Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 32)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp

1.3.2. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Đất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam với việc chia thành bảy vùng kinh tế để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Quỹ đất nông nghiệp là tổng thể về diện tích ruộng đất trên một vùng lãnh thổ theo ranh giới nhất định, nằm trong phạm vi một đơn vị diện tích sản xuất của địa phương như xã, huyện, tỉnh hay cả nước, được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp...

Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9 trong khu vực. Theo số liệu kiểm kê 2010, cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.093.857 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha chiếm 10% diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51% là đã có chủ sử dụng ( Lưu Thương Huyền,2016).

Đất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và diện tích đất chưa sử dụng gần tương đương với diện tích này. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác có hiệu quả được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào sản xuất nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông nghiệp thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn (Nguyễn Đình Bồng ,2002).

Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có những biến động lớn. Theo Bùi Nữ Hoàng Anh (2013) Trung bình mỗi năm, người nông dân phải nhường khoảng 74.000 ha đất nông

nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp, nhường cho phát triển giao thông khoảng 63.000 ha.

Thoái hóa đất, suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau đồng thời tác động. Trong đó phải nói đến một số nguyên nhân chính như: xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, do mưa lớn, do canh tác không hợp lý và do chăn chăn thả quá mức; Chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, hoang mạc hóa, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng,…

Hiện tượng sa mạc hóa đang là mối đe dọa mất đất nông nghiệp toàn thế giới, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT tại hội thảo quốc gia về thực hiện Công ước quốc tế Chống sa mạc hóa tổ chức từ ngày 8 – 10/9/2010, Việt Nam mất khoảng 20 ha đất nông nghiệp mỗi năm do sa mạc hóa và hàng trăm ngàn ha đất đang trong quá trình thoái hóa nghiêm trọng. Sa mạc cục bộ tại Việt Nam hiện đã và đang xảy ra trên 7,85 triệu ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc, Tứ Giác Long Xuyên và Nam Trung Bộ. Để khắc phục, Chính Phủ và Bộ NN&PTNT sẽ tập trung thực hiện các giải pháp như ngăn chặn phá rừng, cải tạo đất bị thoái hóa ở các tỉnh miền núi, chống cát bay ở các tỉnh miền Trung bằng việc trồng rừng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hạn hán, lũ lụt ở vùng nông thôn,…

Đất nông nghiệp cũng đang chịu sự ô nhiễm do người dân sử dụng thuốc BVTV. Ở Việt Nam, trên 300 loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng trên tị trường. Liệu lượng phun khoảng 2-3lit/ha. Số lần phun ở những vùng trồng chè là khoảng 30 lần/năm, vùng trồng rau màu khoảng 20-60 lần/vụ tùy vào đặc điểm từng loại cây trồng do đó dư lượng thuốc BVTV trên đất trồng và không khí vượt mức cho phép.

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn cần phải giải quyết với một nước nông nghiệp như nước ta. Hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu tính quy hoạch vĩ mô, thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và thế hệ mai sau chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường.

Trước tình trạng mất đất nông nghiệp vẫn đang tái diễn, các chuyên gia cho rằng, một trong những vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước là phải nghĩ đến quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp trước khi nghĩ đến đất cho khu công nghiệp

và đô thị. Dù nông nghiệp đóng góp vào GDP hàng năm chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều so với các ngành công nghiệp nhưng 70% dân số nước ta vẫn đang sống nhờ vào nông nghiệp và đặc biệt trong các cuộc suy thoái kinh tế, nông nghiệp luôn tỏ ra là trụ đứng vững chắc vực nền kinh tế đi lên. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm.

Theo Ngô Thế Dân (2001), Ngay từ những năm 1960, Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn tiềm năng về đất đai, khí hậu và cải tạo đất được nhiều tác giả đề cập đến. Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chương trình đồng trũng (1985 – 1987) được chủ trì bởi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và chương trình bản đồ canh tác (1988 – 1990) do Ủy ban Khoa học Nhà nước chủ trì đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón đúng cách và có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng các vùng sinh thái.

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN – 01 (1991 – 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi, vùng trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long… nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó. Từ đó định hướng cho việc khai thác tiềm năng đất đai sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu và đề xuất dự án phát triển đa dạng hóa nông nghiệp đồng bằng sông Hồng (Dự án Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng, 1994). Các công trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250000 cho phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng, từ đó đưa ra các giải hữu hiệu cho việc phân bố hệ thống cây trồng tại các vùng nghiên cứu.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mới giải quyết được phần nào những vấn đề được đặt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay tại một số vùng cụ thể. Trong thời gian tới cần có các công trình nghiên cứu ở từng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương với quy mô cả nước để đưa ra những giải pháp thích hợp hướng tới một nền nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)