Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 37)

2.3.1. Nghiên cứu về thành phần loài.

2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố, tổ thành, tái sinh của các loài.

2.3.3. Xác định diện vùng phân bố (Area of Occurence - AOO), diện tích khu phân bố (Extent of Occurrence – EOO) của các loài.

2.3.4. Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài. 2.3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Tùy theo nội dung nghiên cứu để đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp. Một nội dung có thể có nhiều phương pháp nghiên cứu và một phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng cho nhiều nội dung khác nhau. Chúng tôi nêu tóm tắt một số phương pháp nghiên cứu chính đã sử dụng trong đề tài như sau:

29

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra sẵn có để tiến hành phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể các tài liệu cần thu thập như sau:

- Luận chứng thành lập VQG PN-KB năm 2001; Hồ sơ đăng ký Di sản thiên nhiên thế giới VQG PN-KB năm 2007; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình.

- Các tài liệu, sách báo nghiên cứu về các loài Thông và Tuế trong nước và thế giới.

- Các loại bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch VQG PN-KB, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Quảng Bình...

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a. Điều tra thực địa theo tuyến

- Thiết lập các tuyến điều tra: Nhằm thực hiện đạt được các nội dung của đề tài

đề ra nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian và các điều kiện cần thiết khác. Sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan như: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, điều kiện địa hình của VQG PN-KB, các đặc điểm phân bố, sinh thái của các loài thực vật thuộc lớp Thông và lớp Tuế và ý kiến tham vấn từ các chuyên gia thực vật, các cán bộ khoa học có kinh nghiệm và kinh nghiệm thực địa của bản thân. Chúng tôi đã thiết lập 16 tuyến điều tra theo hai nhóm khác nhau như sau:

* Đối với nhóm Tuế (Cycadopsida): Đã tiến hành 6 tuyến điều tra chính như sau: + Tuyến 1a (Cây Trường - Cợp Bộ Binh) chiều dài của tuyến 4,1 km + Tuyến 2a (Cầu Chày - Nhăng) chiều dài tuyến 4,2 km.

+ Tuyến 3a (Km 40 - Khe Rung) chiều dài tuyến 3,6 km + Tuyến 4a (Vực Trô - Hung Thu) chiều dài tuyến 5,3 km + Tuyến 5a (Cha Nòi - Khe Chè) chiều dài tuyến 4,5 km + Tuyến 6a (Bản Ón - Thung Ma Ma) chiều dài tuyến 5,5 km

* Đối với nhóm Thông (Pinopsida): Đã tiến hành 10 tuyến điều tra chính như sau: + Tuyến 1b (U Bò - Khe Mưa), chiều dài tuyến 4,6km

30

+ Tuyến 3b (Bản Đòong - Hang Én), chiều dài tuyến 4,8km + Tuyến 4b (Bản Arem - Đỉnh Km 37), chiều dài tuyến 4,1km + Tuyến 5b (Km30 - Hang Én), chiều dài tuyến 3,0km

+ Tuyến 6b (Km24 - Cổ Khu), chiều dài tuyến 3,7km

+ Tuyến 7b (Cha Nòi - Hung Dạng), chiều dài tuyến 6,5km + Tuyến 8b (Bản Ón - Thung Ma Ma), chiều dài tuyến 5,5km + Tuyến 9b (Mò O - Đà Lạt 3), chiều dài tuyến 7,5km

+ Tuyến 10b (Cha Lo - Kxai), chiều dài tuyến 5,6km

Ngoài ra chúng tôi đã tiến hành điều tra thêm một số tuyến phụ để thu thập bổ sung các thông tin về khu phân bố của các loài. Các tuyến phụ đã thực hiện bao gồm các tuyến đỉnh núi sau bản Arem, Động km28, đường 20, đỉnh núi km 35 đường 20, núi cầu Trạ Ang, Dốc đất đỏ - Thung Trẹ, khu vực rừng giống Re gừng...

