Phương hướng chung

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa tại trường trung cấp y tế bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 56)

- Một sè hoạt động văn hóa hưởng ứng các phong trào phát động còn phô trương, chạy theo thành tích Việc chuẩn bị và làm rõ ý nghĩa mục đích

1. Phương hướng chung

Để tiếp tục thực hiện có kết quả công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam theo định hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương khóa IX chỉ rõ cần tiếp tục thực hiện đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra và thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn, đồng thời bổ sung thêm, làm rõ hơn nội dung và ý nghĩa của các quan điểm chỉ đạo:

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí tthức đóng vai trò quan trọng.

- Văn hóa là một mặt trận: xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) xác định mục tiêu cần phải đạt tới là tạo được sự phát triển đồng bộ về chất lượng văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trước hết thông qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ và tâm hồn, năng lực, sự thành đạt, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng. Xây dựng, phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, phải hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được hạnh phúc và phát triển toàn diện. Chính vì vậy, văn hóa đóng vai trò cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ sẽ không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Xây dựng văn hóa nói chung hay xây dựng đời sống văn hóa nhà trường nói riêng là nhiệm vụ của toàn xã hội. Vì thế Đảng, Nhà nước, nhân dân, trường học, gia đình, cá nhân... đều cùng làm văn hóa, tất nhiên ở phạm vi và mức độ không giống nhau.

Xây dựng đời sống văn hóa không chỉ nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu văn hóa và đáp ứng khả năng hưởng thụ văn hóa của nhân dân mà quan trọng hơn thông qua đó có tác dụng giáo dục nhân cách toàn diện cho con người.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa tại trường trung cấp y tế bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)