Giải pháp về giảm thiểu tác động đến môi trường Biện pháp quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 113 - 116)

Biện pháp quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao

Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ 3.560,8 ha rừng lá rộng thường xanh; Bảo vệ hệ sinh thái có giái trị bảo tồn cao với diện tích là 234,3ha; Bảo vệ hành lang hoạt động cho các loài động vật hoang dã với diện tích là 1.795,8 ha;

Nghiêm cấm khai thác gỗ trong khu rừng tự nhiên;

Nghiêm cấm săn bắn, bẫy động vật hoang dã, đặc biệt các loài chim và thú nằm trong sách đỏ Việt Nam và IUCN;

Bảo vệ các khu rừng có giá trị cảnh quan độc đáo;

Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học và bảo tồn;

Xây dựng phương án khai thác và sử dụng LSNG và hướng dẫn người dân bảo vệ và sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ;

Tăng cường tuần tra, giám sát các loại rừng có giá trị bảo tồn cao, đặc biệt tại các tiểu khu 558, nơi có sự hiện diện của 13 loài động vật nguy cấp;.

Tuyên truyền người dân hiểu về rừng có giá trị bảo tồn cao và không săn bắt, không buôn bán, và không ăn động vật hoang dã; Không khai thác sử dụng các loài thực vật quý hiếm, nguy cấp;

Giải pháp về giảm thiểu tác động đến môi trường khác

Áp dụng các biện pháp chống xói mòn đất, nuôi dưỡng nguồn nước, chống ô Bổ sung danh sách và tài liệu tập huấn cho công nhân sử dụng hóa chất của đơn vị.. Xây dựng các đường băng cản lửa,

Duy trì diện tích rừng trồng hỗn loài với tỷ lệ 10% tổng diện tích rừng của Công ty.

Tập huấn bổ sung biện pháp phòng chống sâu bệnh hại, phòng cháy chữa cháy rừng của Công ty;

Giải pháp giảm thiểu tác động đến xã hội

Công ty cần tham khảo, lưu trữ các hương ước quản lý bảo vệ rừng của các thôn bản trên địa bàn 03 xã.

Lưu trữ và phổ biến cho người lao động và cán bộ công nhân viên của Công ty về các công ước quốc tế có liên quan đến các hoạt động của công ty mà Nhà nước đã ký kết như Công ước LHQ về Đa dạng sinh học (1992); Công ước Cartagena về an toàn sinh thái cho Đa dạng sinh học; Công ước LHQ về chống Sa mạc hóa; Công ước quốc tế về đất ướt; Công ước LHQ về Biến đổi khí hậu; Công ước CITES; Các công ước quốc tế về lao động (ILO).

Lập văn bản cam kết thực hiện lâu dài tiêu chuẩn FSC.

Tuyên truyền và tập huấn về các nguyên tắc quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tới được cán bộ công nhân viên, người lao động và những người dân địa phương để họ hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện các nguyên tắc quản lý rừng bền vững;

Xác định và đóng mốc ranh giới đất đai do Công ty quản lý; Nên chọn ranh giới là các yếu tố tự nhiên, dễ nhận biết. Nơi nào dễ xảy ra hiện tượng xâm lấn thì cần đào hào, làm hàng rào, bổ sung các biển báo, bảng hiệu.

Lập văn bản thỏa thuận với cộng đồng địa phương về việc thu hái lâm sản trên đất của Công ty quản lý và quy chế giải quyết các mâu thuẫn về quyền sử dụng đất rừng. Lập quy ước quản lý và bảo vệ rừng, quyến sử dụng đất và sở hữu các tài nguyên khác giưa công ty và cộng đồng địa phương.

Tham vấn với cộng đồng địa phương về các tác động xấu có thể xảy ra đối với họ trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Bàn bạc cơ chế đền bù thiệt hại. Điều tra và xây dựng tài liệu về các kiến thức bản địa của địa phương (nếu có) để sử dụng vào trong công tác quản lý và sản xuất của mình. Nên có văn bản thỏa thuận và chế độ chi trả thỏa đáng cho những người cung cấp thông tin và sở hữu những kiến thức bản địa đó.

Tập huấn về an toàn lao động, kể cả lao động thời vụ. Kiểm tra nhắc nhở và xử lý kỷ luật người vi phạm. Tăng cường các bảng báo hiệu ở những nơi nguy hiểm, công khai các hướng dẫn, quy trình sử dụng, nội quy an toàn lao động đối với các loại thiết bị, vật tư, vật liệu nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ, độc hại;

Cần thực hiện việc mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động, kể cả số lao động thời vụ. Giải thích cho người lao động rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia bảo hiểm.

Đánh giá tác động xã hội các hoạt động sản xuất của công ty định kỳ 3 năm một lần. Lưu trữ các hồ sơ tài liệu để kiểm tra, đối chiếu khi cần.

Cập nhật danh sách người dân và các nhóm người chịu ảnh hưởng của các hoạt động quản lý rừng của công ty. Tổ chức cuộc họp tham khảo ý kiến người dân, trao đổi với cộng đồng địa phương về kế hoạch quản lý rừng của công ty cũng như cơ chế giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trên cơ sở được sự đồng thuận của cộng đồng người dân địa phương.

Nâng cao nhận thức cho CBCNV, cập nhật thường xuyên về các quy định, luật pháp, hướng dẫn kỹ thuật mới;

Bổ sung và lưu trữ một cách hệ thống và đầy đủ tài liệu, văn bản liên quan đến các yêu cầu của chứng chỉ rừng. Thực hiện quản lý, lập kế hoạch giám sát, theo dõi và báo cáo theo hàng tháng, quý, năm đúng các yêu cầu của quản lý rừng bền vững;

4.3.2.5. Dự báo hiệu quả thực hiện phương án QLRBV 1) Hiệu quả kinh tế 1) Hiệu quả kinh tế

Dự kiến, thực hiện thành công phương án QLRBV sẽ đạt các chỉ tiêu kinh tế tài chính như sau:

Doanh thu đạt 308.584 triệu đồng; Bình quân 31.777 triệu đồng/năm. Trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt doanh thu 137.934 triệu đồng, bình quân 27.587 triệu đồng/năm; giai đoạn từ 2016 -2020 đạt 170.650 triệu đồng, bình quân 34.130 triệu đồng/năm;

Tổng vốn đầu tư là 224.741 triệu đồng; bình quân 22.474 triệu đồng/năm. Trong đó giai đoạn 2011-2015 chi phí 143.903 triệu đồng, bình quân 28.780 triệu đồng/năm; giai đoạn 2016-2020 chi phí 80.838 triệu đồng, bình quân 16.168 triệu đồng/năm.

Từ năm 2017 trở đi, Công ty trả đầy nợ vay cả gốc lẫn lãi 13.438 triệu đồng đã vay từ năm 2011-2016; Công ty vẫn còn lãi 361 triệu đồng và từ năm 2017 trở đi, Công ty có lãi hoàn toàn trên 15.000 triệu đồng/năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 113 - 116)