá hoại, con vàng thì chẳng là bao nhiêu. Phụ nữ là người tham gia tích cực nhất trong công tác đãi vàng. Họ chặt nhiều cây gỗ to để làm lán trại, hầm mỏ, v.v, nhiều khu rừng bị đào bới. Tuy nhiên hoạt động này đã dừng hẳmo trong thời gian gần đây.

Không chỉ trong những năm gàn đây với sự thay đổi một cách chóng mặt của khí hậu toàn cầu, Nghệ An nói chung và khu vực của Khu BTTN Pù Huống nói riêng thường xuyên phải chịu tác động nặng nề về thiên tai. Nắng hạn kéo dài kết hợp với khô hanh, gió lào làm hạn chế sinh trưởng, phát triển của sinh vật, gây ra hạn hán và tăng nguy cơ cháy rừng. Một trong các hình thức thiên tai huỷ diệt nhanh nhất tài nguyên đa dạng sinh vật. Những cơn mưa lớn hàng năm ở thượng nguồn đã gây ra cảnh lụt lội, sạt lở đất nghiêm trọng làm thiệt hại rất lớn về người và của.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng thảm thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, phát hiện nguyên nhân suy thoái và đề ra phương pháp bảo tồn​ (Trang 55 - 57)