Đất đai 1993 đến nay tại tỉnh Hòa Bình
Xác định vai trò quan trọng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, những năm qua ngành TN&MT đã triển khai hiệu quả và đồng bộ công tác này trên địa bàn tỉnh, việc lập kế hoạch sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội.
Thực hiện Luật Đất Đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Sở TN & MT, UBND các huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hàng năm. Năm 2013, các huyện đã hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và được UBND tỉnh phê duyệt phương án quy hoạch. Cụ thể, nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ đã xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Hòa Bình.
Trong quá trình sử dụng đất, việc xem xét chuyển mục đích sử dụng đất đều đựa trên nguyên tắc khai thác tiết kiệm, hiệu quả và triệt để quỹ đất, đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển hạ tầng của thành phố, do đó các diện tích đất thu hồi đều tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Năm 2018, UBND tỉnh đã chính thức công bố Đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Hòa Bình. Đồ án Quy hoạch được thực hiện theo định hướng phát triển không gian vùng và tổ chức hệ thống đô thị là vùng phát triển kinh tế tổng hợp với công nghiệp, công nghệ cao, du lịch văn hóa, sinh thái, thương mại, dịch vụ giáo dục đào tạo và nông lâm, ngư nghiệp xoay quanh các đô thị hạt nhân cấp tỉnh và cấp khu vực, các đô thị đặc thù.
Theo đó, huyện Lương Sơn được quy hoạch thành vùng trung tâm phát triển kinh tế với định hướng chung là phát triển không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; hệ thống điểm dân cư nông thôn, bảo vệ môi trường, các chương trình dự án ưu tiên đầu tư và dự kiến nguồn lực thực hiện.
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11-5-2012 của Tỉnh ủy Hòa Bình, huyện Lương Sơn cần phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên, thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái để đạt được mục tiêu xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn thành đô thị loại IV và công nhận đô thị Chợ Bến vào năm 2020, tạo tiền đề để sớm trở thành thị xã Lương Sơn vào năm 2025. Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện, mở mang các ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng, tạo thêm sức mạnh mới cho kinh tế của Hòa Bình nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng. Quy hoạch chung đô thị Lương Sơn là trung tâm tổng hợp, đầu mối giao thông, giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng định vị thế của Hòa Bình trong chiến lược phát triển Thủ đô.
PHẦN3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài chọn huyện Lương Sơn là địa điểm nghiên cứu. Đây là huyện miền núi cửa ngõ phía Đông tỉnh Hòa Bình Lương Sơn và là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây bắc với vùng đồng bằng sông Hồng. Huyện có diện tích tự nhiên là 36.488,85 ha.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2018 - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Từ năm 2016 đến năm 2018
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 3.2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Lương Sơn.
3.2.3. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Lương Sơn đến năm 2020
3.2.4. Đánh giá những tác động của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội và môi trường trên địa bàn.
3.2.5. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
3.2.6. Đề xuất giải pháp tăng cường việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Lương Sơn
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, tài liệu, các thông tin đã được công bố phục vụ mục đích nghiên cứu. Phương pháp này là phương pháp được sử dụng ở những bước đầu tiên của nghiên cứu khoa học. Nguồn tài liệu thu thập sẽ là cơ sở giúp cho người thực hiện đánh giá tổng quan về khu vực nghiên cứu.
- Các tài liệu về điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, tài liệu đất đai, các báo cáo đánh giá, kiểm kê đất đai, các báo cáo tổng kết, niên giám thống kê.
- Các văn bản pháp lý, các chính sách của Nhà nước, của địa phương có liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch từ năm 2016 - 2018.
- Các báo cáo thống kê đất đai hàng năm của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Các tài liệu, thông tin có liên quan tới đề tài nghiên cứu như: bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Lương Sơn năm 2005, năm 2010 và năm 2015.
Ngoài ra đề tài còn tham khảo các tài liệu, bài báo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin chính thống. Các tài liệu thu thập được sẽ được phân loại, tổng hợp, phân tích một cách khoa học nhằm sử dụng hiệu quả nhất những thông tin đó.
3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Thực hiện điều tra thực tế bằng phương pháp sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan tới vấn đề nghiên cứu, thu thập và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, số liệu, văn bản liên quan tới đối tượng nghiên cứu nhằm rà soát, phát hiện và hệ thống hóa các vấn đề.
3.3.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Vấn đề nghiên cứu sẽ được tiếp cận từ nhiều phía, cụ thể là tiếp cận từ tổng thể tới chi tiết, từ lý luận, phương pháp luận tới thực tiễn, từ chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật.
3.3.4. Phương pháp phân tích, thống kê
Dựa vào những tài liệu, số liệu điều tra và thu thập được từ các phòng ban để phân tích chọn lọc các tài liệu, số liệu phù hợp. Sau đó tiến hành xử lý các số liệu, tài liệu đã thu thập được; thống kê các số liệu về điều tra, tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Cụ thể về các số liệu như quy mô, diện tích; thời gian thực hiện; vị trí công trình, dự án và hình thức huy động vốn.
Từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình tiến hành tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, sử dụng các chỉ tiêu để phân tích số liệu thu thập được. Các số liệu thu thập được sẽ được phân tích và xử lý phân tích thống kê.
3.3.5. Phương pháp so sánh
Tiến hành phân lập các nhóm đối tượng và nhóm chỉ tiêu, đối chiếu các chỉ số định lượng hoặc cấp độ định tính tương ứng để xác định mức độ giống nhau, khác nhau, từ đó xác định hoặc dự đoán, dự báo các quy luật diễn biến của các hiện tượng hoặc mối quan hệ hay tính chất của các đối tượng nghiên cứu.
3.3.6. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn để đưa ra các giải pháp tối ưu phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LƯƠNG SƠN
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Lương Sơn 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lương Sơn là huyện miền núi cửa ngõ phía Đông tỉnh Hòa Bình. Ranh giới hành chính của Huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc: giáp huyện Quốc Oai, tỉnhHà Nội;
- Phía Nam: giáp huyện Kim Bôi và Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Phía Đông: giáp huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, tỉnhHà Nội. - Phía Tây: giáp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí huyện Lương Sơn trong tỉnh Hoà Bình
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85 ha, được chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn ( Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Lương Sơn- là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 km về phía Đông. Có đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m, độ cao trung bình 251 m so với mặt nước biển, địa hình chia làm các vùng (UBND huyện Lương Sơn, 2013):
- Vùng trung tâm huyện là thị trấn Lương Sơn và các xã liền kề Hòa Sơn, Tân Vinh. Vùng có đường Quốc lộ 6A chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc với Hà Nội.
- Vùng phía Bắc huyện gồm các xã Lâm Sơn, Cư Yên, Hợp Hòa, Nhuận Trạch. Địa hình có những dãy núi cao xen kẽ đồi núi thấp hình bát úp, ở giữa là thung lũng rộng và bằng phẳng. Vùng có đường Quốc lộ 6A chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của huyện Lương Sơn.
- Vùng Đông Nam huyện gồm các xã Thành Lập, Trung Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng và Thanh Lương có nhiều núi đá vôi, núi đất xen kẽ hang động nhũ đá chạy dài men theo các xã.
- Vùng phía Nam - Tây Nam gồm xã Trường Sơn, Cao Răm, Tân Thành, Hợp Châu, Long Sơn, Hợp Thành và Cao Dương. Địa hình cao, nhiều đồi núi thấp, nằm ở vùng sâu của huyện, hệ thống giao thông không thuận lợi.
Đất đai khu vực Lương Sơn được hình thành bởi đá macma, đá vôi và các trầm tích lục nguyên.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc trưng sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối đông thường ẩm ướt.
Nhiệt độ trong khu vực khá cao tương đương với nhiệt độ chung của thành phố. Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, biên độ nhiệt trong năm khoảng 12-13oC, biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm khoảng 6-7oC.
Độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 82%. Lượng mưa bình quân từ 1.520,7- 2.255,6 mm/năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa mưa cũng thất thường. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa
nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ. Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc (UBND huyện Lương Sơn, 2014).
4.1.1.4. Thủy văn
Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu ( bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước.
Ngoài sông Bùi trong huyện còn có sông Cò và sông Bôi. Ngoài ra còn có 18 con suối, 20 hồ nước phân bố rộng khắp các vùng địa hình. Đây là nguồn tài nguyên nước quan trọng có thể cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, hệ thống các sông, suối ở Lương Sơn ngắn và dốc. Vì vậy, mùa khô thường không có hoặc có rất ít nước; mùa mưa thường xuất hiện lũ làm rửa trôi, xói mòn đất (UBND huyện Lương Sơn, 2013).
Các đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Lương Sơn phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: nông sản nhiệt đới, nận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản Ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống khi thời tiết bất thuận. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên.
a. Tài nguyên đất
Đất đai của huyện Lương Sơn khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với các loại đất chính như sau:
Phân bố chủ yếu ở các xã Nhuận Trạch, Tân Vinh và một phần xã Cao Răm. - Đất phù sa ngòi suối được bồi đắp hàng năm chiếm 0,42% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Bùi.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 3,85% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực trung tâm và phía Nam huyện.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm 11,5% diện tích tự nhiên. - Đất nâu vàng trên đất phù sa cổ chiếm 2,23% diện tích tự nhiên. - Đất đỏ vàng trên đá sét chiếm 48,7% diện tích tự nhiên.
- Đất vàng nhạt trên đá cát chiếm 14,8% diện tích tự nhiên.
- Đất than bùn, đất bạc màu trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính chiếm 18,05% diện tích tự nhiên (UBND huyện Lương Sơn, 2013)
b. Tài nguyên nước
* Nước mặt: Lương Sơn có con sông Bùi chảy qua. Đây là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.
* Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện Lương Sơn, nguồn nước ngầm ở Lương Sơn có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m-19,5m, trung bình 12,5m. nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khả năng nhiễm khuẩn cao. Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa hai tầng qh và qp1 có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc Bộ thuộc lưu vực sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m-84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm khuẩn.
c. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữ lượng lớn đó là đá vôi, đá xây