Phương pháp xữ lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 41)

2.4.2.1. Mô tả, xác định tên khoa học

Căn cứ các tiêu bản và các dẫn liệu thu thập được từ nghiên cứu thực địa, kết hợp với các mẫu vật nghiên cứu đã thu được từ các chương trình trước đây tại VQG PN-KB. Chúng tôi đã sử dụng các tài liệu chuyên khảo về Thông Việt Nam, Tuế Việt Nam và thế giới, Sách đỏ Việt Nam 2007 (phần II - thực vật), các công bố liên quan trong Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam; Thực vật chí Trung Quốc, Thái Lan, Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ tập 1 (1999)...và tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu nghành về thực vật của Trung tâm Bảo tồn Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học quốc gia Hà Nội để định tên và mô tả chính xác các loài.

2.4.2.2. Mật độ, tổ thành cây gỗ và cây tái sinh a. Mật độ cây gỗ

Xác định theo công thức sau: N/ha = x10.000

S n

(2.1)

33

n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn; S: Diện tích ô tiêu chuẩn (m2)

b. Tổ thành cây gỗ Xác định tỷ lệ tổ thành theo công thức: n% =   m i ni ni 1 x100 (2.2)

Nếu: n% ≥ 5% thì loài đó tham gia vào công thức tổ thành

n% < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành

Theo Thái Văn Trừng 1978, trong lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế [24]

c. Mật độ cây tái sinh

Mật độ cây tái sinh là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích. Mật độ cây tái sinh được xác định theo công thức:

N/ha = x10.000

S n

(2.3) Trong đó:

n: Số lượng cây tái sinh điều tra được

S: Tổng diện tích các ô dạng bản điều tra (m2)

2.4.2.3. Diện tích khu phân bố (EOO), diện tích khu cư trú (AOO)

Xác định diện tích khu phân bố (EOO), và diện tích khu cư trú (AOO) theo IUCN RedList Guidelines 2011 phiên bản 9.0 [40], cách tính như sau:

a. Diện tích khu phân bố (EOO):

Diện tích khu phân bố được xác định theo phương pháp đa giác lồi. Bước đầu tiên là tạo ra các tam giác Delauney trong những điểm xuất hiện của loài nghiên cứu. Tam giác được tạo ra bởi các đường vẽ tham gia các điểm, hạn chế để không có đường giao nhau giữa các điểm. Bước thứ hai là đo độ dài của tất cả các cạnh của tam giác, và tính toán đường trung bình chiều dài. Bước thứ ba là xoá tất cả các cạnh dài hơn 2 lần trung bình chiều dài. Bước cuối cùng là tính toán diện tích khu pân bố (EOO) bằng cách tính tổng diện tích của tất cả các tam giác còn lại.

34

b. Diện tích khu cư trú (AOO)

Diện tích khu cư trú được xác định diện bằng cách đếm số lượng của ô cư trú trong toàn bộ bản đồ lưới có các ô bằng nhau của khu phân bố (mỗi ô có diện tích 4 km2), sau đó kiểm đếm tổng diện tích của tất cả các ô cư trú.

c. Bản đồ phân bố

Trên cơ sở tọa độ các điểm gặp của các loài ngoài thực địa kết hợp với bản đồ quy hoạch của VQG PN-KB. Chúng tôi sử dụng phần mềm MapInfor8.5 để số hóa, biên tập xây dựng bản đồ phân bố của các loài Hạt trần tại VQG PN-KB.

2.4.2.4. Phương pháp đánh giá tình trạng bảo tồn

Dựa vào tiêu chuẩn phân hạng của IUCN (2011) [40], Bảng tóm tắt tiêu chuẩn của các thứ hạng IUCN 2011 (xem phụ luc 6a và 6b), tiêu chuẩn phân hạng bảo tồn trong Sách đỏ và Dạnh lục đỏ Việt Nam (2007) [5], [6], để đánh giá hiện trạng bảo tồn của các loài theo các thứ hạng như sau: Tuyệt chủng (EX - Extinct), Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW - Extinct in the wild), Rất nguy cấp (CR - Critically Endangered), Nguy cấp (EN - Endangered), Sẽ nguy cấp (VU - Vulnerable), Ít nguy cấp (LR - Lower risk), Thiếu dẫn liệu (DD - Data deficient), Không đánh giá (NE - Not evaluated) theo. Ngoài ra còn tham khảo đánh giá tình trạng bảo tồn trên cơ sở Thông Việt Nam- Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004 [11], Tuế Việt Nam (2004, 2007) [35], [38] và Nghị định 32/2006/NĐ- CP [9].

