Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 44 - 51)

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông – lâm nghiệp

Trong những năm qua, huyện Lương Sơn có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Tốc độ kinh tế liên tục tăng, thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển.

Năm 2017, mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và nhân dân từ huyện đến cơ sở, ngành sản xuất Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản của huyện vẫn đạt được kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu chủ yếu tăng so với kế hoạch và cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) ngành nông nghiệp ước đạt 1.778,9 tỷ đồng, đạt 104,1% kế hoạch và đạt 106,3% so với cùng kỳ. Trong đó, nông nghiệp đạt 1.668,5 tỷ đồng (trồng trọt 562,8 tỷ đồng, chăn nuôi 1.079,9 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp 25,8 tỷ đồng), lâm nghiệp 81,3 tỷ đồng, thủy sản 29,1 tỷ đồng, tăng trưởng ngành nông nghiệp ước đạt 3,1%.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 10.124,2 ha, đạt 108,6% kế hoạch và bằng 97,32% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đat 36.617,4 tấn, đạt 104,6% kế hoạch và bằng 93,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Diện tích rừng đã trồng là 840,39 ha, đạt 120,05% kế hoạch. Thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ trên 10.000 ha rừng; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 39,7%, tăng 7,17% so với cùng kỳ năm 2016. Chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 5.201,42 ha, trong đó rừng phòng hộ chuyển ra là 984,45 ha, rừng sản xuất chuyển ra là 4.216,97 ha. Chuyển từ ngoài quy hoạch 3 loại rừng vào trong quy hoạch 3 loại rừng là 132,34 ha, trong đó chuyển vào rừng phòng hộ 26,78 ha, chuyển vào rừng sản xuất 105,56 ha.

Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 1.823,4 tỷ đồng;

b) Công nghiệp – xây dựng

Năm 2017 ước tính giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 8.016 tỷ đồng, đạt 100,2% so với kế hoạch và tăng 120,3% so với cùng kỳ năm 2016.

c) Cơ cấu kinh tế

Nhìn chung năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng khá, có 14/16 chỉ tiêu đạt và vượt KH Nghị quyết HĐND huyện đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dân tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mai – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể, tỷ trọng của các ngành Nông, lâm nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Thương mại - dịch vụ lần lượt là 14,7% - 59,7% - 25,6%.

Thu ngân sách cả năm trên địa bàn huyện đạt 202,860 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017.

4.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội

a). Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người 31 triệu đồng/năm.Chương trình xây dựng NTM được triển khai tích cực, đến hết năm 2018, toàn huyện có 11/19 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM (chiếm 57,8%), tiêu chí bình quân/xã đạt 17,89 tiêu chí. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96,5%. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đề án cải tạo vườn tạp tiếp tục được triển khai thực hiện, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về kinh tế nông nghiệp hàng hóa.

b). Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện dần hoàn thiện và phát triển.

+) Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện đang dần được hoàn thiện từng bước tạo xương sống cho phát triển đô thị.

Giao thông là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, giao thông là nhân tố cơ bản để thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa. Huyện Lương Sơn có nhiều loại công trình giao thông như: đường bộ, đường sắt và đường thủy. Hệ thống giao thông được phân bổ rộng khắp trên địa bàn, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao lưu kinh tế và đi lại với các tỉnh bên ngoài huyện Lương Sơn, cũng như với các xã trong huyện

Các tuyến liên huyện, liên xã có mặt cắt ngang từ 3,5-5,5m, mặt đường có kết cấu đá dăm hoặc trải nhựa.

Đường thuỷ qua huyện Lương Sơn có tuyến đường chính là tuyến sông Hồng đang được khai thác vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách cũng như phục vụ khách tham quan du lịch.

+) Hệ thống thủy lợi

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của huyện Lương Sơn đã được đầu tư khá hoàn chỉnh phục vụ khá tốt cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình và đầu tư còn có phần hạn chế cho nên thủy lợi khu vực các xã vùng bãi còn gặp nhiều khó khăn, nhất là hệ thống tưới cho đất vùng bãi trong vụ đông xuân nhằm khai thác hiệu quả cao hơn với diện tích đất phù sa được bồi tụ hàng năm.

+) Hệ thống điện

Trong những năm qua, hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. Vì vậy, mạng lưới điện Lương Sơn đã phát huy tốt hiệu quả trong truyền tải và phân phối điện cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, công suất thấp và bán kính phục vụ xa nên vào những giờ cao điểm, tháng cao điểm chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.

