Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và qua kết quả nghiên cứu thực tế tại khu vực, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn các loài Hạt trần (Gymnospermae) tại VQG PN-KB như sau:
3.5.1. Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation)
- Vùng phân bố của các loài Tuế chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực như đỉnh núi Trạ Ang, khu vực dọc suối thượng nguồn Sông Chày. Vùng phân bố các loài Thông chủ yếu tập trung nhiều tại các khu vực có độ cao từ trên 600m như khu vực U Bò, tiểu khu 264; khu vực Arem, tiểu khu 270, 271; khu vực núi Đà Lạt 3, thuộc phân khu mở rộng xã Thượng Hóa. Do vậy, cần phải quy hoạch các vùng này để quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn được các nguồn gen quý hiếm phục vụ cho nghiên cứu khoc học và du lịch sinh thái.
- Thực hiện xây dựng các khu rừng giống và tuyển chọn cây mẹ/cây trội tại rừng tự nhiên. Trước mắt ưu tiên cho các loài Bách xanh đá, Đỉnh tùng, Dẻ tùng vân nam...nhằm phục vụ nhân giống bằng hạt và giâm hom để tạo ra cây giống phục vụ cho trồng bảo tồn chuyển vị.
3.5.2. Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation)
Xây dựng khu sưu tập bảo tồn tất cả các loài thuộc ngành Hạt trần đã điều tra được ở trên tại khu Vườn thực vật, nhằm phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về bảo tồn trong cộng đồng và du lịch sinh thái.
82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Thành phần loài Hạt trần(Gymnospermae) tại VQG PN-KB
Có 9 loài Hạt trần (Gymnospermae) phân bố trong khu vực VQG PN-KB. Trong đó lớp Tuế (Cycadopsida) có 2 loài gồm Tuế chevalie (Cycas chevalieri
Leandri) và Tuế chìm (Cycas simplicipinna (Smitinand) K. D. Hill); lớp Thông
(Pinopsida) có 7 loài gồm: Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook. f.), Bách xanh
đá (Calocedrus rupestris Aver. et al.), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus
(Blume) de Laub), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall.), Kim giao núi
đá (Nageia fleuryi (Hickel) De Laub.), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D.
Don) và Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li).
So với danh lục thực vật của VQG PN-KB (2011) thì kết quả đề tài đã bổ sung cho danh lục 2 loài mới, đó là Tuế chevalie và Tuế chìm.
1.2. Đặc điểm về phân bố, tổ thành và tái sinh của các loài
+ Tuế chevalie: Phân bố tương đối rộng, mọc trên các loại đất silicat, đất đỏ feralit từ vị trí chân đến sườn núi đá vôi, đất bồi tụ ven sông suối, độ cao từ 75 - 600m so với mặt nước biển, độ dốc từ 0 - 650; diện tích khu phân bố (EOO) 211,57 km2, diện tích vùng phân bố (AOO) là 52 km2. Hiện trạng quần thể ổn định, khả năng tái sinh tự nhiên tốt. .
+ Tuế chìm: Phân bố dưới tán rừng thường xanh và rừng tre nứa, độ cao từ 158m - 467m, độ dốc từ 0 - 450, diện tích khu phân bố (EOO) là 25,7 km2, diện tích vùng phân bố (AOO) 12 km2. Hiện trạng số lượng cá thể ít, khẳ năng tái sinh bình thường.
+ Đỉnh tùng: Mọc rải rác trên sườn núi đá vôi độ cao từ 648 - 745m, độ dốc từ 250 - 400, diện tích khu phân bố (EOO) là 209,1km2, diện tích vùng phân bố (AOO) là 44km2. Hiện trạng số lượng cá thể ít (chỉ gặp 13 cây), khả năng tái sinh tự nhiên kém.
+ Bách xanh đá: Phân bố hẹp chỉ trên núi đá vôi, độ cao 643m - 834m, độ dốc từ 35 - 60 độ, tập trung nhiều ở hướng Bắc. Diện tích khu phân bố là 28,33km2,
83
diện tích vùng phân bố khoảng 20km2. Hiện trạng quần thể ổn định, khẳ năng tái sinh tự nhiên bình thường.
+ Thông nàng: Phân bố rộng, mọc rải rác trên cả núi đất và núi đá vôi, độ cao 615m - 763m. Diện tích khu phân bố (EOO) là 263,9km2, diện tích vùng phân bố (AOO) 56km2. Hiện trạng quần thể ổn định, khẳ năng tái sinh tự nhiên tốt.
