Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 38 - 41)

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra sẵn có để tiến hành phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể các tài liệu cần thu thập như sau:

- Luận chứng thành lập VQG PN-KB năm 2001; Hồ sơ đăng ký Di sản thiên nhiên thế giới VQG PN-KB năm 2007; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình.

- Các tài liệu, sách báo nghiên cứu về các loài Thông và Tuế trong nước và thế giới.

- Các loại bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch VQG PN-KB, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Quảng Bình...

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a. Điều tra thực địa theo tuyến

- Thiết lập các tuyến điều tra: Nhằm thực hiện đạt được các nội dung của đề tài

đề ra nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian và các điều kiện cần thiết khác. Sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan như: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, điều kiện địa hình của VQG PN-KB, các đặc điểm phân bố, sinh thái của các loài thực vật thuộc lớp Thông và lớp Tuế và ý kiến tham vấn từ các chuyên gia thực vật, các cán bộ khoa học có kinh nghiệm và kinh nghiệm thực địa của bản thân. Chúng tôi đã thiết lập 16 tuyến điều tra theo hai nhóm khác nhau như sau:

* Đối với nhóm Tuế (Cycadopsida): Đã tiến hành 6 tuyến điều tra chính như sau: + Tuyến 1a (Cây Trường - Cợp Bộ Binh) chiều dài của tuyến 4,1 km + Tuyến 2a (Cầu Chày - Nhăng) chiều dài tuyến 4,2 km.

+ Tuyến 3a (Km 40 - Khe Rung) chiều dài tuyến 3,6 km + Tuyến 4a (Vực Trô - Hung Thu) chiều dài tuyến 5,3 km + Tuyến 5a (Cha Nòi - Khe Chè) chiều dài tuyến 4,5 km + Tuyến 6a (Bản Ón - Thung Ma Ma) chiều dài tuyến 5,5 km

* Đối với nhóm Thông (Pinopsida): Đã tiến hành 10 tuyến điều tra chính như sau: + Tuyến 1b (U Bò - Khe Mưa), chiều dài tuyến 4,6km

30

+ Tuyến 3b (Bản Đòong - Hang Én), chiều dài tuyến 4,8km + Tuyến 4b (Bản Arem - Đỉnh Km 37), chiều dài tuyến 4,1km + Tuyến 5b (Km30 - Hang Én), chiều dài tuyến 3,0km

+ Tuyến 6b (Km24 - Cổ Khu), chiều dài tuyến 3,7km

+ Tuyến 7b (Cha Nòi - Hung Dạng), chiều dài tuyến 6,5km + Tuyến 8b (Bản Ón - Thung Ma Ma), chiều dài tuyến 5,5km + Tuyến 9b (Mò O - Đà Lạt 3), chiều dài tuyến 7,5km

+ Tuyến 10b (Cha Lo - Kxai), chiều dài tuyến 5,6km

Ngoài ra chúng tôi đã tiến hành điều tra thêm một số tuyến phụ để thu thập bổ sung các thông tin về khu phân bố của các loài. Các tuyến phụ đã thực hiện bao gồm các tuyến đỉnh núi sau bản Arem, Động km28, đường 20, đỉnh núi km 35 đường 20, núi cầu Trạ Ang, Dốc đất đỏ - Thung Trẹ, khu vực rừng giống Re gừng...

- Thu thập các thông thông tin trên tuyến: Trên các tuyến điều tra tiến hành thu

thập các thông tin về loài gặp, sử dụng máy định vị GPS map 78 để xác định vị trí, độ cao phân bố. Đánh giá mật độ bắt gặp, cách mọc, tình hình sinh trưởng phát triển, tái sinh, hiện trạng quần thể... chụp ảnh, thu tiêu bản phục vụ cho công tác mô tả định loài và lưu trữ làm bằng chứng khoa học.