35

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần các loài Hạt trần (Gymnospermae) tại VQG PN-KB

Kết quả nghiên cứu, đã xác định chính xác tại VQG PN-KB có 2 loài Tuế chiếm 7,4 % số loài Tuế của Việt Nam và 7 loài Thông thuộc 7 chi và 4 họ, chiếm lần lượt 21% số loài, 39 % số chi và 80 % số họ Thông của Việt Nam. Thành phần các loài nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Thành phần các loài Hạt trần tại VQG PN-KB

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

A LỚP TUẾ CYCADOPSIDA

I Họ Tuế Cycadaceae

1 Tuế chevalie Cycas chevalieri Leandri

2 Tuế chìm Cycas simplicipinna (Smitinand) K. D. Hill.

B LỚP THÔNG PINOPSIDA

I Họ Đỉnh tùng Cephalotaxaceae

1 Đỉnh tùng Cephalotaxus mannii Hook. f. II Họ Hoàng đàn Cupressaceae

2 Bách xanh đá Calocedrus rupestris Aver. et al.

III Họ Kim giao Podocarpaceae

3 Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 4 Hoàng đàn giả Dacrydium elatum (Roxb.) Wall.

5 Kim giao núi đá Nageia fleuryi (Hickel) De Laub. 6 Thông tre lá dài Podocarpus neriifolius D. Don

IV Họ Thông đỏ Taxaceae

7 Dẻ tùng vân nam Amentotaxus yunnanensis H.L.Li

Từ bảng 3.1 ta thấy, họ Kim giao (Podocarpaceae) có nhiều loài nhất với 4 loài chiếm hơn nửa tổng số loài Thông điều tra được, các họ còn lại mỗi họ chỉ có một loài. Trong khi họ Thông (Pinaceae) là họ giầu loài và đa dạng nhất của lớp Thông ở Việt Nam và các tỉnh lân cận thì ở VQG PN-KB chúng tôi không ghi nhận được loài nào.

36

Tuy các loài thực vật Hạt trần (Gymnospermae) chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết tại VQG PN-KB (0,26 %) nhưng nó góp phần cực kỳ quan trọng cho sự đa dạng sinh học và đặc thù cho khu hệ thực vật ở khu vực này. Đặc biệt đối với các thảm thực vật nhiệt đới thường xanh chủ yếu cây lá kim trên núi đá vôi độ cao từ trên 700m với các quần thể Bách xanh đá được coi là độc nhất có tầm quan trọng toàn cầu [2].

3.2. Diện tích phân bố của các loài Hạt trần (Gymnospermae) tại VQG PN-KB

Kết quả điều tra, xác định diện tích khu phân bố (Extent of Occurrence- EOO) và diện tích vùng phân bố (Area of Occupancy- AOO) của các loài Hạt trần được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Diện tích phân bố các loài Hạt trần tại VQG PN-KB

TT Tên loài

Diện tích (km2)

Tỷ lệ % so với diện tích VQG PN-KB

EOO AOO EOO AOO

1 Tuế chevalie (Cycas chevalieri) 211,5 52 18,1 4,4 2 Tuế chìm (Cycas simplicipinna) 25,7 12 2,2 1,03 3 Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii) 209,1 44 17,9 3,7 4 Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) 28,3 20 2,4 1,7 5 Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) 263,9 56 22,6 4,8 6 Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) 4 4 0,3 0,3

