Lớp Thông (Pinopsida)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 54 - 90)

3.4.2.1. Đỉnh tùng

- Tên khoa học: Cephalotaxus mannii Hook. f.

In Hook., 1886. Icon. Pl.16: t.1523; Pham Hoang Ho, 1991. Fl. Ill. S. Vietnam 1(1):281, fig. 762; N.T.Hiep & Vidal. 1996. Fl. Camb. Laos et Vietnam 28 : 116, Pl. 9, 1-8,10-11; Nguyen Tien Hiep et al. 2005. Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004: 47

- Cephalotaxus oliveri auct. non Master: Hickel, 1931. Fl.Gén. Indoch. 5: 1066,

fig. 122; Pham Hoang Ho, 1991. Fl. Ill. S. Vietnam 1(1):281, fig. 763; p.p. quoad spec. Indoch.

- Cephalotaxus drupacea auct.non Siebold & Zucc.: Pham Hoang Ho, 1991.

Fl. Ill. S. Vietnam 1(1):281, fig. 764. - Tên khác: Phỉ lược, Phỉ ba mủi - Họ: Đỉnh tùng (Cephalotaxaceae)

- Mẫu chuẩn (Type): Inde, Mts. Khasia G. Mann s.n. ( iso - P).

- Mẫu vật nghiên cứu: Huyện Bố Trạch, xã Tân Trạch, cách bản A Rem khoảng 0,5 km về phía đông. P.K.Loc, P.V.The, A.Averyanova, N.T.Vinh, N.Q.Vinh

et N.T.Binh HAL 6202, 26.01.2005 (HN); Nguyễn Quang Vĩnh, Trần Mừng PN 08,

20.3.2012 (PNKB); Huyện Minh Hóa, xã Hóa Sơn, núi B’Lam Lang, tọa độ 17°42’13.7”N 105°47’33.9”E, N.T.Hiep, N.Q.Hieu, N.V.Tap, N.S.Khang, N.Q.Vinh

& L.T.Kien, CPC 4237, 15.8.2011 (CPC, LE, PNKB)

a. Mô tả

Cây gỗ đơn trục, đường kính đến 45cm, cao đến 15m. Thân tròn, vỏ trơn nhẵn, vỏ còn non màu đỏ, vỏ già bong thành mảng, màu trắng; cành mảnh mọc đối và xoè ngang. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy, hình dải, dài 2 - 4 cm, rộng 0,2 - 0,4cm, thẳng hay hơi cong ở gần đầu và thót nhanh có mũi nhọn ở đầu, men, cụt

46

hay hơi tròn ở gốc, mặt dưới có hai dải lỗ khí màu trắng. Nón đực hình đầu mang từ 8 - 10 hoa đính trên cuống ngắn có vảy, mọc ở nách lá; mỗi hoa có lá hoa ở gốc mang 7 - 10 nhị, mỗi nhị có 3 túi phấn. Nón cái đơn độc hay mọc chùm 3 - 5 cái ở nách lá; mỗi nón gồm 9 - 10 vảy, ở mặt bụng có 2 noãn. Hạt hình trứng, dài khoảng 2,7 cm, đường kính khoảng 1,8cm, tròn và có mũi nhọn ở đỉnh, vỏ hạt vàng hoặc xanh, khi chín mọng nước, màu tím đỏ.

a b c

Hình 3.5. Nón đực (a), hạt sắp chín (b), cành lá và thân cây Đỉnh tùng b. Sinh học và sinh thái

Mùa ra nón tháng 3-5, hạt chín vào tháng 8-10 năm sau. Tái sinh bằng hạt diễn ra bình thường. Sinh thái chung loài này mọc rải rác, có khi chụm thành đám nhỏ, trong rừng rậm nguyên sinh, đôi khi thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới hỗn giao, độ cao 500 - 1500 m. Thường mọc trên núi đất, ít khi trên núi đá vôi [5].

c. Đặc điểm phân bố và diện tích phân bố

* Phân bố

Ở Việt Nam Đỉnh tùng được biết chắc chắn có ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Hoà Bình, Hà Nội (Ba Vì), Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình ,Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng Ninh Thuận. Trên thế giới loài này phân bố từ Đông Bắc Ấn Độ, Lào, Bắc Myanma, Bắc Thái Lan tới Nam Trung Quốc [11].

