Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp

1.3.3. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/10/2016 về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo sự ổn định để phát triển nhanh và bền vững. Đây là những chính sách quan trọng để thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác, phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới mà nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Hàng năm, với nhiều cách thức vận động, sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh việc tích tụ, tập trung ruộng đất với quy mô lớn hơn để hình thành vùng sản xuất chuyên canh đã phát huy hiệu quả. Việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như ứng dụng KHKT nhất là công nghệ cao và hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới và ngày càng nhiều góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây chính là tiền đề để giảm dần tập quán canh tác nhỏ lẻ, tạo điều kiện để mở rộng liên kết, sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa. Qua đó, nhiều mô hình, dự án ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất đem lại hiệu quả cao, từng bước nhân ra diện rộng, như: Dự án sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao theo hướng hữu cơ gắn với mạ

khay, cấy máy (ở Yên Khánh); dự án sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị; các dự án hỗ trợ hạ tầng vùng sản xuất lúa, rau, thủy sản quy mô hàng chục ha (Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Nho Quan, Tam Điệp…); các dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm trong sản xuất rau an toàn, cây ăn quả, hoa… Cùng với đó là các mô hình hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất (máy sấy, máy cuộn rơm…), các mô hình ứng chăn nuôi gà, lợn theo hướng hữu cơ (Gia Viễn), các mô hình ứng dụng công nghệ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ( Kim Sơn), mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả…

Ngành nông nghiệp Ninh Bình đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và một phần cung cấp cho thị trường . Tỷ trọng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, các loại cây cảnh hàng hóa,… đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. Chăn nuôi phát triển đều và có xu hướng phát triển trang trại quy mô lớn.

Nhìn chung, các đánh giá về thực trạng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn trong những năm tới theo hướng phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của huyện và có thể thực hiện được. Đây chính là lý do thúc đẩy tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)