7 Kim giao núi đá

(Nageia fleuryi) 154,3 16 13,2 1,3

8 Thông tre lá dài

(Podocarpus neriifolius) 327,8 72 28 6,1

9 Dẻ tùng vân nam

37

Từ bảng 3.2 ta thấy, có 5 loài có khu phân bố rộng với diện tích từ 154,3 tới 327,8 km2. Đó là các loài Thông tre lá dài, Thông nàng, Tuế chevalie, Đỉnh tùng và Kim giao núi đá. Thông tre lá dài là loài có diện tích khu phân bố và diện tích vùng phân bố lớn nhất (EOO = 327,8 km2, AOO = 72 km2), tiếp đến là Thông nàng với EOO = 263,9 chiếm 22,6% tổng diện tích VQG PN-KB, AOO = 22,6 km2, chiếm 4,8% tổng diện tích VQG PN-KB. Hai loài có khu phân bố hẹp đó là Hoàng đàn giả và Dẻ tùng vân nam với EOO từ 4 - 4,7 km2. Điều này thể hiện đúng với sự phân bố của các loài ngoài thực địa. Thông tre lá dài gặp hầu hết trên các tuyến điều tra, mọc trên cả núi đất và núi đá vôi, trong khi đó Hoàng đàn giả chỉ gặp được một điểm tại núi Đà Lạt 3 thuộc khu vực rừng mở rộng xã Hóa Sơn, còn loài Dẻ tùng vân nam chỉ gặp mọc rải rác trên núi đá vôi tại khu vực bản Arem xã Tân Trạch.

3.3. Hiện trạng bảo tồn của các loài Hạt trần (Gymnospermae) tại VQG PN-KB

Để đánh giá hiện trạng bảo tồn của các loài nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo Danh lục đỏ thế giới của IUCN 2011 (IUCN RedList Guidelines 9.0. 2011), Sách đỏ Việt Nam (Phần II: Thực vật, 2007) và Nghị định 32/2006/NĐ- CP để so sánh và đối chiếu với các dẫn liệu thực tế thu được trong quá trình nghiên và khẳng định hiện trạng bảo tồn.

Bảng 3.3 Hiện trạng bảo tồn các loài Hạt trần tại VQG PN-KB

TT Tên loài Hiện trạng bảo tồn IUCN 2011 SĐVN 2007 NĐ32/ 2006 Đánh giá của LV 1 Tuế chevalie (Cycas chevalieri) LR/nt LR/nt IIA LR/n 2 Tuế chìm (Cycas simplicipinna) LR/nt EN A1a,c,d, B2b,e + 3b,d IIA EN 3 Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii) VU A1,c,d, B1+2b,c VU A1,c,d, B1+2b,c IIA VU 4 Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) EN A2,c,d, C IIA VU A2c,d, C 5 Thông nàng LR/lc VU

38 (Dacrycarpus imbricatus) A2c,d 6 Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) LR/ln VU A2c,d 7 Kim giao núi đá

(Nageia fleuryi)

LR/nt VU

8 Thông tre lá dài

(Podocarpus neriifolius) LR/lc LR/cd 9 Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis) EN A1c EN

Chú thích: Nguy cấp (EN), Sẽ nguy cấp (VU), Ít nguy cấp (LR)

Từ bảng 3.3 ta thấy, có cả 9 loài đều được đánh giá trong Danh lục đỏ IUCN 2011, trong đó có 2 loài ở mức nguy cấp (EN) đó là Bách xanh đá và Dẻ tùng vân nam; một loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) đó là Đỉnh tùng và 6 loài còn lại ở mức ít nguy cấp (LR). Sách đỏ Việt Nam 2007 có 3 loài, đó là cả 2 loài Tuế và một loài Thông (Đỉnh tùng). Nghị định 32/2006 có 4 loài thuộc nhóm IIA, gồm: Tuế chevalie, Tuế chìm, Đỉnh tùng và Bách xanh đá.

3.4. Đặc điểm phân bố, tổ thành và tái sinh của từng loài

3.4.1. Lớp Tuế (Cycadopsida)

3.4.1.1. Tuế chevalie

- Tên khoa học: Cycas chevalieri Leandri

Leandri, 1931. Fl. Gen. Indoch. 5: 1092. Nguyen Tien Hiep & Phan Ke Loc, 1997. Proc. NCST Vietnam, 9, 2: 95.; Osborn R. K. Hill, Hiep N.T, Loc P.K.,

2007. Cycads of Vietnam: 39- 41.

- Cycas balansae auct.non Warb.(1900): Hiệp & Vidal, 1996. Fl. Camb.

Laos & Vietn. 28: 20.(p.p);

- Cycas tonkinensis (Linden & Rodigas) de Laub. (p.p, de Laubenfels and

Adema 1998).