47

* Đặc điểm phân bố tại VQG PN-KB

Đỉnh tùng (Cephalotaxus

mannii) phân bố hẹp, chỉ phát hiện

được 13 cây 4 tuyến điều tra tại các điểm Hang Én, bản Arem và km30 thuộc phân khu BVNN1; Cha Nòi, thung Cà Tớt thuộc phân khu BVNN2; Kaxai - Hóa Sơn thuộc khu vực mở rộng. Cụ thể theo bảng

3.4 Hình 3.6. Bản đồ phân bố Đỉnh tùng

tại VQG PN-KB Bảng 3.4 Các điểm phân bố của Đỉnh tùng tại VQG PN-KB

Tuyến Điểm gặp Số cây Độ cao (m) Độ dốc (độ) Lập địa Tuyến 3b

(Bản Đoong - Hang Én) Hang Én 1 745 30 Núi đá vôi

Tuyến 4b

(Bản Arem - đỉnh km37)

Arem1 2 715 25 Núi đá vôi

Arem2 3 738 40 Núi đá vôi

Tuyến 5b

(Km30 - Hang Én) Km30 2 673 45 Núi đá vôi

Tuyến 7b

(Cha Nòi - Hung Dạng)

Cha Nòi 1 648 30 Núi đá vôi

Cà Tớt 1 703 25 Núi đá vôi

Tuyến 10b

(Cha Lo - Kxai) Rục Kxai 3 665 35 Núi đá vôi

Từ bảng 3.4 cho thấy, Đỉnh tùng chỉ mọc trên núi đá vôi độ cao từ 648 - 745m, độ dốc từ 250 - 400.

48

Trên cơ sở các điểm gặp Đỉnh tùng trên các tuyến điều tra, chúng tôi đã xác định được diện tích khu phân bố (EOO) là 209,1km2, chiếm 17,9% tổng diện tích VQG và diện tích vùng phân bố (AOO) là 44km2, chiếm 3,7% tổng diện tích VQG.

d. Tổ thành loài cây mọc cùng

Kết quả nghiên cứu tổ thành các loài cây mọc cùng Đỉnh tùng tại 6 ô tiêu chuẩn 7 cây theo bảng 3.5.

Bảng 3.5 Tổ thành loài cây mọc cùng với Đỉnh tùng

TT Tên loài Số cây Tỷ lệ tổ

thành (%)

I Loài ưu thế 25 69,4

1 Dẻ (Castanopsis sp.) 7 19,4

2 Re (Cinnamomum sp.) 4 11,1

3 Táu núi đá (Hopea siamensis ) 4 11,1

4 Thị (Diospyros sp.) 4 11,1

5 Nang (Alangium ridley) 3 8,3

6 Sâng (Pometia pinnata) 3 8,3

II Loài khác (8) 11 30,6

Tổng: 36 100

Từ bảng 3.5 ta thấy có 14 loài cây mọc cùng với Đỉnh tùng, trong đó có 6 loài ưu thế có số lần xuất hiện nhiều gồm 25 cây, tỷ lệ 69,4% còn lại 8 loài khác có số lần xuất hiện ít, tỷ lệ 30,6%. Như vậy có thể khẳng định tổ thành các loài cây bạn mọc cùng với Đỉnh tùng là: Dẻ (Castanopsis sp.), Re (Cinnamomum Sp.), Táu núi

đá (Hopea siamensis), Thị (Diospyros sp.), Nang (Alangium ridley), Sâng (Pometia

pinnata).

e. Đặc điểm tái sinh

Chúng tôi đã tiến hành điều tra cây tái sinh tại 48 ô dạng bản xung quanh 6 cây Đỉnh tùng trưởng thành (trong tán và ngoài tán). Kết quả nghiên cứu tái sinh được thể hiện ở bảng 3.6 và bảng 3.7

49

* Mật độ và khả tái sinh

Bảng 3.6 Mật độ và khả năng tái sinh của Đỉnh tùng

Vị trí điều tra Số ô điều tra Ô có cây tái sinh Cây tái sinh Mật độ (cây/ha) Số ô Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ %

Trong tán 24 11 45,8 33 55,0 3587

Ngoài tán 24 9 37,5 27 45,0 2935

Tổng 48 20 41,7 60 3261

Từ bảng 3.6 cho thấy khả năng gặp tái sinh tự nhiên của Đỉnh tùng tương đối thấp, chỉ gặp cây tái sinh 20/48 ô điều tra, tỷ lệ 41,7%. Số lượng cây tái sinh gặp 60 cây trên 48 ô điều tra, mật độ cây tái sinh 3261 cây/ha. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh ở vị trí trong tán cao hơn mật độ và tỷ lệ cây tái sinh ở vị trí ngoài tán.

