- Một sè hoạt động văn hóa hưởng ứng các phong trào phát động còn phô trương, chạy theo thành tích Việc chuẩn bị và làm rõ ý nghĩa mục đích
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đời sống văn hóa nhà trường thực chất là việc để cán bộ, giáo viên và học sinh cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, giao lưu và hưởng thụ văn hóa. Các hoạt động văn hóa trong nhà trường chủ yếu do đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh làm ra, giao lưu trong nhà trường, với xã hội và cùng nhau hưởng thụ những thành quả văn hóa đem lại.
- Gắn mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa nhà trường với mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội và phát triển nhà truờng, nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên.
- Sử dụng sức mạnh tổng hợp trong công tác xây dựng đời sống văn hóa trong nhà trường là vấn đề hết sức quan trọng. Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác văn hóa. Phối hợp chặt chẽ chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong đơn vị; tranh thủ sự đầu tư, giúp đỡ của cấp trên, phát huy tối đa lực lượng, phương tiện, điều kiện sẵn có.
- Trên cơ sở những việc đã làm được, chú ý kết hợp giữa xây dựng hoàn thiện cái mới với việc tôn trọng bề dày truyÒn thống tốt đẹp của nhà trường, bài trừ các tệ nạn, ngăn chặn các hoạt động và sản phẩm văn hóa độc hại.
- Các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa nhà trường phải góp phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị của đơn vị: đào tạo nguồn nhân lực y- dược có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp cho ngành y tế tỉnh Bắc Giang nhằm bảo vệ, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; góp phần trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia vào các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ. Tránh chạy theo kiểu phô trương hình thức mà xem nhẹ chất lượng, nội dung cụ thể:
+ Tổ chức tốt việc học tập, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ công tác trong năm. Không có cán bộ, giáo viên - học sinh vi phạm pháp luật, kỷ luật hoặc sai sót nghiêm trọng trong sinh hoạt và công tác. Các tổ chức Đảng, Đoàn thể phấn đấu đạt danh hiệu thi đua cao nhất.
+ Lao động có kỷ luật, sáng tạo. Cã phong trào học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật trong lao động. Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động theo đúng qui định của pháp luật.
+ Thực hiện giao tiếp ứng xử văn minh: không hách dịch, cửa quyền, không tham ô lãng phí của công, không vi phạm pháp luật, có ý thức tiết kiệm bảo vệ tài sản cơ quan. Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, chấp hành tốt kỷ luật lao động. Trang phục gọn gàng, lịch sự, thái độ lịch thiệp trong giao tiếp hàng ngày. Giữ gìn mối quan hệ, đoàn kết với nhân dân.
+ Đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở. Nghiêm túc phê bình và tự phê bình, đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, đùn đẩy trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác.
+ Chấp hành đầy đủ qui ước “Cơ quan, đơn vị có nếp sống văn hóa” thể hiện bằng các phong trào thi đua học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao. 100% cán bộ, giáo viên đăng ký thực hiện nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa (đạt 95% trở lên đối với các tiêu chuẩn và yêu cầu đề ra).
+ Xây dùng nÕp sống văn minh nơi làm việc: chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đảm bảo cho công tác đào tạo. Bố trí, hoàn thiện, sắp xếp phòng làm việc gọn gàng, sạch đẹp. Có nội qui, qui định của cơ quan,
phòng thực tập, có treo cờ, khẩu hiệu đúng qui định. Có kế hoạch và tổ chức giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn cơ quan ...