Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa tại trường trung cấp y tế bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 60)

- Một sè hoạt động văn hóa hưởng ứng các phong trào phát động còn phô trương, chạy theo thành tích Việc chuẩn bị và làm rõ ý nghĩa mục đích

3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa tại trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong

3.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

xây dựng đời sống văn hóa”

Xuất phát từ nhận thức về mục tiêu của sự phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống con người, tạo sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần - yếu tố cơ bản làm nên sự phát triển bền vững. Xây dựng đời sống văn hóa cũng chính là nhằm việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển.

Làm tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chính là nhằm thực hiện hóa mục tiêu, chỉ tiêu về xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của nhà trường. Do đó, trước hết cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của phong trào này. Các cấp ủy và chính quyền cần xác định đúng, đầy đủ nội dung của phong trào, coi đây là phong trào thi đua yêu nước mang tính tổng hợp và thống nhất ở cơ sở. Cấp ủy Đảng coi đây là một giải pháp quan trọng để xây dựng đời sống văn hóa nhà trường nói riêng và xây dựng nền văn hóa nói chung.

Phong trào được đề cập ở 5 nội dung:

- Phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, tÝch cực xã hội hóa công tác đào tạo. Thực hiện đa dạng các loại hình đào tạo. Khuyến khích hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục đào tạo khác, các bệnh viện, trung tâm y tế nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế cho tỉnh và xã hội, tạo công ăn, việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên.

- Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh. Bản thân mỗi thành viên trong đơn vị luôn tích cực học tập, nâng cao trình độ nhận thức. Đồng thời tuyên truyền cho gia đình, nhân dân nơi cư trú thực hiện nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật. Cam kết thực hiện xây dựng gia đình văn hóa.

- Xây dựng môi trường văn hóa sạch, đẹp, an toàn.

- Xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thể thao ở nhà trường.

Vậy, phong trào chứa đầy đủ các thuộc tính của văn hóa. Do đó mọi người, các bộ phận, đơn vị phải đoàn kết gắn bó chặt chẽ, cùng nhau tích cực tham gia hưởng ứng phong trào. Sức mạnh khối đoàn kết của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh sẽ là chỗ dựa vững chắc của phong trào xây dựng đời sống văn hóa.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa tại trường trung cấp y tế bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)