- Thu thập các thông thông tin trên tuyến: Trên các tuyến điều tra tiến hành thu

thập các thông tin về loài gặp, sử dụng máy định vị GPS map 78 để xác định vị trí, độ cao phân bố. Đánh giá mật độ bắt gặp, cách mọc, tình hình sinh trưởng phát triển, tái sinh, hiện trạng quần thể... chụp ảnh, thu tiêu bản phục vụ cho công tác mô tả định loài và lưu trữ làm bằng chứng khoa học.

Kết quả ghi vào phiếu điều tra theo tuyến (mẫu phiếu ở phần phụ lục 1)

b. Điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình

+ Lập ô tiêu chuẩn: Ô tiêu chuẩn điển hình được thiết lập trên các tuyến điều

tra tại những điểm có các loài Thông mọc tập trung. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn 500m2 (20 m x 25 m). Sử dụng máy định vị GPS map 78 để xác định vị trí và độ cao các ô tiêu chuẩn, địa bàn cầm tay và thước dây để lập ô với sai số khép gốc nhỏ hơn1/200. Trong ô tiêu chuẩn mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ cao, hướng phơi và điều tra các nội dung như sau:

+ Điều tra tầng cây gỗ:

- Xác định tên loài (loài nào chưa biết thì thu thập tiêu bản để giám định) và các chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các cây gỗ có đường kính ≥ 10cm như sau:

31

- Đo đường kính ngang ngực D1.3 bằng thước dây.

- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng sào có khắc vạch đến dm đối với 3-5 cây làm chuẩn, sau đó mục trắc các cây còn lại trong ô.

- Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây - Nam Bắc sau đó tính trị số bình quân.

Chúng tôi đã tiến hành lập và nghiên cứu 7 ô tiêu chuẩn điển hình diện tích mỗi ô 500m2 cho hai loài là Bách xanh đá và Hoàng đàn giả trên hai khu vực nghiên cứu

Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây gỗ (mẫu phiếu ở phần phụ lục 2)

+ Điều tra cây tái sinh:

Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thiết lập 5 ô dạng bản để điều tra đánh giá cây tái sinh, gồm 4 ô ở vị trí 4 gốc và 1 ô ở vị trí tâm ô tiêu chuẩn. Ô dạng bản có diện tích 4 m2 (2m x 2m).

Trong mỗi ô dạng bản tiến hành xác tên loài cây tái sinh, đo chiều cao bằng thước dây có khắc vạch đến mm và phân cấp chiều cao theo 3 cấp: < 0,5m; 0,5 - 1,0m; >1,0m. Đánh giá cây tái sinh theo 3 cấp: tốt, trung bình, xấu (cây tốt là cây có thân thẳng, sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh; cây xấu là các cây công queo, cụt ngọn, sinh trưởng kém, sâu bệnh; cây cong lại là cây có phẩm chất trung bình).

Kết quả ghi vào phiếu điều tra cây tái sinh (mẫu phiếu ở phần phụ lục 3)

c. Điều tra theo ô tiêu chuẩn 7 cây

Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn 7 cây của thạc sỹ Nguyễn Văn Huy (1996) để điều tra nghiên cứu về tổ thành cây mọc cùng [3]. Phương pháp này chúng tôi sử dụng đối với các loài Thông mọc phân tán trên các tuyến điều tra. Phương pháp thực hiện như sau:

- Điều tra 6 cây mọc gần nhất xung quanh cây nghiên cứu, trong đó cây nghiên cứu phải là cây trưởng thành, được xác định là cây ở trung tâm ô điều tra.

32

- Điều tra 6 cây lớn (D1.3>10cm) gần nhất xung quanh, xác định tên cây (cây nào không biết tên thì thu mẫu về giám định), đo khoảng cách từ cây tâm đến các cây xung quanh; đo đếm các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc, Dt... theo phương pháp điều tra lâm học như phần trên.