+ Hoàng đàn giả: Phân bố hẹp, trên núi đá vôi kết tinh bị bào mòn mạnh độ cao 804m, độ dốc từ 50 - 700. Diện tích khu phân bố (EOO) 4km2, diện tích vùng phân bố (AOO) 4km2. Khẳ năng tái sinh tự nhiên bình thường.
+ Kim giao núi đá: Phân bố hẹp chỉ mọc trên núi đá vôi, độ cao phân bố từ 627 - 825m, độ dốc từ 350 - 600, diện tích khu phân bố (EOO) là 153,3km2, diện tích vùng phân bố (AOO) là 16km2. Khẳ năng tái sinh tự nhiên kém.
+ Thông tre lá dài: Phân bố rộng, mọc trên cả núi đất và núi đá vôi, độ cao 600m trở lên, độ dốc bình quân 35 - 400. Diện tích khu phân bố (EOO) là 327,8 km2, diện tích vùng phân bố (AOO) 72 km2. Hiện trạng quần thể tương đối ổn định, khẳ năng tái sinh tự nhiên tốt.
+ Dẻ tùng vân nam: Phân bố hẹp, mọc rải rác ở sườn núi đá vôi, độ cao từ 738 - 760m, độ dốc 45 - 500. Diện tích khu phân bố (EOO) là 4,7km2, diện tích vùng phân bố (AOO) là 4km2, số lượng cá thể ít (chỉ có 8 cây), khẳ năng tái sinh tự nhiên kém.
1.3. Hiện trạng bảo tồn của các loài
Hiện trạng bảo tồn của các loài ngành Hạt trần tại VQG PN-KB qua đánh giá có 2 loài ở mức nguy cấp (EN) là Tuế chìm và Dẻ tùng vân nam; 5 loài mức sẽ nguy cấp (VU) gồm Đỉnh tùng, Bách xanh đá, Thông nàng, Hoàng đàn giả, Kim
giao núi đá; 2 loài ở mức ít nguy cấp (LR) là Tuế chevalie và Thông tre lá dài.
1.4. Các giải pháp bảo tồn
Có hai giải pháp chủ yếu để bảo tồn, phát triển các loài Hạt trần
(Gymnospermae) tại VQG PN-KB gồm:
- Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation) - Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation)
84
2. Khuyến nghị
- Cần đầu tư về thời gian và kinh phí để tiếp tục điều tra, nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn đối với các loài thực vật ngành Hạt trần tại VQG PN-KB, đặc biệt là điều tra mở rộng thêm các khu vực tiếp giáp với đường ranh giới Lào để khẳng định 2 loài Thông còn thiếu
- Nghiên cứu ứng dụng GIS để lập hồ sơ quản lý và theo dỏi tình hình diễn biến, diễn thế cho từng loài; Lập hồ sơ theo dỏi và giám sát cho từng loài cụ thể nhằm bảo tồn nguyên vẹn các loài tại khu vực VQG PN-KB.
- Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là nghiên cứu về điều kiện sinh thái phù hợp của từng loài và nghiên cứu nhân giống các loài phục vụ cho công việc bảo tồn chuyển vị. Trước mắt ưu tiên nghiên cứu bảo tồn các loài có khu cư trú hẹp, số lượng cá thể ít, mọc phân tán, có các nguy cơ đe dọa cao như Bách xanh đá, Đỉnh tùng, Kim giao núi đá, Dẻ tùng vân nam.
- Hai loài Đỉnh tùng và Dẻ tùng vân nam có giá trị thẩm mỹ cao, cần nghiên cứu nhân giống và khả năng trồng làm cảnh để tạo ra cây giống mới phục vụ cho việc trồng làm cảnh tại các khuôn viên và đường phố.
- Nghiên cứu sinh thái, sinh học và quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc đối các loài như Thông tre lá dài, Kim giao núi đá, Thông nàng, Hoàng đàn giả để phát triển phục vụ công tác trồng rừng từ cây bản địa.
- Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ, phòng chóng cháy rừng, đặc biệt tại các khu vực có các quần thể Bách xanh đá phân bố. Vì các quần thể này rất nhạy cảm với lửa rừng và có nguy cơ đe dọa cao bởi sự chặt phá của người dân địa phương.