Nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng thảm thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, phát hiện nguyên nhân suy thoái và đề ra phương pháp bảo tồn​ (Trang 57 - 62)

- Rừng ít bị tác động(IVa) Dẻ 24% Hồng quang; Đỗ quyên;Hồi (15%)

9 Trảng cây trồng nông nghiệp

3.4.2. Nguyên nhân gián tiếp

Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm thảm thực vật rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Các nguyên nhân gián tiếp mang tính chất xã hội, tính khác quan đối với công tác bảo tồn.

Sự đói nghèo

Tình trạng đói nghèo của cộng đồng dân cư sống gần rừng có ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học nói chung và thảm thực vật rừng nói riêng. Sinh kế hàng ngày vẫn phải dựa vào tài nguyên rừng, người dân thiếu việc làm, trong khi đó quyền sử dụng đất đai và quyền hưởng lợi còn thấp, chưa thực sự tạo nên một đông lực đủ mạnh để khuyến khích bảo vệ rừng. Người dân còn thiếu thốn, không có điều kiện để phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao đời sống, làm cho đại đa số người dân trong vùng đệm chưa thay đổi tập quán làm ăn cũ, cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa phù hợp cho từng địa phương. Do sự khác nhau về dân tộc, tập quán làm ăn, canh tác và hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương nên việc áp dụng một mô hình làm

ăn, phát triển kinh tế cho tất cả cộng đồng dân cư cho cả vùng là không khả thi.

Việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp, các mô hình kinh tế rừng, kinh tế cộng đồng, hợp tác xã, v.v, đòi hỏi phải có vốn đầu tư. Trong khi phần lớn các hộ dân ở đây nằm trong diện nghèo hoặc trung bình nên không thể huy động được nguồn vốn đủ để nhân rộng mô hình, phát triển có quy mô. Nhiều hộ gia đình vẫn phát triển mô hình chăn thả rông, chưa biết áp dụng khoa học mới để tránh những rủi ro, đầu tư vào tái sản xuất mở rộng ví dụ: các hộ chăn thả gia súc nếu họ áp dụng vào trồng cỏ để chăn nuôi thì tránh được rủi ro khi mùa mưa bão hoặc khan hiếm cỏ. Đây là trở ngại lớn trong công tác hoạch định chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế.

Sức ép lớn từ gia tăng dân số trong vùng đệm

Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cũng có mật độ dân cư không cao. Cho nên nhu cầu về lương thực, thực phảm cùng với đất sản xuất nông nghiệp tăng lên tạo một sức ép lớn đối Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Bảng 3.7. Dân số bình quân phân theo huyện (đơn vị tính: người)

Huyện 2001 2002 2003 2004 Mật độ (người/km2) Quỳ Châu 50.576 51.173 51.930 52.704 48,9 Quỳ Hợp 116.106 117.805 119.291 121.148 127.7 Quế Phong 57.245 58.081 59.161 60.398 31.7 Con Cuông 64.736 65.502 66.172 67.117 38.4 Tương Dương 71.371 72.181 72.773 74.313 26.3 Nhận thức của cộng đồng còn thấp

Năng lực và trình độ của người dân vùng đệm rất thấp. Dân chúng thường có quan niệm không đúng về vai trò của Khu RTTN Pù Huống. Thái độ của

người dân chống đối lại nhân viên quản lý rừng vẫn xẩy ra thường xuyên. Do vậy vấn đề săn bắt khai thác tài nguyên, hoạt động sản xuất nong nghiệp chưa đi vào quy cũ, chưa mang lại hiệu quả kinh tế của cộng đồng, đồng thời với việc phát triển bền vững nguồn lợi lâu dài.

Cũng là vấn đề nhận thức, do trình độ dân trí còn thấp, phương tiện để nắm bắt thông tin thiếu thốn nên vấn đề áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất là rất hạn chế. Do vậy đời sống không được cải thiện là bao nhiêu trong khi xã hội đang ngày một đổi mới với tốc độ rất nhanh. Điều đó một lần nữa làm tăng thêm sức ép vào rừng vì người ta vẫn chưa đạt được những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Do tính đa dạng về các sắc thái dân tộc nên cung cách, tập quán làm ăn của mỗi cộng đồng khác nhau là khác nhau. Vì vậy, đây là hạn chế trong lưu thông hàng hoá, họ sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp.

Tác động từ nền kinh tế thị trường

Việc mua bán trao đổi hàng hoá lâm sản mang lại lợi nhuận (bất chính) cho cộng đồng, nó phần nào giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên điều đó chỉ mang tính chất thời vụ, không bền vững và do đó người ta vẫn tiếp tục săn bắt, khai thác gỗ và lâm sản khác để phục vụ mục đích lợi nhuận. Giá cả thị trường của một số loại lâm sản, đặc biệt là lâm sản quý hiếm được liệt vào danh sách theo Nghị định 48/2002 NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ như : gỗ xẻ Pơ mu có giá trị 10.000.000 đồng/m3, Lim có giá 11.000.000 đồng/m3, v.v. Với giá trị cao như thế của các loại lâm sản, điều đó phần nào là do tác động kinh tế thị trường làm cho giá trị của chúng tăng lên, thúc đẩy người dân vào rừng chặt trộm gỗ.

Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế cả về kiến thức và trình độ nghiệp vụ. Trong hoạt động còn thiếu tính kiên quyết, nể nang trong tình làng nghĩa xóm, chưa phối hợp chặt chẽ với cán bộ quản lý và chính quyền địa phương. Việc phân công trách nhiệm và quyền hạn chưa ngang tầm

nhiệm vụ. Chưa có quyền chủ động vì chưa được phân cấp. Công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức về rừng và bảo vệ tài nguyên ĐDSH, bảo vệ rừng đã được tiến hành nhưng kết quả mang lại chưa nhiều, chưa lồng ghép được vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên ĐDSH đồng thời với việc phát triển kinh tế, phương thức làm ăn, xoá đói giảm nghèo. Chưa có được cách thức tiếp cận và truyền đạt hiệu quả đến người dân, những mô hình quản lý rừng nhìn thấy kết quả, thiếu tính thuyết phục. Do đó người dân tham gia vào các hoạt động tuyên truyền thường với thái độ thờ ơ, nhàm chán, hiệu quả công tác tuyên truyền thấp, gây mất thời gian.

Việc ký kết bảo vệ rừng của người dân mặc dù đã triển khai gần hết trên địa bàn, nhưng phần lớn chỉ mang tính hình thức theo phong trào. Người dân chưa thực sự tìm hiểu kỹ về vấn đề cam kết, quyền lợi và nghĩa vụ của họ bởi các cam kết đó không mang lại các lợi ích trước mắt và điều kiện cải thiện đời sống của người dân. Vai trò của người đứng đầu trong cộng đồng dân cư (già làng, trưởng bản, trưởng thôn) chưa được phát huy, họ không được nhận phụ cấp trong các công tác quản lý tuyên truyền giáo dục và bảo vệ rừng. Trong lúc đó chính quyền địa phương từ bản đến huyện trên thực tế chưa thực sự bắt tay vào cuộc, chưa thực hiện nghiêm túc, chỉ thực hiện bằng văn bản. Việc thực hiện và xử lý pháp luật chưa nghiêm, do đó việc thực hiện cam kết hầu như không hoàn thành, người dân vẫn vi phạm đến tài nguyên rừng.

Cơ sở hạ tầng của địa phương còn thấp, thiếu thốn nhiều

Đường xá giao thông chưa được nâng cấp phục vụ cho công việc thông thương, trao đổi hàng hoá. Hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo đủ cho việc tưới tiêu, phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp, hệ thống thông tin truyền thanh chưa phát triển nên công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt là việc tiếp cận kiến thức thực tế và áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách, thị trường của người dân còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhất là việc huy động lực lượng quần chúng trong việc báo động, phòng

chống cháy rừng, truy bắt lâm tặc, v.v. Các nguyên nhân gián tiếp mang tính chủ quan, xuất phát từ công tác quản lý và bộ máy tổ chức.

Thiếu ngân sách, kinh phí và cơ sở vật chất cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Đây là bài toán còn nan giải, tất cả các vấn đề đều cần đến tài chính, vì vậy ngoài lương ra hàng năm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và hạt Kiểm lâm chỉ nhận được một số tiền công vô cùng nhỏ cho tất cả các hoạt động, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước v.v. Số tiền này chủ yếu dành cho tập huấn và hội nghị. Các phương tiện đi lại, nghe nhìn vô cùng thiếu thốn. Lương và phụ cấp quá thấp, chỉ đủ tiền ăn và những nhu cầu bình thường. Phương tiện đi lại không đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ. Nhất là trong công tác chống lâm tặc. Cần chú trọng hơn tới vấn đề tinh thần và đời sống của cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng. Do tính chất phức tạp và nguy hiểm của công việc nên tinh thần của nhiều cán bộ kiểm lâm bị dao động nếu như đời sống không đảm bảo với cơ chế thị trường, mức độ an toàn còn bấp bênh, v.v. Vì vậy cần có những biện pháp hỗ trợ về mặt tư tưởng, pháp lý, đời sống và tăng cường chế tài cho lực lượng. Chưa có mối quan hệ chung trong phối hợp hay nói một cách khác là sự phối hợp chưa chặt chẽ với chính quyền sở tại.

Khung pháp lý, năng lực quản lý và thi hành pháp luật chưa hoàn chỉnh: Mỗi khi pháp luật không nghiêm thì dù có tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH đến đâu đi chăng nữa vẫn không thành công. Người dân không sợ pháp luật, không sợ nghèo đói, chỉ sợ pháp luật không nghiêm minh. Người thực hiện pháp luật nghiêm túc thì nghèo đói, ngược lại kẻ phá hoại thì giàu có mà không bị pháp luật trừng trị. Điều đó không những không thể động viên cộng đồng chấp hành luật pháp mà làm cho họ mất lòng tin, thậm chí còn tiếp tay cho bọn lâm tặc phá rừng. Do đó cần khung pháp lý đủ mạnh, chặt chẽ và hợp thực tế. Hiện tại một số điều luật quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa đủ mạnh để răn đe, giáo dục và sử lý tội

phạm. Chủ trương chính sách của Nhà nước đa số tập trung vào công tác bảo vệ của các khu rừng đặc dụng, còn xu hướng phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong khu rừng đó hoàn toàn chưa đề cập. Việc cấm toàn bộ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn là điều khó khăn. Vì người dân quanh vùng đệm chủ yếu sống bằng cách vào rừng để săn bắn và thu hái để bán ra thị trường hoặc về dùng. Việc thu hái lâm sản trong rừng bị cấm, người dân miền núi không có chổ chăn thả gia súc, không có thu nhập thêm từ tiền bán lâm sản. Trong khi đó họ chưa nhận được sự hỗ trợ gì từ ban quản lý rừng, chưa thấy lợi ích từ việc thành lập khu bảo tồn nên họ vẫn tìm cách xâm nhập vào rừng để duy trì cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng thảm thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, phát hiện nguyên nhân suy thoái và đề ra phương pháp bảo tồn​ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)