Đặc điểm đa dạng thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 31 - 35)

1.2.3.1. Khu hệ thực vật

VQG PN-KB thuộc tiểu vùng địa lý thực vật Bắc Đông Dương của vùng hệ thực vật Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ-Mã Lai của xứ Cổ nhiệt đới, là nơi giao thoa giữa khu hệ thực vật phía Nam và phía Bắc, vì vậy khu hệ thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu của VQG PN-KB (2011) có 2.693 loài thuộc 907 chi, 193 họ thực vật bậc cao có mạch thuộc 6 ngành thực vật khác nhau là Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Mộc tặc (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và Hạt kín (Magnoliophyta). Trong số đó có 79 loài được thống kê trong Sách Đỏ Việt Nam, 35 loài được pháp luật bảo vệ tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. [13], [27], [28].

1.2.3.2. Các kiểu thảm thực vật

Theo Viện Điều tra qui hoạch rừng (2007), khu vực được che phủ bởi 95,3% diện tích rừng kín thường xanh, trong đó rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm 88,1% tổng diện tích Vườn quốc gia. Đây là Vườn quốc gia có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới [27].

23

Bảng 1.7 Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh

TT Kiểu thảm Diện tích

(ha) %

1

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá

vôi độ cao dưới 700m 55.337 47,4

2

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá

vôi độ cao trên 700m 43.542 37,3

3 Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi 1.336 1,1 4 Cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi 1.328 1,1

5

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây

lá rộng trên núi đất 9.174 7,9

6 Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp 1.731 1,5

7 Rừng hành lang ngập nước định kỳ 154 0,1

8 Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất 3.830 3,3

9 Sinh cảnh trên đất khác 392 0,3

Tổng cộng 116.824 100

(Nguồn: Viện Điều tra qui hoạch rừng, 2007; UBND tỉnh QB, 2008) - Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi đá vôi độ cao dưới 700m:

Diện tích 55.337 ha, đây là kiểu rừng có diện tích lớn nhất, chiếm 47,4% tổng diện tích của Vườn. Phần lớn núi đá vôi đều được phủ kín bằng kiểu rừng này. Loại đất chủ yếu là dạng núi đá vôi uốn nếp có địa hình Karst và các loại thực vật bám trên các đỉnh núi, vách đá dựng đứng, phát triển tốt ở các thung lũng là đất Feralit màu đỏ phát triển trên các sườn núi đá vôi thoải, đất đen Macgalit-Feralit phong hóa trong các hốc đá trên sườn và đỉnh núi đá vôi và đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi.

Thành phần thực vật chủ yếu ở đây là các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Re

(Lauraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn

(Sapindaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Xoài (Annacardiaceae), họ Thị

24

núi đá (Cycas balansae) và trong các hẻm đá có đất bồi tụ có Hoàng đàn giả

(Dacrydium pierrei) và Kim giao (Nageia fleuryi).

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi đá vôi độ cao trên 700m:

Diện tích 43.542 ha, chiếm 37,3% diện tích của Vườn quốc gia, phân bố ở độ cao trên 700m thành một dải gần như liên tục giáp với biên giới Việt Lào. Đây là một kiểu phụ rừng núi đá vôi độc đáo ở Việt Nam. Địa hình chủ yếu ở đây là các đỉnh núi đá vôi nhọn, nhô cao, phía dưới là các thung lũng nhỏ, các hốc đá có đất bồi tụ.

Thực vật phát triển mạnh trong các thung nhỏ, các hốc đá, ngoài ra thực vật bám trên các vách đá dựng đứng, các đỉnh núi tai mèo, cắm rễ sâu vào các kẽ đá góp phần đẩy mạnh quá trình phong hóa đất trên các đỉnh núi cao. Các loài thực vật ở đây không phát triển mạnh được cả về đường kính và chiều cao do tầng đất mỏng và kiệt nước.

Thành phần thực vật chủ yếu họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè

(Theaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae)... một số loài cây hạt trần xuất hiện như

Thông lá tre (Podocapus neriifolius), Thông nàng (P. imbricatus) với số lượng không nhiều. Đặc biệt, ở kiểu thảm thực vật này có xuất hiện loài Bách xanh đá

(Calocedrus rupestris) gần như chiếm đơn ưu ở một số khu vực trong Vườn quốc

gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi:

Diện tích 1.336 ha, chiếm 1,1% diện tích của Vườn. Kiểu rừng này phân bố chủ yếu ven đường 20, khu vực gần cầu Trạ Ang, km 22, km 27 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây và khu vực tiếp cận vùng dân cư phía Bắc của Vườn. Loại đất ở đây là Feralit màu đỏ nâu, phong hóa từ đá vôi, tầng đất khá dày. Kiểu rừng này có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu rừng thường xanh trên núi đá vôi dưới 700m, sau khi chịu tác động của con người với mức độ nhiều hay ít, trong thời gian khác nhau. Hầu hết kiểu quần thụ này xuất hiện những nơi có địa hình ít hiểm trở, dễ vận chuyển lâm sản. Trạng thái rừng ít bị tác động, cấu trúc gần tương tự như kiểu rừng nguyên sinh, chỉ khác về tổ thành của tầng rừng chính.

25

Thực vật chủ yếu Nhội (Bischofia javanica), Bằng lăng (Lagerstroemia sp),

Chó đẻ (Phyllanthus spp), Găng (Canthium sp), các loài thuộc họ Cam quýt

(Rutaceae)...

- Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi:

Diện tích 1.328 ha, chiếm 1,1% diện tích của Vườn. Kiểu rừng này phân bố rải rác phía Đông của đường 20, đường Hồ Chí Minh, nằm gần khu dân cư các xã Tân Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch. Cũng có thể phân bố trên các đỉnh núi hoặc sườn núi dựng đứng trong tình trạng nguyên sinh. Điều kiện lập địa ở đây là chân dông, dốc thoải, các gò đống có đỉnh tròn bằng nằm bên khe suối hay các đỉnh núi có lập địa khô.

Kiểu rừng này có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu rừng nhiệt đới trên núi đá vôi và thường ở độ cao dưới 700m. Thực vật ở kiểu rừng này là những cây gỗ tạp như Đa si (Ficus sp), các loài cây chỉ thị (Diospyros), Sòi núi (Sapium discolor), Trâm

(Syzygium sp), Mán đĩa (Archidendron sp), ... với thân hình cong queo, u bướu.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất:

Diện tích kiểu rừng này là 9.174 ha, chiếm 7,9% diện tích của Vườn quốc gia, phân bố tập trung ven đường 20 tới Rào Thương, vùng núi Cổ Khu sang chân núi CoPreu. Loại đất Feralit màu đỏ vàng hoặc vàng nhạt phát triển trên đá cát, đá phiến và đá biến chất, đá mác ma acid có tầng đất từ nông đến sâu tùy theo lập địa.

Thực vật chủ yếu ở kiểu rừng này là Dầu ke (Dipterocarpus kerri), Sao mặt

quỷ (Hopea mollissima), Chò nhai (Annogeissus acuminatus), Sân (Pometia

26

Hình 1.2. Bản đồ thảm thực vật rừng VQG PN-KB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)