+) Thông tin, bưu điện

Huyện Lương Sơn hiện nay có 1 tổng đài vệ tinh với dung lượng tổng cộng là 1010 số: 100% các xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, trường học, đều có điện thoại. Nhìn chung hệ thống thông tin, bưu điện đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân.

4.1.2.3. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

Những thay đổi khắc nghiệt về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng khí hậu cực đoan, thiên tai…) đã làm diện tích đất khô hạn, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở,…xảy ra ngày càng nhiều hơn nhất là với địa hình chủ yếu là đồi núi như huyện Lương Sơn.

Biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, chính vì vậy cần quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý và hiệu quả.

Sạt lở đất ven các sông suối, vùng đồi núi cao có địa hình dốc và chia cắt mạnh cũng là một vấn đề xảy ra thường xuyên ở tỉnh Hòa Bình, đặc biệt ở phần hạ lưu sông và các sông suối lớn…vào mùa mưa lũ. Sạt đất, trượt lở đất không chỉ làm mất đất sản xuất nông nghiệp, đất ở mà còn gây thiệt hại về người và tài sản, hư hại hệ thống cơ sở hạ tầng. Tạo áp lực cho việc bố trí quỹ đất tương đối lớn, đồng thời trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí các công trình.

- Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất: do biến đổi khí hậu, đất nông nghiệp có thể bị giảm, một phần diện tích sẽ không sử dụng được nữa do ngập úng, khô hạn, xói mòn hoặc sẽ phải chuyển đổi thành đất ở cho những hộ dân phải di rời do ảnh hưởng của thiên tai (ngập lụt, sạt lở đất).

- Mặt khác, biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng ngập úng, xói lở bờ sông, sạt lở đất…ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất ở một bộ phận dân cư sống ở khu vực đồng bằng, khu vực đồi núi ven các sông suối sẽ phải di rời đến nơi ở khác; cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, năng lượng, cấp thoát nước…) cũng bị ảnh hưởng, gây sức ép trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng mới thay thế các công trình đã bị hư hỏng do thiên tai.

- Tác động của các loại hình sử dụng đất đến biến đổi khí hâu: Việc sử dụng đất đai cũng có ảnh hưởng lớn đối với lượng nước bốc hơi. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, thời điểm mưa và những thay đổi về hình thái trong chu trình nước: mưa – nước bốc hơi…đều dẫn đến sự thay đổi cơ chế ẩm trong đất, lượng nước ngầm và các dòng chảy. Hơn nữa, lượng phát thải khí nhà khí do sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất cũng là nguyên nhân đối với sự nóng lên toàn cầu mà việc chặt phá rừng vẫn còn đang diễn ra dẫn đến suy thoái rừng là một trong những nguyên nhân chính.

4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

a) Thuận lợi

- Có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển vùng kinh tế tổng hợp và trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Hòa Bình.

Với vị trí địa lý, địa hình miền núi thấp, có quỹ đất, có nhiều tài nguyên, có cảnh quan phong phú, đa dạng, lại nằm không xa Thủ đô Hà Nội, giữa các tuyến

giao thông quốc lộ khá thuận lợi. Đặc biệt, Lương Sơn là một vùng kinh tế động lực của tỉnh vừa nằm trong dải hành lang tiếp giáp với Hà Nội (thuộc phía Bắc huyện Kỳ Sơn và dọc theo huyện Lương Sơn) và vừa nằm trên trục trung tâm dọc đường QL6, đường Láng – Hòa Lạc về thành phố Hòa Bình và hồ sông Đà. Đã tạo cho Lương Sơn là địa bàn trọng điểm, được ưu tiên đầu tư phát triển và được tăng cường thêm mối quan kệ kinh tế, có nhiều lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư để phát triển cả công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp.

- Trên địa bàn huyện Lương Sơn, có những đặc trưng của tỉnh dân tộc, miền núi. Đó là: những nét văn hóa dân tộc, có những nét phong cảnh thiên nhiên, có môi trường sinh thái trong lành. Những tính chất này hội tụ trong một địa phương nằm rất gần thủ đô Hà Nội, sẽ là điểm thuận lợi để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch tổng hợp thu hút khách từ Hà Nội và các khu vực đồng bằng.

- Khả năng tổ chức và phát triển tiểu vùng kinh tế động lực trên địa bàn huyện.

