Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.3. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới
Đất nông nghiệp là nhân tố chủ chốt đối với sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở lên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự sụt giảm về diện tích mà còn lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất nông nghiệp. Cùng với sự gia tăng dân số thì một diện tích lớn đất canh tác bị chuyển đổi mục đích , cùng với đó là sự biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng, sạt lở, nhiễm mặn đã khiến cho diện tích đất bị thu hẹp với tốc độ nhanh. Nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp từ sự gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học ngày càng trở lên đáng báo động.
Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng. Hằng năm mất đi khoảng 15 triệu ha. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% trong 1 năm. Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu ha rừng, tại Ấn Độ là 1,5 triệu ha. Tại các nước như: Lào và Campuchia, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc số của người dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn rất phong phú( Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2002)
Theo Đỗ Nguyên Hải (2000) Đông Nam Á là một địa bàn đặc biệt, đây là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp, khi nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á cho thấy các
nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển ngành hàng hóa dựa vào lợi thế và cải tổ để đương đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI :
- Thái Lan: phát huy những thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, hạn chế rủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến.
+ Malaixia: Tập trung sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao. Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên của từng vùng tại địa phương.
+ Inđônêxia: hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá các mặt hàng có lợi thế như: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ….
Tóm lại, so với tổng diện tích tự nhiên thế giới thì đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ không nhiều lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ lụy xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người. Vì vậy cần tang cường quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Sản xuất nông nghiệp ở các nước khác nhau trên thế giới thì có các chiến lược phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung nó được chia làm hai xu hướng phát triển sau:
- Nông nghiệp công nghiệp hoá: là quá trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp một cách toàn diện về mọi mặt như thực hiện việc chăn nuôi công nghiệp, hay cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quá trình canh tác, sản xuất theo hình thức canh tác hiện đại (thâm canh, tăng vụ, bón thúc... trong trồng trọt), hiệu quả nhờ vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất của nông sản như gia súc, cá, gia cầm và cây trồng. Các phương pháp gồm cả về mặt thể chế kinh tế (các quy luật kinh tế như cung cầu, giá trị, cạnh tranh...) và thể chế chính trị pháp lý (các quy định của pháp luật phải tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất nông nghiệp). Cụ thể là hoạt động này gồm đổi mới máy móc dùng trong nông nghiệp và phương pháp canh tác, ứng dụng công nghệ di truyền, kỹ thuật canh tác, hệ thống
tưới tiêu, đê điều, chuồng trại để đạt được hiệu quả, hiệu suất kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, tìm, liên kết và tạo ra các thị trường mới để tiêu thụ, áp dụng các bằng sáng chế bảo vệ thông tin di truyền và thương mại toàn cầu. Những phương pháp này được phổ biến rộng rãi ở các nước phát triển trên toàn thế giới. Hầu hết thịt, sữa, trứng, trái cây, và rau quả có sẵn trong các siêu thị đều được sản xuất bằng cách sử dụng các phương pháp này.
- Nông nghiệp sinh thái: là sản xuất những gì theo tự nhiên, không sử dụng nhiều hóa chất hay những biện pháp kỹ thuật không phù hợp với môi trường sinh thái.Đây ngành nông nghiệp đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hoá, nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học trong nông nghiệp, với mục tiêu: không làm mất cân bằng sinh thái trên đất, nâng cao độ phì của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng chất mùn trong đất, hạn chế mọi dạng ô nhiễm môi trường đất, nước. Theo Rolf Derpsch (2005), các kỹ thuật canh tác bảo tồn đã được áp dụng có diện tích 95 triệu ha trên toàn thế giới, đứng đầu là Mỹ (25 triệu ha), tiếp đến là Brazil (24 triệu ha), Argentina (18 triệu ha), Canada (12 triệu ha), Úc (9 triệu ha). Theo các nhà nghiên cứu của Úc Landers Clay et al ( 2005), trong ba năm khô hạn 2000 đến 2002, nhờ áp dụng nông nghiệp bảo tồn mà sản lượng cây trồng đã tăng được 12 triệu tấn (3 triệu tấn năm 2000, 5 triệu tấn năm 2001 và 4 triệu tấn năm 2002), tức đã tăng sản lượng lên 20- 30%. Ngoài ra, các biện pháp này đã hạn chế tối đa lượng đất bị mất đi do xói mòn và tăng đáng kể hàm lượng hữu cơ trong đất, giảm công làm đất, giảm đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
- Ngoài ra nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững, đó là Trước hết năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một mảnh đất phải ổn định và có xu hướng ngày càng được nâng cao, hiệu quả kinh tế thu được cũng phải được nâng cao, nuôi sống được nhiều người và mức thu nhập cũng ngày càng được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên và của cộng đồng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài. Để có được một nền nông nghiệp bền vững người ta thấy cần phải đạt được một số điểm sau đây:
+ Đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm soát được chúng. + Bảo vệ và khôi phục độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên của nông trại. + Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn không tái sinh được và nguồn đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài.
+ Đảm bảo đầy đủ và đáng tin cậy nguồn thu nhập của nông trại. + Khuyến khích được gia đình và cọng đồng nông dân.
+ Giảm thiểu được tác động xấu lên sức khoẻ con người, sự an toàn, các loài hoang dại, chất lượng nước và môi trường.