Ngày nay tỉ lệ trẻ sơ sinh nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh thường gây tử vong cao, tỉ lệ tử vong do NKSS dao động từ 5-60%, với tỉ lệ tử vong cao nhất ở các nước có thu nhập thấp, các yếu tố nguy cơ xa đối với NKSS bao gồm nghèo đói và điều kiện môi trường chăm sóc trẻ kém. WHO ước tính rằng 1 triệu ca tử vong mỗi năm 10% tổng số tử vong dưới 5 tuổi là do nhiễm trùng huyết sơ sinh và 42% số ca tử vong này xảy ra trong tuần đầu (sơ sinh < 7 ngày tuổi). Có sự chênh lệch lớn trong chăm sóc trẻ sơ sinh giữa các nước thu nhập cao và thấp. Ở các nước thu nhập cao, có sự gia tăng số trẻ NKSS
28
sớm với tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện cao do các vi khuẩn đa kháng thuốc trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng là một vấn đề lớn ở các nước có thu nhập thấp. Đặc biệt là một số nước có tỉ lệ sinh trẻ tại nhà có nguy cơ NKSS cao do môi trường không đảm bảo vô khuẩn, xu hướng trẻ NKSS huyết cao hơn các nước khác. WHO cũng khuyến cáo tất cả các nước đảm bảo rằng tất cả trẻ sơ sinh sinh ra đều được tiếp cận với các biện pháp can thiệp hiệu quả phòng NKSS từ các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong những ngày đầu tiên của cuộc sống [35]. Do vậy, các chiến lược mới có thể ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị trẻ NKSS là rất cần thiết ở các các cơ sở khám chữa bệnh ở tất các các nước có thu nhập thấp [46].
Theo Simen-Kapeu Aline, khoảng 1/3 trong số 2,8 triệu ca tử vong sơ sinh trên thế giới là do nhiễm khuẩn. Hầu hết các trường hợp tử vong này đều có thể phòng ngừa được, tuy nhiên do chậm trễ trong việc tiếp cận điều trị bằng kháng sinh hiệu quả và sự chăm sóc phù hợp mà dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ. Ngoài ra trình độ của các y bác sĩ cũng là vấn đề thách thức lớn ở nhiều quốc gia, đăc biệt ở các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu [53]. Theo Caggiano S chẩn đoán không chính xác khi nhập viện làm tăng đáng kể tần suất biến chứng, nhu cầu sử dụng kháng sinh và làm tăng thời gian nhập viện thêm 2 ngày ở những trẻ bị viêm phổi mắc phải [72].
Sử dụng kháng sinh, kết hợp với điều trị hỗ trợ khác là cần thiết trong điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh, tuy nhiên đối với những trẻ đẻ non nhẹ cân, việc sử dụng kháng sinh kéo dài có liên quan khả năng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết khởi phát muộn, viêm ruột hoại tử và các bệnh lý mạn tính như hen suyễn [78], [79].
Nghiên cứu của Zaman can thiệp thử nghiệm ngẫu nhiên trên quy mô lớn cho 340 bà mẹ tiêm phòng vaccine cúm và vaccine phế cầu cho bà mẹ trước
29
khi mang thai 24 tháng. Kết quả cho thấy trong số trẻ sơ sinh của các bà mẹ được tiêm vaccine cúm đã giảm 63% bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ từ lứa tuổi sơ sinh đến lúc 6 tháng tuổi và giảm được khoảng 1/3 các bệnh lý đường hô hấp do sốt ở trẻ nhỏ [46].