Chúng tôi đã tiến hành thiết lập và nghiên cứu 41 ô tiêu chuẩn 7 cây cho các loài: Đỉnh tùng, Thông nàng, Thông tre lá dài, Kim giao, Dẻ tùng vân nam

Kết quả được ghi vào phiếu điều tra ô 7 cây (mẫu phiếu ở phần phụ lục 4)

d. Điều tra cây tái sinh xung quanh gốc cây mẹ: Tại mỗi cây mẹ lập 8 ô dạng bản

(mỗi ô diện tích 4m2) xung quanh cây mẹ, 4 ô ở vị trí trong tán và 4 ô ở vị trí ngoài tán theo đừng chéo gốc. Tiến hành đo đếm, điều tra cây tái sinh theo phương pháp điều tra cây tái sinh như trên.

Kết quả được ghi vào phiếu điều tra cây tái sinh xung quanh cây mẹ (mẫu phiếu ở phần phụ lục 5)

2.4.2. Phương pháp xữ lý số liệu

2.4.2.1. Mô tả, xác định tên khoa học

Căn cứ các tiêu bản và các dẫn liệu thu thập được từ nghiên cứu thực địa, kết hợp với các mẫu vật nghiên cứu đã thu được từ các chương trình trước đây tại VQG PN-KB. Chúng tôi đã sử dụng các tài liệu chuyên khảo về Thông Việt Nam, Tuế Việt Nam và thế giới, Sách đỏ Việt Nam 2007 (phần II - thực vật), các công bố liên quan trong Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam; Thực vật chí Trung Quốc, Thái Lan, Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ tập 1 (1999)...và tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu nghành về thực vật của Trung tâm Bảo tồn Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học quốc gia Hà Nội để định tên và mô tả chính xác các loài.

2.4.2.2. Mật độ, tổ thành cây gỗ và cây tái sinh a. Mật độ cây gỗ

Xác định theo công thức sau: N/ha = x10.000

S n

(2.1)

33

n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn; S: Diện tích ô tiêu chuẩn (m2)

b. Tổ thành cây gỗ Xác định tỷ lệ tổ thành theo công thức: n% =   m i ni ni 1 x100 (2.2)

Nếu: n% ≥ 5% thì loài đó tham gia vào công thức tổ thành

n% < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành

Theo Thái Văn Trừng 1978, trong lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế [24]

c. Mật độ cây tái sinh

Mật độ cây tái sinh là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích. Mật độ cây tái sinh được xác định theo công thức:

N/ha = x10.000

S n

(2.3) Trong đó:

n: Số lượng cây tái sinh điều tra được

S: Tổng diện tích các ô dạng bản điều tra (m2)

2.4.2.3. Diện tích khu phân bố (EOO), diện tích khu cư trú (AOO)

Xác định diện tích khu phân bố (EOO), và diện tích khu cư trú (AOO) theo IUCN RedList Guidelines 2011 phiên bản 9.0 [40], cách tính như sau:

a. Diện tích khu phân bố (EOO):

Diện tích khu phân bố được xác định theo phương pháp đa giác lồi. Bước đầu tiên là tạo ra các tam giác Delauney trong những điểm xuất hiện của loài nghiên cứu. Tam giác được tạo ra bởi các đường vẽ tham gia các điểm, hạn chế để không có đường giao nhau giữa các điểm. Bước thứ hai là đo độ dài của tất cả các cạnh của tam giác, và tính toán đường trung bình chiều dài. Bước thứ ba là xoá tất cả các cạnh dài hơn 2 lần trung bình chiều dài. Bước cuối cùng là tính toán diện tích khu pân bố (EOO) bằng cách tính tổng diện tích của tất cả các tam giác còn lại.