* Cấp chiều cao cây tái sinh

Bảng 3.7 Cấp chiều cao cây tái sinh của Đỉnh tùng

Vị trí Số cây tái sinh

Cấp chiều cao cây tái sinh <0,5m 0,5 - 1m >1m

N % N % N %

Trong tán 33 22 66,7 9 27,3 2 6,1

Ngoài tán 27 16 59,3 8 29,6 3 11,1

Tổng 60 38 63,3 17 28,3 5 8,3

Từ bảng 3.7 cho thấy, tỷ lệ cây tái sinh ở ba cấp nhiều cao là không đồng đều. Số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao <0,5m chiếm 63,3% và giảm dần khi cấp chiều cao của cây tái sinh tăng lên > 1m. Cây tái sinh cấp chiều cao >1m có 5 cây chiếm tỷ lệ 8,3%.

f. Hiện trạng quần thể

Quần thể nhỏ, khẳ năng gặp ít, mọc rải rác, chỉ gặp 13 cây trên 10 tuyến điều tra. Tình hình sinh trưởng phát triển bình thường, đường kính ngang bình quân

50

khoảng 33 cm, cao bình quân 12m. Cây lớn nhất gặp tại bản Arem, tọa độ 632142 - 1924925, đường kính ngang ngực 41cm, chiều cao 14m.

g. Các đe dọa

Loài có khu cư trú hẹp, số lượng cá thể ít và mọc rải rác. Khả năng tái sinh kém, bị khai thác của người dân địa phương.

h. Hiện trạng bảo tồn

Sách Đỏ và Danh lục đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2011) và Thông Việt Nam, Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn (2004). Đỉnh tùng được đánh giá ở mức sẽ nguy cấp (VU A1,c,d, B1+2b,c). Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xếp vào nhóm IIA (nhóm thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại); Đối chiếu với hiện trạng bảo tồn của Đỉnh tùng tại VQG PN-KB chúng tôi nhận thấy sự đánh ở mức Sẽ nguy cấp (VU A1,c,d,

B1+2b,c) là thích đáng.

3.4.2.2. Bách xanh đá

- Tên khoa học: Calocedrus rupestris Aver.

Averyanov, L.V. et al. 2004. Calocedrus rupestris sp. nov. (Cupressaceae), new relict coniferous species from limestone areas of Northern Vietnam. In Issues of basic research in life sciences with direction in upland agriculture and foresty. Proceedings, The 2004 National Conference on Life Sciences. Thai Nguyen University, September 23, 2004. 40-44 (in Vietnamese, summary in English); Averyanov, L.V. et al. 2005. Distribution, Ecology and Habitats of Calocedrus

rupestris (Cupressaceae) in Vietnam Turczaninowia 4(4): 19- 35; Nguyen Tien

Hiep et al. 2005. Thông Việt Nam, Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004: 51-52; Averyanov, L.V. et al. 2008.The Genus Calocedrus (Cupressaceae) in the Flora of Vietnam. Taiwania, 53(1): 11-22.

- Họ: Hoàng đàn (Cupressaceae)

- Mẫu chuẩn (Type): Vietnam. Bac Kan province: Na Ri district, Liem Thuy comm. Na Bo village in 210 56’ 44’’ N, 1060 05’ 09’’E, 650-700 m elevation,

51

2004.06.03.. Averyanov, N.T. Hiep, P.V. The, N.T. Vinh HAL 5441. (Holotype HN, isotypes LE, MO).

- Mẫu vật nghiên cứu: Huyện Bố Trạch, xã Tân Trạch, bản A Rem tọa độ 17º23'32''N, 106º12'46''E, Averyanov, P.K.Loc, P.V.The, A.Averyanova, N.T.Vinh,

N.Q.Vinh et N.T.Vinh, HAL 6109, 24.01.2005 (HN, LE); S.K. Wu, L.K. Phan, X.

Gong, J.Y. Xiang, V.T. Nguyen et K.S. Nguyen WP 1111, 13.12.2004 (HN); N. Q.

