Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã phúc sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 33)

3.1.1. Vị trí địa lí

Phúc Sơn là một xã biên giới, miền núi, phía Băc có sông Lam (sông Cá ) chảy qua , phia tây Nam có sông thƣơng nguôn sông giăng và sông Vều chảy qua, dữa trung tâm cụm xã có Quốc lộ 7A chạy qua với chiều dài khoảng trên 4km, do đó rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại bằng đƣờng bộ cũng nhƣ đƣờng thủy và tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội

Ngày 12/12/1946 ủy ban hành chỉnh Trung Bộ ra công điện số 351 hƣớng dẫn thực hiện Nghị quyết 68-VP của nhà nƣớc về thành lập địa giới hành chính cấp xã từ đó đƣợc hình thành có tên gọi là xã Phúc Sơn.

Diện tích tự nhiên 14.546 ha. Ở tọa độ địa lý:180

46’ - 18046 vĩ độ Bắc; 1050

15’ - 1050 55’ kinh độ Đông

- phía Bắc gáp sông Lam và ranh giới hành chính xã Vĩnh Sơn;

- Phía Nam giáp bản Phôn Mƣờng, cụm bản Mƣờng Chăm, huyện Khăm Khớt tỉnh Bô Ly Khăm Xay nƣớc CHDCND Lào.

- Phía Đông giáp xã Long Sơn Và huyện Thanh Chƣơng.

- Phía Tây giáp thị trấn Anh Sơn, xã Hội Sơn Và huyện Con Cuông.

3.1.2. Địa hình, địa chất

Phúc Sơn có địa hình nghiêng dần từ Nam ra Bắc và Tây sang Đông. Núi ở đây có dạng sống trâu, phần lớn nằm ở phía Tây. Phía Nam là đồng ruộng tƣơng đối bằng phẳng, nằm dọc bờ sông Lam nên có nhiều thuận lợi đặc biệt là chế độ nƣớc đảm bảo tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Đồng

thời hàng năm dòng sông Lam cũng mang về cho vùng bãi bồi ven sông một lƣợng phù sa không nhỏ và cung cấp cho nhân dân trong tỉnh hàng triệu mét khối cát sạn phục vụ cho xây dựng. Bên cạnh đó trên địa bàn xã còn có dãy núi đá vôi với diện tích 7-8 ha đã tạo điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng cho nhân dân trong vùng và giải quyết đƣợc hàng trăm lao động dôi dƣ.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

- Xã Phúc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang những đặc điểm chung của khí hậu khu vực Bắc miền Trung, đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa lạnh hanh khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 250 C; cao nhất từ 40 - 410

C (tháng 6, tháng 7) và thấp nhất từ 5 - 60C (tháng 12, tháng 1).

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 55%. Độ ẩm không khí tháng lớn nhất là 95% (tháng 3) và Độ ẩm không khí tháng thấp nhất là 25% (tháng 7).

- Lƣợng mƣa: Phân bố không đều, mƣa nhiều tập trung vào 3 tháng 8,9,10 thƣờng gây ngập úng cục bộ. Lƣợng mƣa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm 10% lƣợng mƣa cả năm. Khô hạn xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2310 mm/năm; cao nhất là 3.500 mm/năm; thấp nhất là 1.105 mm/năm.

Yếu tố khí hậu ở khu vực nói chung không mấy thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi, biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, mƣa tập trung, mùa nắng nóng khô hanh, đó là nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt, xói mòn, bồi lấp đất. Trong sử dụng đất cần có những biện pháp thích hợp với điều kiện khí hậu trên (chọn cây, con có khả năng thích hợp cao, mùa vụ gieo trồng phù hợp tránh những thời điểm có nhiều bất lợi).

3.1.3.2. Thủy văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hƣởng chính của các sông:

Sông Lam: Đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Anh Sơn, có chảy qua địa bàn xã Phúc Sơn, hàng năm vào mùa mƣa lũ nƣớc sông dâng lên làm ngập cả vùng đất trồng hoa màu và canh tác ven sông.

Sông Giăng: Là phụ lƣu sông Lam, chảy qua địa bàn các xã Hội Sơn và Phúc Sơn, diện tích lƣu vực của sông là 1.050km2, tổng lƣợng nƣớc của sông khu vực phụ lƣu lên tới 21,90km3, lòng sông nhỏ, hẹp, khả năng vận tải gặp nhiều khó khăn.

Ngoài 2 con sông chính trên địa bàn xã Phúc Sơn còn có các con suối nhỏ tạo thành mạng lƣới lƣu vực các con sông cũng là nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân trong địa bàn.

3.1.4. Tài nguyên

3.1.4.1. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra thổ nhƣỡng toàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, xã Phúc Sơn có những loại đất chính sau:

Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm: phân bố bên ven sông Lam, loại đất này hàng năm bị ngập lụt vào mùa mƣa và đƣợc bồi thêm một lớp phù sa, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Đây là loại đất có cấu tƣợng tốt, các chất dinh dƣỡng nhƣ đạm, lân, kali tổng số cũng nhƣ các chất dễ tiêu đều khá, khả năng trao đổi cao, loại đất này phù hợp trồng các loại cây trồng nhƣ: Ngô, lạc, mía, đậu, rau,... những nơi có điều kiện thủy lợi tốt có thể trồng lúa. Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: Có diện tích khá nhiều, đây là loại đất quan trọng, chứa đựng nhiều tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng. Loại đất này có tính chất tƣơng đối tốt về lý tính cũng nhƣ hóa tính, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình hoặc dày. Tuy

nhiên một số nơi lâu nay sử dụng không hợp lý nên đã thoái hóa nghiêm trọng, bị xói mòn tầng đất mỏng.

Đất Feralit trên núi (độ cao 200m - 700m) phát triển trên đá phiến sét và và đá biến chất (pilít) chiếm tỷ lệ khá lớn, đất có phản ứng chua, tỷ lệ mùn cao dần theo độ cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc thịt trung bình. Loại đất này tƣơng đối tốt nhƣng do đặc điểm độ dốc và độ cao nên loại đất này chủ dành cho phát triển lâm nghiệp, hiện tại phần lớn đang là rừng tự nhiên.

Đất Feralit mùn trên núi (độ cao 800m - 1.500 m) phát triển trên đá phiến thạch sét và biến chất, hiện đang là rừng tự nhiên. Với loại đất này cần có kế hoạch bảo vệ bảo vệ tu bổ và khai thác hợp lý. Đất này chỉ dùng cho phát triển lâm nghiệp, không chặt phá làm rẫy làm cho đất suy thoái.

Ngoài ra còn có đất phù sa ngòi suối và đất dốc tụ. Các loại đất này chủ yếu đƣợc canh tác trồng màu, một số ở dọc bên suối điều kiện tƣới tiêu tốt thì trồng lúa.

Nhìn chung đất đai của xã khá thuận lợi cho phát triển các cây trồng lƣơng thực và cây màu, cây công nghiệp lâu năm khác và trồng rừng nguyên liệu.

3.1.4.2. Tài nguyên rừng

Phúc Sơn là xã có diện tích rừng là 12.530,08 ha (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015) với độ che phủ 86,14%. Trong đó: đất rừng sản xuất 5.971,08 ha, đất rừng phòng hộ 4.314,3 ha, đất rừng đặc dụng 2.244,7 ha, ngoài ra còn có các loại lâm đặc sản khác nhƣ song mây, dƣợc liệu, động vật quý hiếm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã phúc sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)