Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 31 - 35)

2.3.2.1. Thời kỳ trước luật đất đai 1993

Thời kỳ luật đất đai ( 1987 – 1993)

Năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai. Tuy nhiên, nội dung của quy hoạch đất đai chưa được nêu ra.

Ngày 15/04/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất (Nay là bộ TN & MT) đã ra Thông tư số 106/QH – KHRD, hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất.Thông tư đã hướng dẫn cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất.Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất cấp lớn hơn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện.

2.3.2.2. Thời kỳ thực hiện luật đất đai 1993 đến nay

Tháng 7/1993 Luật Đất đai 1993 được công bố. Trong luật này các điều khoản nói về quy hoạch sử dụng đất đai được cụ thể hóa hơn Luật Đất đai năm 1987.

Từ năm 1993 Tổng cục địa chính (nay là Bộ TN&MT) đã triển khai quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010. Dự án quy hoạch sử dụng đất này đã được Chính phủ thông qua và Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa IX. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đai của các bộ, ngành và các tỉnh. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính đã và đang triển khai ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai ngày càng được nhà nước quan tâm, vì vậy các văn bản liên quan đến quy hoạch đã ra đời.

Ngày 12/10/1998, Tổng cục địa chính ra công văn số 1814/CV - TCĐC về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ngày 1/10/2001, Chính Phủ ban hành Nghị định 64/NĐ - CP của Chính Phủ về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính. Ngay sau đó Tổng cục địa chính đã ban hành Thông tư 1842/2001/TT- TCĐC ngày 1/11/2001 kèm theo quyết định số 424a, 424b, Thông tư 2074/2001/TT - TCĐC ngày 14/02/2001 để hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 68NĐ - CP.

Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, luật đã quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Quốc hội khoá XI, 2003).

Ngày 29/10/2004 Chính Phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ - CP về thi hành Luật Đất đai 2003. Trong đó chương III, từ điều 12 đến điều 29 quy định rõ các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Chính Phủ, 2004).

Ngày 29/11/2013, Luật đất đai 2013 được ban hành, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.

2.2.2.3. Chính sách quy hoạch, kế hoach tại Việt Nam khi có Luật đất đai 2013.

a) Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay:

Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điều chỉnh, bổsung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai để thực hiện.

Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế, nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phân công hợp lý về chức năng đối với các sở chuyên ngành như xây dựng, quy hoạch – kiến trúc và ủy ban nhân dân các quận, huyện trong quản lý, theo dõi việc lập, thẩm định, trình duyệt và thực hiện quy hoạch. Lực lượng cán bộ chuyên trách cho công tác này còn nhiều hạn chế về năng lực. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch diễn ra phổ biến nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế.

Tình trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không phù hợp dẫn đến lãng phí đất, trong khi nhu cầu người dân và nhu cầu của nền kinh tế-xã hội lại chưa được đáp ứng. Tình trạng ô nhiễm môi trường do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không hợp lí vẫn tồn tại ở nhiều địa phương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến. Trên cả nước vẫn còn hàng ngàn dự án “treo” chưa được thu hồi. Hậu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp

trước tiên đó là đại bộ phận người dân đặc biệt những người dân đang sống trong khu vực có các dự án quy hoạch “treo”, họ không được thực hiện những quyền cơ bản đối với bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình.

b) Những điểm mới của Luật đất đai 2013 để khắc phục các tình trạng trên:

Để việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể là:

Bổ sung thêm vào Khoản 2 Điều 35 quy định: “Quy hoạch sử dụng đất cấpquốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quyhoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”;

Bổ sung mới 2 nguyên tắc: “Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môitrường” (Khoản 7 Điều 35);

“Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” (Khoản 8 Điều 35).

Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định “Kế hoạch sử dụng đất cấphuyện được lập hàng năm” (Khoản 2 Điều 37).

Nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp.

Điểm mới có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2013 là quy định kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục

lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.Về nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cũng có bổ sung một số quy định như: “Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh” (Điểm c Khoản 4 Điều 40) và “Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” (Điểm đ Khoản 4 Điều 40).

Để tránh chồng chéo trong quy hoạch, Luật đất đai năm 2013 đã quy định mối liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị trên địa bàn quận tại Khoản 5 Điều 40, cụ thể là: “Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 31 - 35)