Dưa hấu gần đến ngày thu hoạch tại xã Cồn Thoi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 76)

* Dự kiến các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Kim Sơn

Bảng 3.18. Dự kiến các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2023 tại huyện Kim Sơn

STT

Hiện trạng 2018 Định hướng 2023

Kiểu sử dụng đất Diện tích

(ha) Kiểu sử dụng đất Diện tích

(ha)

Tiểu vùng 1

1 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 461,09 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 452,19

2 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 735,35 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 730,25

3 Lúa xuân – Lúa mùa 872,51 Lúa xuân – Lúa mùa 872,51

4 Lạc xuân – Lúa mùa 5,74 Lạc xuân – lúa mùa 0,74

5 Lạc Xuân - Ngô Mùa 6,17 Lạc Xuân - Ngô Mùa 6,17

6 Ngô mùa – Rau đông 8,63 Ngô mùa – Rau đông 8,63

7 Lạc mùa – Rau đông 5,66 Lạc mùa – Rau đông 5,66

8 Ngô xuân - Ngô mùa 3,82 Ngô xuân - Ngô mùa 3,82

9 Bưởi 78,93 Bưởi 87,83

10 Đinh lăng 106,17 Đinh lăng 111,27

11 Chuối Tiêu 33,18 Chuối Tiêu 38,18

Tiểu vùng 2

12 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 939,24 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 934,24

13 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 1.067,38 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 1.063,38

14 Lúa xuân – Lúa mùa 1.549,46 Lúa xuân – Lúa mùa 1.558,46

15 Lúa xuân – Lạc mùa 1,08 Lúa xuân – Lạc mùa 1,08

16 Lúa xuân – Ngô mùa 1,84 Lúa xuân – Ngô mùa 1,84

17 Lúa mùa - Đỗ tương 0,4 Lúa mùa - Đỗ tương 0,4

18 Lạc Xuân - Ngô Mùa 11,53 Đinh Lăng 11,53

19 Ngô mùa – Rau đông 12,97 Ngô mùa – Rau đông 12,97

20 Lạc mùa – Rau đông 20,18 Lạc mùa – Rau đông 20,18

21 Chuyên Rau 15,73 Chuyên Rau 15,73

22 Đinh Lăng 265,79 Đinh Lăng 265,79

23 Chuối Tiêu 94,78 Chuối Tiêu 94,78

Tiểu vùng 3

24 Lúa xuân – Lúa mùa 1.998,02 Lúa xuân – Lúa mùa 1.998,02

25 Lúa xuân 988,29 Dưa hấu 988,29

26 Lúa xuân – Ngô mùa 0,57 Dưa hấu 0,57

27 Lúa xuân – Rau 0,44 Dưa hấu 0,44

28 Lúa – Cá kết hợp 0,21 Nuôi trồng thủy sản 0,21

29 Dưa hấu 13,6 Dưa hấu 13,6

30 Cói 509,37 Cói 509,37

31 Chuối tiêu 179,68 Chuối tiêu 179,68

Từ bảng 3.18 ta rút ra nhận xét:

- Tiểu vùng 1: Đa số các kiểu sử dụng đất có xu hướng giảm diện tích để chuyển sang kiểu sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cụ thể là trồng

đinh lăng để cung cấp cho các nhà máy thuốc; chuối tiêu để xuất khẩu sang thị trường trung quốc; bưởi. Do kiểu sử dụng đất này cần ít nhân công và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tiểu vùng 2: Tại vùng này một số LUT 2 lúa – 1 màu sẽ chuyển sang LUT 2 lúa do lạo động tại các hộ gia đình ngày càng ít; kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Ngô mùa có khả năng sẽ chuyển hết sang trồng Đinh lăng do đây là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, nếu có sự hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật canh tác thì diện tích trồng loại cây này sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện tại.

- Tiểu vùng 3: Các diện tích thường xuyên ngập trũng sẽ chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích trồng Dưa hấu cũng sẽ tăng lên thay thế cho các kiểu hình sử dụng đất chưa phù hợp tại vùng này.

3.4.2 Giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao đất trên địa bàn huyện Kim Sơn. bàn huyện Kim Sơn.

Sử dụng đất hợp lý là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Những phương thức sử dụng đất không hợp lý cùng với quá trình thổ nhưỡng do tác động của địa chất đã làm cho đất đai thoái hóa, xói mòn, rửa trôi,... Quản lý và sử dụng đất hợp lý không chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật đơn thuần. Sự thành công này chỉ có được do kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật công nghệ, luật pháp, chủ trương chính sách, xã hội nhân văn, kinh tế và môi truờng. Muốn lập một nền nông nghiệp bền vững phải nhận thức và tổ chức thực hiện có kết quả các giải pháp, phương thức sử dụng đất hợp lý, bảo vệ và bồi duỡng đất xem đó là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Kim Sơn như sau:

* Tại tiểu vùng 1: Tăng cường hỗ trợ các hộ nông dân về giống và kỹ thuật trồng cây Đinh lăng, Chuối tiêu. Đây là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tại vùng nhưng đây là giống cây mới tại vùng nên người dân chưa có kinh nghiệm trồng, vì vậy các hộ gia điình chưa giám chuyển đổi từ cây truyền thồng sang các loại cây này.

* Tiểu vùng 2:

- Tăng cường hỗ trợ các giống lúa chất lượng cao trong sản xuất vì đây là địa bàn trong điểm về lương thực của huyện.

