KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 117 - 119)

5.1 Kết luận

QLRBV là mục tiêu của bất kỳ một đơn vị kinh doanh lâm nghiệp nào muốn hướng tới quản lý rừng ổn định, có hiệu quả, bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Tác giả thực hiện đề tài này nhằm tư vấn, hỗ trợ phương pháp đánh giá để xác định được những nguyên tắc chưa đạt, đề ra giải pháp điều chỉnh hoạt động lâm nghiệp đáp ứng nguyên tắc và tiêu chí Bộ tiêu chuẩn QLRBV của tổ chức GFA đối với CTLN Bến Hải. Kết quả cụ thể như sau:

5.1.1. Đánh giá quản lý rừng và xác định lỗi khiếm khuyết

Điểm cho nguyên tắc 1 là: 9,92 điểm Điểm cho nguyên tắc 2 là: 9,76 điểm Điểm cho nguyên tắc 3 là: 10 điểm Điểm cho nguyên tắc 4 là: 9,33 điểm Điểm cho nguyên tắc 5 là: 8,52 điểm. Điểm cho nguyên tắc 6 là: 7,44 điểm Điểm cho nguyên tắc 7 là: 8,34 điểm Điểm cho tiêu chuẩn 8 là: 5,38 điểm Điểm cho tiêu chuẩn 9 là: 8,63 điểm Điểm cho nguyên tắc 10 là: 8,90 điểm

Tổng số điểm mà CTLN Bến Hải đạt là 86,22 điểm thể hiện Công ty đã có

nhận thức về QLRBV, có khả thi được cấp chứng chỉ nếu khắc phục được các lỗi khiếm khuyết được đề ra. Các lỗi khiếm khuyết cơ bản cần khắc phục là.

1) Phải xây dựng hoàn thiện bản kế hoạch quản lý rừng theo nguyên tắc 7. 2) Phải có kế hoạch giám sát tăng trưởng rừng; giám sát môi trường.

5.1.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC:

Xác định được chuỗi hành trình sản phẩm cho gỗ nguyên liệu giấy. Điểm yêu cầu 1: 8 điểm

Điểm yêu cầu 2: 8 điểm Điểm yêu cầu 3: 9 điểm Điểm yêu cầu 4: 9 điểm Điểm yêu cầu 5: 9 điểm Điểm yêu cầu 6: 9 điểm Điểm yêu cầu 7: 8 điểm Điểm yêu cầu 8: 9 điểm Điểm yêu cầu 9: 8 điểm Tổng điểm các yêu cầu: 77 điểm

Công ty đáp ứng được các yêu cầu của Việt Nam về đánh giá CoC. Các yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm, chất lượng, ghi chép tài liệu và lưu trữ thông tin được thực hiện nghiêm chỉnh. Về cơ bản, những lỗi khuyết khuyết trong đánh giá CoC là không có.

5.1.3. Các giải pháp lập kế hoạch quản lý rừng

Luận văn đề xuất các giải pháp xây dựng kế hoạch quản lý rừng cho CTLN Bến Hải giai đoạn 2011 – 2020, trong đó tập trung chủ yếu vào:

+ Kế hoạch trồng và khai thác rừng trồng nguyên liệu hằng năm. + Khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên.

+ Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. + Phát triển lâm nghiệp cộng đồng

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp. + Đào tạo nhân lực

+ Giảm thiểu tác động môi trường + Giảm thiểu tác động xã hội

5.2. Tồn tại

Luận văn nghiên cứu một vấn đề còn tương đối mới mẻ, tài liệu chưa nhiều, điều kiện thời gian còn hạn chế, cùng với kinh nghiệm bản thân nên luận văn còn gặp một số tồn tại nhất định.

- Việc kế thừa các nguồn tài liệu của cơ quan chưa nhiều, trong quá trình thu thập tác giả cũng đã bổ sung bằng phương pháp thực địa. Số liệu chỉ mang tính chất đại diện trong phạm vi hẹp nên các giá trị tính toán chưa có độ chính xác cao.

- Điểm bình quân các tiêu chuẩn chỉ mang tính tương đối, vì có những tiêu chuẩn có một số điểm chỉ số rất thấp nhưng các chỉ số còn lại cao làm điểm bình quân của tiêu chuẩn cao hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, số liệu thu thập có sự tham vấn với cộng đồng địa phương nên vẫn còn mang tính chủ quan.

5.3. Khuyến nghị

Đánh giá QLRBV theo các tiêu chuẩn QLRBV là vấn đề còn mới với nhiều đơn vị lâm nghiệp nói riêng. Để việc đánh giá được chính xác hơn, Công ty cần thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng phương án quản lý rừng có liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế nên cần tính đến chính xác đến từng trạng thái rừng, lô, khoảnh.

- Đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh đến xã hội và môi trường cần sâu sắc hơn.

- Đề nghị Nhà nước và các ban ngành liên quan hỗ trợ, ưu đãi về chính sách vay vốn; ưu tiên vay vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp.

- Bộ máy quản lý phải làm việc hết sức khoa học, trong đó có sự phối kết hợp nhịp nhàng trong nội bộ cũng như với cộng đồng địa phương.

- Cử cán bộ đi tập huấn và tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức: quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý lâm phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 117 - 119)