Điều kiện tựnhiên của huyện Lương Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 40 - 44)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Lương Sơn là huyện miền núi cửa ngõ phía Đông tỉnh Hòa Bình. Ranh giới hành chính của Huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc: giáp huyện Quốc Oai, tỉnhHà Nội;

- Phía Nam: giáp huyện Kim Bôi và Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Phía Đông: giáp huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, tỉnhHà Nội. - Phía Tây: giáp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Hình 4.1: Sơ đồ vị trí huyện Lương Sơn trong tỉnh Hoà Bình

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85 ha, được chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn ( Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Lương Sơn- là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 km về phía Đông. Có đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m, độ cao trung bình 251 m so với mặt nước biển, địa hình chia làm các vùng (UBND huyện Lương Sơn, 2013):

- Vùng trung tâm huyện là thị trấn Lương Sơn và các xã liền kề Hòa Sơn, Tân Vinh. Vùng có đường Quốc lộ 6A chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc với Hà Nội.

- Vùng phía Bắc huyện gồm các xã Lâm Sơn, Cư Yên, Hợp Hòa, Nhuận Trạch. Địa hình có những dãy núi cao xen kẽ đồi núi thấp hình bát úp, ở giữa là thung lũng rộng và bằng phẳng. Vùng có đường Quốc lộ 6A chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của huyện Lương Sơn.

- Vùng Đông Nam huyện gồm các xã Thành Lập, Trung Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng và Thanh Lương có nhiều núi đá vôi, núi đất xen kẽ hang động nhũ đá chạy dài men theo các xã.

- Vùng phía Nam - Tây Nam gồm xã Trường Sơn, Cao Răm, Tân Thành, Hợp Châu, Long Sơn, Hợp Thành và Cao Dương. Địa hình cao, nhiều đồi núi thấp, nằm ở vùng sâu của huyện, hệ thống giao thông không thuận lợi.

Đất đai khu vực Lương Sơn được hình thành bởi đá macma, đá vôi và các trầm tích lục nguyên.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của huyện mang đặc trưng sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối đông thường ẩm ướt.

Nhiệt độ trong khu vực khá cao tương đương với nhiệt độ chung của thành phố. Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, biên độ nhiệt trong năm khoảng 12-13oC, biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm khoảng 6-7oC.

Độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 82%. Lượng mưa bình quân từ 1.520,7- 2.255,6 mm/năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa mưa cũng thất thường. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa

nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ. Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc (UBND huyện Lương Sơn, 2014).

4.1.1.4. Thủy văn

Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu ( bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước.

Ngoài sông Bùi trong huyện còn có sông Cò và sông Bôi. Ngoài ra còn có 18 con suối, 20 hồ nước phân bố rộng khắp các vùng địa hình. Đây là nguồn tài nguyên nước quan trọng có thể cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, hệ thống các sông, suối ở Lương Sơn ngắn và dốc. Vì vậy, mùa khô thường không có hoặc có rất ít nước; mùa mưa thường xuất hiện lũ làm rửa trôi, xói mòn đất (UBND huyện Lương Sơn, 2013).

Các đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Lương Sơn phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: nông sản nhiệt đới, nận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản Ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống khi thời tiết bất thuận. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên.

a. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Lương Sơn khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với các loại đất chính như sau:

Phân bố chủ yếu ở các xã Nhuận Trạch, Tân Vinh và một phần xã Cao Răm. - Đất phù sa ngòi suối được bồi đắp hàng năm chiếm 0,42% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Bùi.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 3,85% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực trung tâm và phía Nam huyện.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm 11,5% diện tích tự nhiên. - Đất nâu vàng trên đất phù sa cổ chiếm 2,23% diện tích tự nhiên. - Đất đỏ vàng trên đá sét chiếm 48,7% diện tích tự nhiên.

- Đất vàng nhạt trên đá cát chiếm 14,8% diện tích tự nhiên.

- Đất than bùn, đất bạc màu trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính chiếm 18,05% diện tích tự nhiên (UBND huyện Lương Sơn, 2013)

b. Tài nguyên nước

* Nước mặt: Lương Sơn có con sông Bùi chảy qua. Đây là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.

* Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện Lương Sơn, nguồn nước ngầm ở Lương Sơn có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m-19,5m, trung bình 12,5m. nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khả năng nhiễm khuẩn cao. Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa hai tầng qh và qp1 có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc Bộ thuộc lưu vực sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m-84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm khuẩn.

c. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữ lượng lớn đó là đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim. Khoảng sản phân bố chủ yếu tập trung tại các xã Hòa Sơn, Trường Sơn, Tân Vinh, Cư Yên, Liên Sơn, Tiến Sơn, Thành Lập,

Trung Sơn, Cao Dương, Cao Thắng. Trữ lượng đất sét khoảng 1,285 triệu m3. Đất sét được dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói chất lượng cao. Với diện tích 1.500 ha núi đá vôi có thể khai thác, huyện Lương Sơn có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành vật liệu xây dựng. Hiện tại, Lương Sơn có 8 mỏ đá vôi đang khai thác, đáp ứng các nhu cầu về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi ở địa bàn huyện (UBND huyện Lương Sơn, 2013).

d) Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố tại xã Lâm Sơn (2542,39 ha), Trường Sơn (2627,90 ha), Cao Răm (2316,17 ha). Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực. Ở Lương Sơn còn có phần đất đồi núi chưa sử dụng, có thể khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới.

e) Tài nguyên nhân văn

Lương Sơn chủ yếu có 3 dân tộc anh em sinh sống: dân tộc Mường chiếm 64%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao. Trên địa bàn huyện có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch, như hang Chổ, hang Mãn Nguyện, xã Cao Răm; hang Rổng Tằm, xã Lâm Sơn; hang Động Tiên, xã Liên Sơn...Qua khai quật, các nhà khảo cổ đã thu được 843 tiêu bản, gồm các công cụ đá cuội và xương răng của nhiều loại động vật (Sở giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lương sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 40 - 44)