- Tên khác: Nghèn, Nghen - Họ: Tuế (Cycadaceae)

39

- Mẫu chuẩn (Type): Vietnam. Nghe An Prov., Nghia Hung, Nghia Dan (Tram Lui), 20 May 1841, F. Fleury sub. A. Chevalier 32612 (iso P)."

- Mẫu vật nghiên cứu: Huyện Bố Trạch, xã Sơn Trạch, gần cầu Trạ Ang, tọa độ 17 0 31'02'' N, 106016'48'' E, P.K.Loc, P.V.The, A.Averyanova, N.T.Vinh,

N.Q.Vinh et N.T.Binh HAL 6385, 29.01.2005 (HN); xã Phúc Trạch, đầu nguồn

Sông Chày, tọa độ: 630.537 N, 1.938.867 E, N.Q.Vĩnh, N. V. Đoài, PN 01, 9.3.2012 (PNKB).

a. Mô tả: Thân hóa gỗ, hình trụ, vỏ xám đen. Cao tới 1,2m, đường kính 8 - 18cm, mang 4-15 tàu lá mọc chụm thành vòng ở đỉnh thân. Lá màu xanh đậm, bóng, dài từ 130 - 240cm, hơi cuốn hình sống thuyền tới phẳng (các lá chét mọc đối nhau đính với trục cuống lá từ 150 tới 1800), lá chét 80 tới 110 lá, có lông màu vàng cam tới nâu; đỉnh trục cuống lá có một đôi lá chét tồn tại. Cuống lá dài từ 70 tới 140cm (chiếm 40-60% tổng chiều dài của lá), nhẵn, không có gai hoặc có gai nhỏ phân bố từ 0 tới 100% chiều dài cuống. Lá chét gốc không tiêu giảm thành gai, dài 170- 240mm. Lá chét giữa trục cuống lá đơn, đổi màu mạnh không còn xanh bóng, dài 25-42cm, rộng 1,4-20cm, đính vào trục với góc 500 - 800, thót dần 2- 6mm theo chiều dài, rộng 2,5-4mm (đạt 15 - 30% của chiều rộng lớn nhất của lá chét), các gốc lá chét cách nhau 15- 21mm tại trục cuống lá; lá chét trung tâm phẳng, mép lá thẳng hay hơi gợn sóng; đỉnh lá chét có mũi nhọn mềm; gân nổi rõ ở cả hai mặt lá. Vảy lá hình tam giác hẹp, dày, nhọn, dài 50-70mm, có đốt. Nón đực hình thoi, màu nâu hoặc kem, dài 15- 25cm, đường kính 4-7cm; vảy bao phấn hình phiến nạc, không dày lên ở lưng, dài 14 - 17mm, rộng 7-10mm, không có mũi nhọn ở đỉnh; nón cái gồm nhiều lá đại bào tử dài 9 - 13 cm, có lông nhung màu nâu, noãn 2 - 4, nhẵn; phiến lá đại bào tử hình tròn, dài 35 - 55mm, rộng 25 - 50 mm, mép xẻ răng sâu, có 15 - 25 gai mềm, dài 20 - 35mm, gai tận cùng không khác biệt nhiều với các gai bên, dài 25 - 40mm, rộng 3-8mm ở gốc. Hạt hình trứng, dài 18 - 27mm, rộng 15 - 25mm, vỏ hạt ngoài màu vàng, không có phấn, dày 1-2mm, không có sợi; vỏ hạt trong có mụn, không có lỗ.

40

a b c

Hình 3.1 Hình thái nón cái (a), cành lá (b) và nón đực (c) của Tuế chevalie b. Sinh học và sinh thái

Nón xuất hiện vào tháng 3-4, hạt chín vào tháng 8-9, tồn tại tới năm sau, khả năng tái sinh từ hạt tốt [5]. Cây trung sinh và ưa bóng, mọc dưới tán rừng rậm thường xanh nguyên sinh phát triển trên đá granít, từ ven suối đến sườn núi cao khoảng 600-700 m.

c. Đặc điểm phân bố và diện tích phân bố

* Phân bố

Tuế chevalie phân bố tương đối hẹp. Ở Việt Nam gặp ở các tỉnh Nghệ An (Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Nghĩa Hưng), Hà Tĩnh (Hương Sơn: Sơn Kim, Sơn Hồng), Quảng Bình (Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch), Quảng Trị (Đa Krông, Hứong Hóa). Trên thế giới có khả năng gặp ở Lào (Bôlikhamxay) [5], [38].

