Hiện trạng các loại hình sử dụng đất của huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 53 - 56)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.3.1. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất của huyện Kim Sơn

Bảng 3.5. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 1

LUT

chính LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích

(ha)

1. Cây hàng năm

2 lúa – 1 màu Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 461,09 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 735,35

2 lúa Lúa xuân – Lúa mùa 872,51

Lúa - màu Lạc xuân – Lúa mùa 5,74

Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm

Lạc Xuân - Ngô Mùa 6,17

Ngô mùa – Rau đông 8,63

Lạc mùa – Rau đông 5,66

Ngô xuân - Ngô mùa 3,82

2. Cây lâu năm

Cây CN lâu năm Đinh lăng 106,17

Cây ăn quả lâu năm Bưởi 78,93

Chuối Tiêu 33,18

( Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Kim Sơn năm 2018)

Bảng 3.6. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 2

LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)

1. Cây hàng năm

2 lúa – 1 màu Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 939,24 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 1.067,38

2 lúa Lúa xuân – Lúa mùa 1.549,46

Lúa – màu

Lúa xuân – Lạc mùa 1,08

Lúa xuân – Ngô mùa 1,84

Lúa mùa - Đỗ tương 0,4

Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm

Lạc Xuân - Ngô Mùa 11,53

Ngô mùa – Rau đông 12,97

Lạc mùa – Rau đông 20,18

Lạc xuân – Lạc mùa 15,73

2. Cây lâu năm

Cây CN lâu năm Thanh long 265,79

Cây ăn quả Bưởi 94,78

Bảng 3.7. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Tiểu vùng 3

LUT

chính LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích

(ha)

1. Cây hàng năm

2 lúa Lúa xuân – Lúa mùa 1.998,02

1 Lúa Lúa xuân 988,29

Lúa - màu Lúa xuân – Ngô mùa 0,57

Lúa xuân – Rau 0,44

Lúa - cá Lúa – Cá kết hợp 0,21

Rau lấy quả Dưa hấu 13,6

2. Cây lâu năm

Cây CN lâu năm Cói 509,37

Cây ăn quả lâu năm Chuối tiêu 179,68

( Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Kim Sơn năm 2018)

Qua bảng 3.5; 4.6; 3.7 trên ta thấy Huyện Kim Sơn có 7 loại hình sử dụng đất với 30 kiểu sử dụng đất điển hình, đó là:

* LUT 2 lúa:

Loại hình sử dụng đất này chủ yêu được trồng phổ biến trến các địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình , tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân chấp nhận. kiểu sử dụng đất là : lúa đông xuân – lúa mùa.

- Vụ xuân: làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. đầu vào thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Lúa xuân với bộ giống đa dạng được gieo cấy vào đầu tháng và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau, những năm gần đây trà lúa xuân muộn với các giống bắc thơm số 7, Q5, CR203, lúa lai 2 dòng, lúa lai 3 dòng được mở rộng và phát triển mạnh trên địa bàn xã. Luợng giống gieo 59 kg/ha; phân bón gồm: Phân hữu cơ từ 5 – 6 tấn, Urê 170 kg, lân 310 kg, KaliClorua 121 kg; thuốc bảo vệ thực vật phun 2 lần cách nhau 5 -7 ngày khi có sâu bệnh hại. Năng suất trung bình dạt 53 – 56 tạ/ha.

- Vụ mùa: Lúa mùa bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm . Đối với trà mùa sớm thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 -120 ngày như CR 203, KD18…. Đối vơi trà lúa mùa trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thở i gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như

nếp, dự, tám thơm các loại. Luợng giống gieo 32 kg/ha; phân bón hữu cơ từ 5-6 tấn, Urê 240 kg, lân 320 kg, kaliClorua 80 kg; thuốc bảo vệ thực vật phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày khi có sâu bệnh hại. Năng xuất lúa trung bình dạt từ 48 – 53 tạ/ha.

* LUT 2 Lúa – 1 màu:

- Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. kiểu sử dụng đất là lúa mùa – lúa xuân – rau.

- Lúa mùa sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày dự, tám thơm các loại

- Rau: thông thường trồng các giống rau có thời gian sinh trưởng từ 60- 100 ngày như: Cà chua, cải bắp, xu hào, cải bẹ…

* LUT 1 lúa:

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu tập trung ở tiểu vùng thấp, vì do đặc điểm về địa hình là vùng trũng, hay bị ngập nước vào vụ mùa nên ruộng ở vùng này chủ yếu là ruộng lúa vụ mùa.

* LUT Lúa – màu:

Đây là loại hình sử dụng đất khá phổ biến ở vùng vàn thấp và vùng thấp, chủ yếu là là lúa vụ mùa và các cây hoa màu, do địa hình dễ bị ngập nếu có mưa bão nên vụ mùa chỉ trồng được những loại cây màu ngắn ngày.

* LUT Lúa – cá:

Đây là loại hình sử dụng đất có ở vùng thấp. Lúa được trồng vào vụ xuân và cá bắt đầu được thả cùng. Đến vụ mùa do địa hình thấp không thể gieo trồng được cây trồng khác nên người dân tập trung vào nuôi cá.

* LUT Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm:

Những nơi nguồn nước không thuận tiện để tưới tiêu thường xuyên do việc xây dựng các công trình công cộng, nhà ở, hay 1 số công ty tại đất nông nghiệp thì loại hình sử dụng đất này rất phổ biến. Chủ yếu là trồng Ngô, lạc có thể là 2 vụ liên tiếp hoặc trồng 1 vụ ngô – 1 vụ lạc. Tập trung ở tiểu vùng 1 với tiểu vùng 2.

* LUT Cây Công nghiệp lâu năm:

Cây công nghiệp lâu năm được trồng ở huyện Kim Sơn chủ yếu là cây đinh lăng. Trên địa bàn huyện trong thời gian gần đây người dân thường cải tạo các diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây đinh lăng. Tập trung tại vùng cao,

vùng vàn thấp. Tại vùng thấp chủ yếu là cói. Đây là cây trồng có từ thời xưa tại vùng thấp đặc biệt tại xã Cồn Thoi.

* LUT Cây ăn quả lâu năm

Cây ăn quả được trồng trên địa bàn huyện là cây chuối tiêu, bưởi. Chủ yếu là tại vùng cao và vùng vàn thấp. Tại những nơi đất có điều kiện nguồn nước không thuận tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)