Vĩnh &Trần Mừng, PN 025, 13.8.2009 (PNKB)

a. Mô tả

Cây gỗ lớn, đường kính đến 1m, cao đến 25m. Thân đơn trục, vỏ ngoài màu nâu bạc đến nâu đỏ, nứt dọc và bong vảy thành dải dọc thân. Vỏ trong màu hồng tươi, dày từ 4 - 12mm, thịt vỏ tương đối dai, có sợi, chứa nhiều ống dẫn nhựa lớn, màu vàng nhạt có mùi thơm. Gỗ màu vàng nhạt, thớ gỗ mịn, có mùi rất thơm. Lá hình vảy, chóp tù đến tù rộng, lá non hình thành từ chóp lá, mỗi chóp lá hình thành từ 1-2 lá non, các cành lá nhỏ thường nằm trên một mặt phẳng, dàn trải và lớn dần, dẹt nối rõ với nhau. Kích thước vảy lá dài 2 - 6mm, rộng 2,5 - 5mm. Mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dưới lá có màu xanh bạc. Nón đơn tính cùng gốc, nón đực có hình dạng gần giống nón Thông, các vảy đính xung quanh một trục hóa gỗ, hình trụ tròn, kích thước dài 5 - 8mm, rộng 1,5 - 3mm, mỗi nón gồm 8 - 11 đôi vảy hình tim, mỗi vảy mang 2 - 6 túi phấn treo rất nhỏ hình trứng rộng hoặc hình cầu; Nón cái hình trứng rộng, mọc đơn hoặc từng đôi một, màu xanh nhạt, kích thước dài 6 - 18mm, rộng 4 - 10mm, cuống dài 3 - 9mm (thường bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài của nón) tròn hoặc có 4 cạnh, mang 6 - 11 đôi vảy xếp lợp. Vảy nón cái dẹt, gần giống với nón đực nhưng kích thước nhỏ hơn. Nón cái khi chín tách thành 3 mảnh, hai mãnh bên và phần giữa, mỗi bên mang 2 hạt có cánh. Hạt khi non có màu xanh, khi chín có màu cánh gián, kích thước 2 - 4mm x 4 - 7mm.

b. Sinh học và sinh thái:

Nón ra vào tháng 2 - 4, chín vào tháng 9 - 10, cây có khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt tốt. Mọc trên núi đá vôi độ cao từ 650 - 700m, nhiệt độ bình quân

52

hàng năm khoảng 20 - 250C, lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2000 - 2500mm, độ ẩm tương đối 84% [11]

a b c

Hình 3.7 Hình thái cành nón đực (a), nón hạt non (b) và nón hạt sắp chín (c) của Bách xanh đá

c. Đặc điểm phân bố và diện tích phân bố

* Phân bố

Loài đặc hữu của Việt Nam, gặp tại hệ sinh thái núi đá vôi của các tỉnh Hà Giang ( Quản Bạ, Yên Minh), Cao Bằng (Bảo Lạc), Bắc Cạn ( Na Rì), Tuyên Quang ( Na Hang), Sơn La (Yên Châu, Mộc Châu), Hòa Bình ( Mai Châu, Đà Bắc), Nghệ An (Con Cuông), Quảng Bình ( Bố Trạch) [11].

* Đặc điểm phân bố tại VQG PN-KB

Kết quả điều tra chỉ gặp Bách xanh đá phân bố 4/12 tuyến điều tra, tập trung nhiều tại các điểm chính như sau:

Bảng 3.8 Các điểm phân bố chính của loài Bách xanh đá TT Điểm phân bố Lập địa Độ cao

(m)

Độ dốc

(độ) Hướng phơi

1 Hang Én Núi đá vôi 715 60 T-N

2 Khe Rung Núi đá vôi 643 35 B

3 Km 41 Núi đá vôi 834 35 T-B

53

5 Km 35 Núi đá vôi 683 45 B

6 Km 30 Núi đá vôi 738 50 B

Từ bảng 3.8 cho thấy, Bách xanh đá phân bố chỉ trên núi đá vôi, tại các điểm Hang Én, Khe Rung, bản Arem, km30 - km41 đường 20, thuộc tiểu khu PK8443 , phân khu BVNNI. Tại các khu vực

này, xác suất gặp Bách xanh đá lớn, mọc ở hầu hết trên các dông và đỉnh núi đá vôi. Độ cao phân bố từ 643m - 834m, độ dốc từ 35 - 60 độ, và phân bố khắp mọi hướng, tập trung nhiều ở hướng Bắc, còn hướng Tây và Tây Bắc thường ít hơn

