Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm * Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa tại trường trung cấp y tế bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 54)

- Một sè hoạt động văn hóa hưởng ứng các phong trào phát động còn phô trương, chạy theo thành tích Việc chuẩn bị và làm rõ ý nghĩa mục đích

4.4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm * Nguyên nhân khách quan

* Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển và luôn ổn định đi lên của nền kinh tế - xã hội Thành phố Bắc Giang nói chung, cũng như thành công của công tác xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói riêng, có tác động tích cực đến đời sống văn hóa ở đơn vị.

Những năm gần đây, xuất phát từ nhận thức đúng đắn, nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tại đơn vị đã bước đầu được đầu được cải thiện, đáp ứng nhu cầu cơ bản, cấp thiết cho công tác xây dựng môi trường văn hóa tại đơn vị.

Cơ sở vật chất còn chật hẹp, số lượng cán bộ, giáo viên còn thiếu, cán bộ làm công tác văn hóa, phong trào chưa được đào tạo chuẩn mực cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

Sự tác động của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến lập trường, tư tưởng của một số cán bộ, giáo viên dẫn đến việc cán bộ, giáo viên giao

động không yên tâm công tác hoặc xin chuyển sang một số bệnh viện lớn hay đơn vị khác ngoài hệ thống trường.

* Nguyên nhân chủ quan

Có sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang; Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Giang trong công tác quản lý điều hành toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là trong lĩnh vực xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn;

Sự đoàn kết thống nhất cao của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, giáo viên, sự hưởng ứng tÝch cực của các em học sinh (đặc biệt là sự nỗ lực khắc phục nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ) đã góp phần đưa đời sống văn hóa nhà trường ngày một phát triển đi lên.

Sự đổi mới về công tác quản lý, điều hành của ban lãnh đạo trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong mọi hoạt động, cũng như việc chủ động phối hợp với các ban ngành, các trường bạn trong khối trường chuyên nghiệp trong và ngoài Tỉnh trong việc triển khai các phong trào văn hóa đã mang lại những kết quả đáng khích lệ cho công tác xây dựng nhà trường văn hóa, thân thiện.

Tính tự giác của cán bộ, giáo viên nhất là số cán bộ chủ chốt là nhân tố tốt giúp cho việc triển khai, thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.

Trình độ của một bộ phận cán bộ, giáo viên trong Trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như nhu cầu phát triển của xã hội. Cho nên việc cử cán bộ đi đào tạo, đào tạo lại là nội dung mà đơn vị luôn quan tâm và chú trọng.

Công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và các hình thức xử lý vi phạm chưa thường xuyên, kịp thời, nghiêm túc, cộng với thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của toàn đơn vị.

* Một số bài học kinh nghiệm

- Xây dùng đời sống văn hóa nhà trường là hoạt động mang tính cộng đồng vì đối tượng phục vụ của lĩnh vực này là bao gồm cả cộng đồng. Lợi Ých mà công tác xây dựng đời sống văn hóa nhà trường đem lại là lợi Ých lâu dài, bền vững, do đó chỉ nhìn thấy lợi Ých trước mắt mà không tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về lợi Ých lâu dài dẫn tới bá qua việc quan tâm chiều sâu cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa nhà trường thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng mà cả xã hội phải gánh chịu.

- Để có những thành công như mong muốn thì yếu tố quan trọng mang tính quyết định đó là việc xã hội hóa công tác xây dựng đời sống văn hóa. Với việc các cấp, các ngành và mọi người (mà nòng cốt là mỗi cơ sở, nhà trường, gia đình ...) cùng tham gia hoạt động xây dựng môi trường văn hóa thì tin chắc rằng vấn đề văn hóa nhà trường, văn hóa cơ sở sẽ ngày một tốt hơn, làm cho đất nước ngày một văn minh, tiến bộ, làm nền tảng cho việc phát triển, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

- Để công tác xây dùng đời sống văn hóa nhà trường được đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả vai trò của văn hóa đối với sự phát triển; trước tiên công việc này phải được quan tâm đầu tư đúng mức, có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, yên tâm công tác lâu dài với nhiệm vụ của mình.

- Phải có một mạng lưới cộng tác viên đủ về số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao đồng thời phải có một cơ chế chính sách

đầu tư cho hoạt động xây dựng văn hóa cơ sở đúng mức và đủ điều kiện hoạt động. Từ việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà cửa công sở làm việc, mua sắm vật tư, trang thiết bị làm việc phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như việc trả chế độ chính sách phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đội ngũ làm công tác văn hóa đặc biệt là cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở. Vì với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước ta hiện nay thì các hạt nhân nòng cốt là người trực tiếp xây dựng phong trào cũng như nắm bắt và truyền đạt những nguồn thông tin quan trọng về công tác văn hóa, là người đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực xây dựng văn hóa cơ sở đến với người dân.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa tại trường trung cấp y tế bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)