- Một sè hoạt động văn hóa hưởng ứng các phong trào phát động còn phô trương, chạy theo thành tích Việc chuẩn bị và làm rõ ý nghĩa mục đích
3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa tại trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong
3.3. Xã hội hóa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa nhà trường
Xã hội hóa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa đơn vị là một trong những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng nền văn hóa mà đặc biệt là xây dựng văn hóa cơ sở. Xã hội hóa các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa là vận động và tổ chức sự tham ra rộng rãi của tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường đồng thời cùng với sự tham gia của nhân dân trong cộng đồng dân cư và của toàn xã hội vào việc thực
thi các tiêu chí văn hóa mà mục tiêu chung nhất là vì con người, phục vụ con người; là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, của nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của cán bộ, nhân viên, học sinh và toàn thể nhân dân.
Xã hội hóa được hiểu là phương châm thực thi chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp, giải pháp tạm thời và xã hội hóa không có nghĩa là làm giảm nhẹ trách nhiệm, đầu tư của nhà trường, cơ quan Nhà nước. Xã hội hóa gắn liền với đa dạng hóa các loại hình và phương thức hoạt động, tạo cơ hội để tất cả mọi người, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở từng bộ phận trong đơn vị cụ thể. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa thực chất là thực hiện trở lại đúng quy luật vận động và phát triển của bản thân văn hóa, là nhu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển và là chủ trương đúng đắn hợp qui luật, hợp với lòng dân của Đảng và Nhà nước ta.
Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm tới trường Trung cấp Y tế Bắc Giang sẽ nỗ lực triển khai các nội dung:
- Xây dựng Qui chế, nội qui phù hợp, ổn định đáp ứng yêu cầu xã hội hóa hoạt động văn hóa trong đơn vị nhằm động viên, huy động nguồn lực vào việc xây dựng và phát triển văn hóa trong cơ quan.
- Phát huy tính năng động, chủ động của các tổ chức đoàn thể, cá nhân, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành, các cÊp, tạo nên sức mạnh tổng hợp như nguồn lực lớn nhất để phát triển bền vững đời sống văn hóa nhà trường.
- Với nhiệm vụ nâng cao trình độ và năng lực văn hóa cho cán bộ, giáo viên và học sinh đáp ứng thời kỳ đổi mới cần xây dựng và triển khai nội dung giáo dục văn hóa - thẩm mỹ, văn hóa trường học và nếp sống văn minh hiện đại nhất là đối tượng các em học sinh. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự huy động mạnh mẽ nhiều lực lượng tham gia còng nh- sự hỗ trợ của toàn xã hội tới các lĩnh vực, các cấp, các ngành. Đó là đòi hỏi của xã hội về phát triển văn hóa tương xứng với phát triển kinh tế trong thời kỳ đất nước ta phấn đấu trở thành một đất nước có nền công nghiệp vào những năm 2020.