* Đặc điểm phân bố tại VQG PN-KB

Tuế chevalie phân bố tương đối rộng, mọc trên các loại đất silicat, đất đỏ feralit từ vị trí chân đến sườn núi đá vôi, đất bồi tụ ven sông suối, độ cao từ 75 - 600m so với mặt nước biển, độ dốc từ 0 - 650. Gặp phân bố rải rác từ vài cây đến vài trăm cây tại các điểm gồm: Km41, khe Rung xã Thượng Trạch thuộc phân khu BVNN 1; khu vực Km24 đến Cổ Khu; dông và ven sườn các núi khu vực cầu Trạ Ang, khu vực cây Trường -

41

Cợp Bộ Binh đến ven hai bên bờ suối thượng nguồn sông Chày, khu vực Hung roi... các xã Sơn Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch thuộc phân khu PHST; khu Vực trô, Cha Nòi xã Xuân Trạch thuộc phân khu BVNN2; thung Ma Ma bản Ón xã Thượng Hóa thuộc khu vực mở

rộng. Hình 3.2. Bản đồ phân bố Tuế chevalie tại

VQG PN-KB

* Diện tích phân bố

Trên cơ sở các điểm gặp tại VQG, chúng tôi đã xác định được diện tích khu phân bố (EOO) của loài 211,57 km2 chiếm 18,11% diện tích VQG PNKB, diện tích vùng phân bố (AOO) là 52 km2, chiếm 4,45% diện tích VQG PNKB.

d. Tình hình tái sinh

Kết quả điều tra cây tái sinh tại 13 điểm phân bố của loài Tuế chevalie cho thấy, tất cả 13/13 điểm phân bố đều có cây con tái sinh và sinh trưởng phát triển tốt. Điều này thể hiện là loài có khẳ năng tái sinh tự nhiên tốt và thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống tại khu phân bố.

e. Hiện trạng quần thể

Nhìn chung các quần thể ổn định, cây sinh trưởng phát triển tốt, chưa có dấu

hiệu của việc đào bứng, khai thác phục vụ nhu cầu trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tại một số điểm phân bố như khu vực thượng nguồn Sông Chày, diện tích vùng phân bố đang bị thu hẹp do việc làm đường phát triển du lịch sinh thái.

f. Hiện trạng bảo tồn

Trong Danh lục đỏ IUCN (2011), Sách Đỏ và Danh lục đỏ Việt Nam (2007) xếp ở bậc ít nguy cấp (LR/nt), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xếp vào nhóm IIA (Nhóm thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Xét trong phạm vi VQG PN-KB, đối chiếu với hiện trạng của Tuế chevalie đã

42

thu thập được, chúng tôi nhận thấy đánh giá hiện trạng bảo tồn của loài ở mức ít nguy cấp (LR/nt) là chính đáng.

3.4.1.2. Tuế chìm

- Tên khoa học: Cycas simplicipinna (Smitinand) K. D. Hill

K. D. Hill, 1995. Proc. Third Int. Conf. Cycad Biol.: 150; Hill, K.D., H.T. Nguyen & L.K. Phan. 2004. Botanical Review 70(2): 147; Osborn R. K. Hill, Hiep N.T, Loc P.K., 2007. Cycads of Vietnam : 28- 30.

- Cycas micholitzii var. simplicipinna Smitinand, 1971. Nat. Hist. Bull. Siam

Soc. 24: 164, figs.2–3, 4f.

- Tên khác: Thiên tuế chìm - Họ: Tuế (Cycadaceae)

- Mẫu chuẩn (Type): Thailand: Chiang Mai Province, Doi Suthep, alt.1100 m, 19 Jul 1958, Smitinand 4757 (Lectotype: BKF fide Hill, 1995)

- Mẫu vật nghiên cứu: Huyện Bố Trạch, xã Thương Trạch, khe Rung, tọa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)