34

b. Diện tích khu cư trú (AOO)

Diện tích khu cư trú được xác định diện bằng cách đếm số lượng của ô cư trú trong toàn bộ bản đồ lưới có các ô bằng nhau của khu phân bố (mỗi ô có diện tích 4 km2), sau đó kiểm đếm tổng diện tích của tất cả các ô cư trú.

c. Bản đồ phân bố

Trên cơ sở tọa độ các điểm gặp của các loài ngoài thực địa kết hợp với bản đồ quy hoạch của VQG PN-KB. Chúng tôi sử dụng phần mềm MapInfor8.5 để số hóa, biên tập xây dựng bản đồ phân bố của các loài Hạt trần tại VQG PN-KB.

2.4.2.4. Phương pháp đánh giá tình trạng bảo tồn

Dựa vào tiêu chuẩn phân hạng của IUCN (2011) [40], Bảng tóm tắt tiêu chuẩn của các thứ hạng IUCN 2011 (xem phụ luc 6a và 6b), tiêu chuẩn phân hạng bảo tồn trong Sách đỏ và Dạnh lục đỏ Việt Nam (2007) [5], [6], để đánh giá hiện trạng bảo tồn của các loài theo các thứ hạng như sau: Tuyệt chủng (EX - Extinct), Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW - Extinct in the wild), Rất nguy cấp (CR - Critically Endangered), Nguy cấp (EN - Endangered), Sẽ nguy cấp (VU - Vulnerable), Ít nguy cấp (LR - Lower risk), Thiếu dẫn liệu (DD - Data deficient), Không đánh giá (NE - Not evaluated) theo. Ngoài ra còn tham khảo đánh giá tình trạng bảo tồn trên cơ sở Thông Việt Nam- Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004 [11], Tuế Việt Nam (2004, 2007) [35], [38] và Nghị định 32/2006/NĐ- CP [9].

35

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần các loài Hạt trần (Gymnospermae) tại VQG PN-KB

Kết quả nghiên cứu, đã xác định chính xác tại VQG PN-KB có 2 loài Tuế chiếm 7,4 % số loài Tuế của Việt Nam và 7 loài Thông thuộc 7 chi và 4 họ, chiếm lần lượt 21% số loài, 39 % số chi và 80 % số họ Thông của Việt Nam. Thành phần các loài nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Thành phần các loài Hạt trần tại VQG PN-KB

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

A LỚP TUẾ CYCADOPSIDA

I Họ Tuế Cycadaceae

1 Tuế chevalie Cycas chevalieri Leandri

2 Tuế chìm Cycas simplicipinna (Smitinand) K. D. Hill.

B LỚP THÔNG PINOPSIDA

I Họ Đỉnh tùng Cephalotaxaceae

1 Đỉnh tùng Cephalotaxus mannii Hook. f. II Họ Hoàng đàn Cupressaceae

2 Bách xanh đá Calocedrus rupestris Aver. et al.

III Họ Kim giao Podocarpaceae

3 Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 4 Hoàng đàn giả Dacrydium elatum (Roxb.) Wall.

5 Kim giao núi đá Nageia fleuryi (Hickel) De Laub. 6 Thông tre lá dài Podocarpus neriifolius D. Don

IV Họ Thông đỏ Taxaceae

7 Dẻ tùng vân nam Amentotaxus yunnanensis H.L.Li

Từ bảng 3.1 ta thấy, họ Kim giao (Podocarpaceae) có nhiều loài nhất với 4 loài chiếm hơn nửa tổng số loài Thông điều tra được, các họ còn lại mỗi họ chỉ có một loài. Trong khi họ Thông (Pinaceae) là họ giầu loài và đa dạng nhất của lớp Thông ở Việt Nam và các tỉnh lân cận thì ở VQG PN-KB chúng tôi không ghi nhận được loài nào.

