Các biến chứng có thể gặp trong gãy thân xương chày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy (Trang 27 - 28)

1.4.1. Toàn thân

- Sốc là biến chứng ít gặp trong gãy TXC, thường gặp ở những bệnh nhân có tổn thương phối hợp.

- Biến chứng tắc mạch do mỡ là biến chứng rất ít gặp, đây là một nguyên nhân gây ra hội chứng suy hô hấp cấp.

- Ngoài ra còn có thể gặp các biến chứng viêm phổi, viêm đường tiết niệu, suy kiệt hay gặp ở người già do nằm lâu, do không được chăm sóc chu đáo hay điều trị bằng phương pháp mà bệnh nhân không thể tập vận động sớm được.

1.4.2. Tại chỗ

- Biến chứng gãy kín chuyển thành gãy hở: do sau gãy xương không

được cố định tạm thời.

- Biến chứng tổn thương mạch máu - thần kinh [10], [11]

Gãy TXC có biến chứng tổn thương mạch - thần kinh thường do chấn thương mạnh gây căng dãn đột ngột quá mức hoặc đầu xương gãy chọc gây đứt rách thần kinh, mạch máu. Dây thần kinh hay bị nhất là thần kinh hông khoeo

ngoài. Nếu nghi ngờ tổn thương mạch máu nên chụp mạch máu để xác định rõ tổn thương trước khi lựa chọn phương pháp điều trị.

- Biến chứng chèn ép khoang:đây là một biến chứng cấp tính, có thể gặp

trong cả gãy kín và gãy hở. Vị trí hay gặp thường gãy ở đầu trên hoặc 1/3T xương chày. Hội chứng này xuất hiện từ giờ thứ 2 - 6 và đỉnh cao vào giờ 15 - 30. Biến chứng này nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực sẽ gây các biến chứng rất nặng, có khi phải cắt cụt chi do hoại tử chi thể [5], [6], [18], [22], [66].

- Những biến chứng của gãy hở: nhiễm khuẩn ổ gãy, viêm khuyết hổng

phần mềm, lộ hở xương ổ gãy gây viêm xương, viêm tủy mạn tính, dò mủ kéo dài. Biến chứng vỡ nát, mất mảnh xương rời, nhiễm khuẩn xương tại chỗ gây khớp giả, mất đoạn xương, ngắn chi… Đây là những biến chứng, di chứng rất phức tạp, nặng nề, điều trị rất khó khăn, mất nhiều thời gian điều trị, thường để lại nhiều tàn phế nặng, thậm chí phải cắt cụt chi [63].

- Các biến chứng muộn

+ Di lệch thứ phát trong điều trị bảo tồn bằng cố định bột, thường xảy ra sau 2 - 3 tuần cố định trở đi, khi cẳng chân đã hết phù nề gây lỏng bột dẫn đến di lệch thứ phát. Nguyên nhân chủ yếu do cố định ổ gãy không tốt và không đủ thời gian.

+ Liền xương di lệch: nguyên nhân do nắn chỉnh không đạt yêu cầu hoặc do trong quá trình điều trị phương tiện cố định không tốt dẫn đến di lệch thứ phát.

+ Chậm liền xương, khớp giả do nhiều nguyên nhân như tổn thương giải phẫu bệnh nặng nề, nuôi dưỡng tại ổ gãy kém, cố định ổ gãy không tốt...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)