Kết quả ghi vào phiếu điều tra theo tuyến (mẫu phiếu ở phần phụ lục 1)

b. Điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình

+ Lập ô tiêu chuẩn: Ô tiêu chuẩn điển hình được thiết lập trên các tuyến điều

tra tại những điểm có các loài Thông mọc tập trung. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn 500m2 (20 m x 25 m). Sử dụng máy định vị GPS map 78 để xác định vị trí và độ cao các ô tiêu chuẩn, địa bàn cầm tay và thước dây để lập ô với sai số khép gốc nhỏ hơn1/200. Trong ô tiêu chuẩn mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ cao, hướng phơi và điều tra các nội dung như sau:

+ Điều tra tầng cây gỗ:

- Xác định tên loài (loài nào chưa biết thì thu thập tiêu bản để giám định) và các chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các cây gỗ có đường kính ≥ 10cm như sau:

31

- Đo đường kính ngang ngực D1.3 bằng thước dây.

- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng sào có khắc vạch đến dm đối với 3-5 cây làm chuẩn, sau đó mục trắc các cây còn lại trong ô.

- Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây - Nam Bắc sau đó tính trị số bình quân.

Chúng tôi đã tiến hành lập và nghiên cứu 7 ô tiêu chuẩn điển hình diện tích mỗi ô 500m2 cho hai loài là Bách xanh đá và Hoàng đàn giả trên hai khu vực nghiên cứu

Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây gỗ (mẫu phiếu ở phần phụ lục 2)

+ Điều tra cây tái sinh:

Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thiết lập 5 ô dạng bản để điều tra đánh giá cây tái sinh, gồm 4 ô ở vị trí 4 gốc và 1 ô ở vị trí tâm ô tiêu chuẩn. Ô dạng bản có diện tích 4 m2 (2m x 2m).

Trong mỗi ô dạng bản tiến hành xác tên loài cây tái sinh, đo chiều cao bằng thước dây có khắc vạch đến mm và phân cấp chiều cao theo 3 cấp: < 0,5m; 0,5 - 1,0m; >1,0m. Đánh giá cây tái sinh theo 3 cấp: tốt, trung bình, xấu (cây tốt là cây có thân thẳng, sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh; cây xấu là các cây công queo, cụt ngọn, sinh trưởng kém, sâu bệnh; cây cong lại là cây có phẩm chất trung bình).

Kết quả ghi vào phiếu điều tra cây tái sinh (mẫu phiếu ở phần phụ lục 3)

c. Điều tra theo ô tiêu chuẩn 7 cây

Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn 7 cây của thạc sỹ Nguyễn Văn Huy (1996) để điều tra nghiên cứu về tổ thành cây mọc cùng [3]. Phương pháp này chúng tôi sử dụng đối với các loài Thông mọc phân tán trên các tuyến điều tra. Phương pháp thực hiện như sau:

- Điều tra 6 cây mọc gần nhất xung quanh cây nghiên cứu, trong đó cây nghiên cứu phải là cây trưởng thành, được xác định là cây ở trung tâm ô điều tra.

32

- Điều tra 6 cây lớn (D1.3>10cm) gần nhất xung quanh, xác định tên cây (cây nào không biết tên thì thu mẫu về giám định), đo khoảng cách từ cây tâm đến các cây xung quanh; đo đếm các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc, Dt... theo phương pháp điều tra lâm học như phần trên.

Chúng tôi đã tiến hành thiết lập và nghiên cứu 41 ô tiêu chuẩn 7 cây cho các loài: Đỉnh tùng, Thông nàng, Thông tre lá dài, Kim giao, Dẻ tùng vân nam

Kết quả được ghi vào phiếu điều tra ô 7 cây (mẫu phiếu ở phần phụ lục 4)

d. Điều tra cây tái sinh xung quanh gốc cây mẹ: Tại mỗi cây mẹ lập 8 ô dạng bản

(mỗi ô diện tích 4m2) xung quanh cây mẹ, 4 ô ở vị trí trong tán và 4 ô ở vị trí ngoài tán theo đừng chéo gốc. Tiến hành đo đếm, điều tra cây tái sinh theo phương pháp điều tra cây tái sinh như trên.

Kết quả được ghi vào phiếu điều tra cây tái sinh xung quanh cây mẹ (mẫu phiếu ở phần phụ lục 5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành hạt trần (gymnospermae) tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng quảng bình​ (Trang 38 - 41)