- Tăng cường hỗ trợ các hộ nông dân về giống và kỹ thuật trồng cây Thanh Long và Bưởi. Đây là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tại vùng nhưng đây là giống cây mới tại vùng nên người dân chưa có kinh nghiệm trồng. * Tiểu vùng 3: Mạnh dạn cho các hộ dân chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và nuôi trồng thủy sản, đây là hai hướng huyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Kim Sơn là huyện ven biển thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở Đông Nam của tỉnh Ninh Bình cách thành phố Ninh Bình 28 km. Hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận tiện: có quốc lộ 10 đi xuyên ngang qua 11 xã ở phía Bắc. Vị trí của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Trong tương lai Kim Sơn sẽ trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển của tỉnh Ninh Bình.

Đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 9564.11 ha chiếm 44.34 % so với tổng diện tích tự nhiên. Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện cho ta thấy: Có 8 LUT đó là 2 Lúa –1 Màu, 2 lúa, lúa – màu, lúa – cá, Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm,Cây CN lâu năm, Cây ăn quả tập trung vào các cây: lúa, ngô, lạc, đỗ tương, rau, dưa hấu, thanh long, bưởi, chuối tiêu.

Tiểu vùng 1: Có 6 LUT với 11 kiểu sử dụng đất. Trong đó LUT Cây CN lâu năm có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất. Mặc dù là LUT có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhưng được người dân trồng ít vì chưa có kinh nghiệm và nhiều thửa đất đai không phù hợp. LUT 2 Lúa - màu có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ở mức độ trung bình, đây là LUT phổ biến của tiểu vùng này.

Tiểu vùng 2: Có 6 LUT với 12 kiểu sử dụng đất. Phổ biến nhất vẫn là LUT 2 lúa – 1 màu do đây là vùng đất phù xa thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong đó LUT cây ăn quả có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất là cây bưởi. Tuy nhiên do đây là cây trồng mới đối với người dân ở vùng này nên ít người đâu tư sản xuất. LUT chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm với kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Ngô mùa cho hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường thấp nhất.

Tiểu vùng 3: Có 7 LUT với 8 kiểu sử dụng đất. Trong đó LUT cây ăn cây ăn quả có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất. Đo địa hình thấp, nên người dân nơi đây trồng ít cây ăn quả. Người dân ở đây chủ yếu trồng dưa hấu, nuôi trồng thủy sản đây cũng là LUT có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao. LUT chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Ngô mùa cho hiệu quả

kinh tế - xã hội và môi trường thấp nhất. Do địa hình thấp, hay có mưa lũ nên cây ngô cho năng suất thấp, có khi là mất mùa..

2. Kiến nghị

- Kết quả nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có thể dùng tham khảo cho hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng đất bền vững cho các huyện lân cận nằm trong vùng chuyển tiếp có điều kiện sinh thái tương tự.

- UBND huyện Kim Sơn và các ngành chức năng cần tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, ...; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn,...

- Những giải pháp chính cho hướng sử dụng đất bền vững và cải thiện chất lượng đất nông nghiệp của huyện dựa trên cơ sở các giải pháp về vốn, kỹ thuật, thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Bùi Nữ Hoàng Anh(2013), Giả pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012 – 2020, Luận án tiến sĩ nông nghiệp – Thái Nguyên 2013.

2. Nguyễn Đình Bồng (2002), "Quỹ đất quốc gia- Hiện trạng và dự báo sử dụng đất", Tạp Chí khoa học đất, 16/2002

3. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ngô Thế Dân (2001), "Một số vấn đề khoa học công nghệ. Nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp”.Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2001.

5. Đường Hồng Dật (2004), Từ điển Nông nghiệp Anh – Việt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp - Hà Nội 2000.

7. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và Quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Hội khoa học đất (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.

9. Lục Thị Minh Huệ (2014), Nghiên cứu lựa chọn loại hình sử dụng đất hiệu quả bền vững trên đất sản xuất nông nghiệp huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

10. Lưu Thương Huyền (2016), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

11. Vãi Văn Huyện (2017), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

12. Hoàng Văn Luyện,(2001) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Luận Văn Thạc sĩ Nông Nghiệp, Đại học Nông Nghiệp hà Nội.

13. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn. Thống kê diện tích các loại cây trồng chính huyện Kim Sơn năm 2018.

14.Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn. Báo cáo Kết quả thống kê đất đai huyện Kim Sơn năm 2018.

15. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình.

16. Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang- tỉnh Hưng Yên, Luận Văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội

17. Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia(2002). Giới thiệu tài liệu khoa học và công nghệ theo chuyên đề số 106: Sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm môi trường, sinh thái và phát triển bền vững. Nxb Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia.

18. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), "Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

19.Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018,phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

Tiếng Anh

21. A.J.Smyth, J.Dumaski (1993), FESLM An Intermational Frame – Work for Evaluating Sustainable Land Management, World soil Reort No.73, FAO, Rome,pp74.

22. FAO (1976) Aframework for land evaluation, FAO – Rome.

23. Landers Clay et al. (2005). Five case studies; Integrated crop/livestock ley farming with zero tillage - the win - win - win strategy for sustainable farming in the tropics. Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture. Nairobi. Kenya.

24. Rolf Derpsch (2005). The extent of Conservation Agriculture adoption worldwide: Implications and impact. Proceedings of the III World Congress on Conservation Agriculture. Nairobi. Kenya.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)