Dựa trên địa hình, vị trí địa lý, đầu mối giao thông và sự sẵn có tài nguyên cũng như nguồn nhân lực, có thể xác định rõ nét vùng động lực phát triển cho toàn huyện, đó là vùng phía Bắc huyện với vị trí là trung tâm đầu não chính trị và kinh tế của huyện. Vùng động lực có khả năng phát triển mạnh công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất VLXD, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tận dụng nguồn lao động, phát triển vùng nông nghiệp sản xuất rau, hoa và cây ăn quả chất lượng cao; đặc biệt là khả năng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cũng như du lịch văn hóa lịch sử. Với những đặc điểm thuận lợi nói trên, thị trấn Lương Sơn có những điều kiện để trở thành Thị xã trong tương lai gần.

- Khả năng lựa chọn các sản phẩm mũi nhọn của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa.

Lương Sơn có khả năng phát triển thành vùng kinh tế tổng hợp có vị thế quan trọng trong toàn nền kinh tế tỉnh Hòa Bình. Mặt khác, với những điều kiện tự nhiên, tài nguyên, tính chất đất đai, vị trí địa lý, có thể xác định được khá rõ rang những ngành sản phẩm mũi nhọn mang tính đặc trưng của kinh tế huyện Lương Sơn, đó là:

Sản phẩm công nghiệp khai thác khoáng sản (đá vôi, đất sét, đá) và phát triển công nghiệp sản xuất VLXD, các Nhà máy xi măng có công suất lớn, đó chính là một trong những ngành CN mũi nhọn mà tỉnh Hòa Bình đã xác định điểm nhấn phát triển tại địa bàn huyện Lương Sơn;

Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng – sinh thái, du lịch thiên nhiên hang động, du lịch lịch sử - văn hóa, với các tour du lịch liên kết trong tuyến phát triển khu trung tâm kinh tế của tỉnh, kèm theo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: nhà hang, khách sạn, sân golf, hệ thống nhà vườn, với cá món ăn đặc sản dân tộc mà chỉ có ở Lương Sơn mới có.

b) Những khó khăn

- Sức ép của yêu cầu phát triển nhanh.

Trong giai đoạn đến năm 2020, Lương Sơn đứng trước một yêu cầu phát triển nhanh, do là một điểm trong vùng động lực tăng trưởng của tỉnh Hòa Bình. Tuy vậy, nội tại những gì đang có của huyện có nhiều biểu hiện không đủ khả năng để theo kịp những yêu cầu phát triển nhanh này, ví dụ như ý thức tư duy phát triển, trình độ nguồn nhân lực, các yếu tố tập quán xã hội, khả năng tiếp thu kiến thức, khoa học công nghệ để tận dụng những ảnh hưởng tốt và loại trừ tác động xấu từ phía bên ngoài.

- Khả năng phát triển kinh tế không đều giữa các vùng trong huyện.

Bên cạnh các xã phía Bắc huyện và các xã khu vực phía Đông Nam huyện có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, địa bàn huyện có hai tiểu vùng, do những điều kiện khác nhau nhưng đều gặp khó khăn trong quá trình phát triển. Vùng phía Tây Nam huyện, do điều kiện địa hình chia cắt, hệ thống giao thông, điều kiện thủy văn khó khăn, lại là vùng “cụt” nên rất không có điều kiện phát triển nền kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển. Tiểu vùng thứ hai, bao gồm các xã phía Nam huyện, do có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, là vùng CT229, vì thế các xã này phải tuân theo các quy chế của loại vùng này và nhìn chung là rất hạn chế việc giao lưu hàng hóa, mở rộng thị trường và trao đổi kinh tế xã hội với bên ngoài.

Do điều kiện kinh tế - xã hội – địa lý, kinh tế của vùng Bắc và Đông Nam huyện có điều kiện phát triển mạnh nên mức sống dân cư ở đây, nhất là vùng phía Bắc huyện cao hơn nhiều so với hai vùng còn lại. Sự chênh lệch mức sống giữa các tiểu vùng trong huyện gây khó khăn cho việc tổ chức đời sống KTXH trong toàn huyện. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới phải khắc phục những khó khăn cho vùng chậm phát triển (vùng Tây Nam huyện), nhất là phát triển cơ sở hạ tầng kết nối và thực hiện những chính sách rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống giữa vùng này với các vùng khác.

- Những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ huyện.

Hiện tại, với vị trí trung tâm và là điểm kết nối Hòa Bình với vùng Hà Nội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)