Hình 3.8. Bản đồ Phân bố của Bách xanh đá tại VQG PN-KB

* Diện tích phân bố

Diện tích khu phân bố là 28,33km2 chiếm 2,43% tổng diện tích VQG, diện tích vùng phân bố khoảng 20km2 chiếm 1,71% tổng diện tích VQG.

d. Tổ thành các loài cây mọc cùng

Kết quả nghiên cứu tổ thành loài cây mọc cùng Bách xanh đá tại 6 ô tiêu chuẩn điển hình như bảng sau

Bảng 3.9 Tổ thành các loài cây mọc cùng Bách xanh đá

TT Loài Số cây Tỷ lệ tổ thành

(%)

I Loài ưu thế 183 86,7

1 Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) 102 48,8

2 Bứa núi đá (Garcinia sp.) 25 12,0

3 Thông tre (Podocarpus neriifolius) 22 10,5

4 Dẻ (Lithocarpus sp.) 17 8,1

5 Re (Cinnamomum sp.) 17 8,1

II Loài khác (11 loài) 26 12,4

Tổng 209 100

54

Từ bảng 3.9 cho thấy, nhóm loài ưu thế gồm có 5 loài chiếm 86,7%, trong đó Bách xanh đá chiếm đến 48,8%, tiếp đến Bứa núi đá chiếm 12%, Thông tre 10,5%, Dẻ 8,1%, Re 8,1%. Nhóm loài cây khác có 11 loài nhưng chỉ chiếm 12,4%.

Như vậy, Bách xanh là loài cây chiếm ưu thế về tổ thành loài trong các quần xã rừng tại các khu vực nghiên cứu.

e. Tình hình tái sinh

Kết qủa điều tra tái sinh tự nhiên tại 30 ô dạng bản trong 6 ô tiêu chuẩn theo các chỉ tiêu về mật độ và khả tái sinh cấp chiều cao cây tái sinh được thể hiện ở bảng 3.10 và bảng 3.11

* Mật độ và tổ thành cây tái sinh

Bảng 3.10 Mật độ và tổ thành cây tái sinh của Bách xanh đá

TT Loài Số cây Tỷ lệ tổ thành (%) Mật độ (Cây/ha) 1 Bách xanh đá 137 73,7 11.417 2 Thông tre 15 8,1 1.250 3 Re 13 7,0 1.083 4 Loài khác (6) 21 11,3 1.750

Từ bảng 3.10 cho thấy, Bách xanh đá có tỷ lệ tổ thành cây tái sinh lớn nhất với 73,7 % và mật độ phân bố lớn nhất với 11.417 cây/ha, tiếp đến là Thông tre 8,1% và Re 7,0% còn lại là các loài khác (6 loài) tỷ lệ 21%. Kết quả này phản ánh đúng với tổ thành các loài cây tầng cao.

* Phân cấp chiều cao cây tái sinh

Bảng 3.11 Phân cấp chiều cao cây tái sinh của Bách xanh đá Chỉ tiêu Số cây tái sinh theo cấp chiều cao Tổng số cây

< 0,5 m 0,5 - 1m >1m

Số lượng 89 39 9 137

Tỉ lệ % 65 28,5 6,5 100 %

Từ bảng 3.11 cho thấy, tỷ lệ cây tái sinh ở ba cấp nhiều cao là không đồng đều. Số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao <0,5m chiếm 65% và giảm dần khi cấp chiều cao của cây tái sinh tăng lên > 1m. Điều này phản ánh đúng

55

thực trạng tái sinh của loài tại thực địa. Đặc điểm phân bố của loài Bách xanh đá chỉ mọc trên núi đá vôi, những khu vực này hầu hết là không có đất hoặc chỉ có rất ít đất mùn tích tụ trong các kẻ đá hoặc các điểm tương đối bằng phẳng. Tại những điểm có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây như tại vị trí có nhiều mùn đất thì ở đó cây tái sinh mọc nhiều và phát triển thành rừng, còn điều kiện ngược lại thì cây tái sinh không thể phát triển được và sẽ bị chết do thiếu chất dinh dưỡng, nước...

f. Hiện trạng quần thể

Nhiều cây lớn, đường kính bình quân 27,7cm, cây có đường kính lớn nhất trong 6 ô nghiên cứu là 84,7cm, chiều cao bình quân 7,7m, cây cao nhất đến 15m; mật độ phân bố bình quân 340 cây/ha, điểm phân bố lớn nhất tại km 37 với mật độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 54 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)