36

Tuy các loài thực vật Hạt trần (Gymnospermae) chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết tại VQG PN-KB (0,26 %) nhưng nó góp phần cực kỳ quan trọng cho sự đa dạng sinh học và đặc thù cho khu hệ thực vật ở khu vực này. Đặc biệt đối với các thảm thực vật nhiệt đới thường xanh chủ yếu cây lá kim trên núi đá vôi độ cao từ trên 700m với các quần thể Bách xanh đá được coi là độc nhất có tầm quan trọng toàn cầu [2].

3.2. Diện tích phân bố của các loài Hạt trần (Gymnospermae) tại VQG PN-KB

Kết quả điều tra, xác định diện tích khu phân bố (Extent of Occurrence- EOO) và diện tích vùng phân bố (Area of Occupancy- AOO) của các loài Hạt trần được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Diện tích phân bố các loài Hạt trần tại VQG PN-KB

TT Tên loài

Diện tích (km2)

Tỷ lệ % so với diện tích VQG PN-KB

EOO AOO EOO AOO

1 Tuế chevalie (Cycas chevalieri) 211,5 52 18,1 4,4 2 Tuế chìm (Cycas simplicipinna) 25,7 12 2,2 1,03 3 Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii) 209,1 44 17,9 3,7 4 Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) 28,3 20 2,4 1,7 5 Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) 263,9 56 22,6 4,8 6 Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) 4 4 0,3 0,3

7 Kim giao núi đá

(Nageia fleuryi) 154,3 16 13,2 1,3

8 Thông tre lá dài

(Podocarpus neriifolius) 327,8 72 28 6,1

9 Dẻ tùng vân nam

37

Từ bảng 3.2 ta thấy, có 5 loài có khu phân bố rộng với diện tích từ 154,3 tới 327,8 km2. Đó là các loài Thông tre lá dài, Thông nàng, Tuế chevalie, Đỉnh tùng và Kim giao núi đá. Thông tre lá dài là loài có diện tích khu phân bố và diện tích vùng phân bố lớn nhất (EOO = 327,8 km2, AOO = 72 km2), tiếp đến là Thông nàng với EOO = 263,9 chiếm 22,6% tổng diện tích VQG PN-KB, AOO = 22,6 km2, chiếm 4,8% tổng diện tích VQG PN-KB. Hai loài có khu phân bố hẹp đó là Hoàng đàn giả và Dẻ tùng vân nam với EOO từ 4 - 4,7 km2. Điều này thể hiện đúng với sự phân bố của các loài ngoài thực địa. Thông tre lá dài gặp hầu hết trên các tuyến điều tra, mọc trên cả núi đất và núi đá vôi, trong khi đó Hoàng đàn giả chỉ gặp được một điểm tại núi Đà Lạt 3 thuộc khu vực rừng mở rộng xã Hóa Sơn, còn loài Dẻ tùng vân nam chỉ gặp mọc rải rác trên núi đá vôi tại khu vực bản Arem xã Tân Trạch.

3.3. Hiện trạng bảo tồn của các loài Hạt trần (Gymnospermae) tại VQG PN-KB

Để đánh giá hiện trạng bảo tồn của các loài nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo Danh lục đỏ thế giới của IUCN 2011 (IUCN RedList Guidelines 9.0. 2011), Sách đỏ Việt Nam (Phần II: Thực vật, 2007) và Nghị định 32/2006/NĐ- CP để so sánh và đối chiếu với các dẫn liệu thực tế thu được trong quá trình nghiên và khẳng định hiện trạng bảo tồn.

Bảng 3.3 Hiện trạng bảo tồn các loài Hạt trần tại VQG PN-KB

TT Tên loài Hiện trạng bảo tồn IUCN 2011 SĐVN 2007 NĐ32/ 2006 Đánh giá của LV 1 Tuế chevalie (Cycas chevalieri) LR/nt LR/nt IIA LR/n 2 Tuế chìm (Cycas simplicipinna) LR/nt EN A1a,c,d, B2b,e + 3b,d IIA EN 3 Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 37)