4.4. Đánh giá hiệu quả của một sốloại hình canh tác nông lâm nghiệp phổ
4.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã khác nhau nhƣng đều tập trung vào một số loài cây trồng đã lựa chọn ở trên và bố trí theo các mô hình cụ thể. Để có cơ sở cho việc lựa chọn mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế. Đề tài tiến hành đánh giá cho từng mô hình với kết quả nhƣ sau:
Loại hình canh tác cây nông nghiệp trên địa bàn đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
+ Canh tác lúa nƣớc (2 - 3 vụ/năm); + Canh tác Khoai lang trên đất 1 vụ lúa; + Canh tác Ngô lai trên đất 1 vụ lúa; + Canh tác chuyên Ngô lai;
Kết quả cân đối thu chi đƣợc tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4.4. Tổng hợp cân đối thu chi các mô hình canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày (1ha/năm)
Đơn vị tính: đồng
T
T Hạng mục
Mô hình canh tác
Lúa 2 vụ Lúa - ngô Lúa - Khoai
lang Chuyên ngô 1 Chi phí 18.440.000 34.920.000 38.820.000 25.700.000 2 Thu nhập 27.000.000 48.500.000 73.500.000 45.000.000 3 Lợi nhuận 8.560.000 24.080.000 34.680.000 19.800.000 4 Xếp hạng 4 2 1 3
Qua bảng số liệu chỉ ra lợi nhuận các mô hình đều lớn hơn 0, các mô hình đều canh tác có tổng giá trị thu nhập cao tổng giá trị chi phí sản xuất cho mô hình, về lí thuyết là đã có lợi nhuận ứng với từng mô hình canh tác. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế có chênh lệch giữa các mô hình với nhau.
- Mô hình canh tác Lúa nước 2 vụ:Năng suất Lúa bình quân 50 - 55 tạ
khô/ha. Chi phí cho 1 ha đất trồng lúa năm 2016 trung bình là 18.440.000 /năm.Chi phí này chủ yếu là đầu tƣ mua giống, làm đất, bón phân, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động. Các hộ gia đình đã tận dụng công lao động trong gia đình, và trao đổi công giữa các gia đình. Tuy nhiên, môt số gia đình ít lao động phải thuê khoán ở các công đoạn làm đất, cấy và thu hoạch nên
thực tế giá trị thu nhập từ mô hình rất thấp nhất là các hộ nghèo và trung bình. Hiện nay giá lúa biến động từ5.500 - 7.000 đồng/kg, doanh thu bình quân trên 1 ha lúa là 27.000.000đồng/năm, lợi nhuận khoảng 8.560.000đồng/ha/năm. Do diện tích trồng lúa nhỏ lẻ, nên sản lƣợng lúa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lƣơng thực của hộ gia đình, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trao đổi buôn bán chủ yếu trong địa bàn huyện, ít có buôn bán trao đổi ở với bên ngoài. Trong bảng xếp hạng, mô hình trồng lúa xếp thứ 4 trong 4 mô hình trồng cây hàng năm ở khu vực.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp của mô hình canh tác lúa nƣớc:
+ Ngƣời dân ít đầu tƣ, giống chủ yếu là giống địa phƣơng nên năng suất thấp.
+ Đất đai phân bố trên địa hình thấp, trũng khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất và xuất hiện úng ngập khi có mƣa lớn.
+ Do thiếu hiểu biết về thâm canh cây trồng, lạm dụng sử dụng phân bón hóa học và nông dƣợc bảo vệ thực vật nên gây hiện tƣợng đất bị chua nhiều.
- Mô hình canh tác lúa - ngô lai: Tận dụng diện tích đất nơi cao không
đủ nƣớc tƣới, cộng với diện tích đất bồi tụ chân núi đá vôi. Kết hợp lúa và ngô hàng năm tổng giá trị thu nhập là 48.500.000 đồng/ha, tổng chi phí là
34.920.000 đồng và lợi nhuận bình quân là 24.080.000 đồng/ha.
- Mô hình canh tác lúa - khoai lang: Trên các chân ruộng cao thiếu
nƣớc vào mùa khô (chủ yếu ở thôn 1) ngƣời dân đã trồng một vụ lúa và một vụ khoai lang. Khoai lang là cây trồng truyền thống của địa phƣơng chất lƣợng ngon, năng suất bình quân 60 tạ/ha, giá bán trung bình 10.000 đồng/kg. Chi phí cho 1 ha khoai lang là 29.600.000 đồng/ha, doanh thu bình quân 60.000.000 đồng/ha và lợi nhuận đạt đƣợc trung bình trên 1 ha là 30.400.000 đồng/ha. Khoai lang tƣơng đối dễ trồng, không đòi hỏi trình độ thâm canh cao
và chi phí đầu tƣ thấp hơn so với các cây trồng khác. Kết hợp với một vụ lúa nên mô hình này cho mức thu nhập lớn thứ1trong 4 mô hình.Tổng giá trị thu nhập là 73.500.000 đồng, chi phí là 38.820.000 đồng và lợi nhuận là 34.680.000 đồng.
- Mô hình canh tác chuyên Ngô lai: Ngô là loài cây đƣợc ngƣời dân
trồng nhiều để phục vụ chăn nuôi trên vùng đất bãi ven sông Lam (tập trung ở thôn 2 và thôn 15). Chi phí cho 1 ha đất trồng Ngô là 25.700.000 đồng/ha, doanh thu45.000.000 đồng/ha và lợi nhuận trên 1 ha là 19.300.000 đồng/ha. Giá bán dao động từ4.500 - 5.200 đồng/kg, năng suất ngô đạt 9- 11 tấn/ha. Thực tế cho thấy ngoài giá trị thu nhập từ Ngô bà con còn thu nhập thêm từ các sản phẩm trồng xen nhƣ rau đậu các loại. Mô hình nà thƣờng bố trí trên diện tích đất bãi ven sông Lam nên chỉ tập tập trung ở một số thôn.Hiện tại mô hình trồng phổ biến là kết hợp lúa 1 vụ và ngô lai.
Nhƣ vậy, trong loại hình canh tác cây ngắn ngà và cây lƣơng thực ở khu vực, mô hình canh tác lúa - khoai lang là cao nhất (xếp thứ 1), xếp thứ 2 là mô hình canh tác lúa - ngô lai; thứ 3 là mô hình canh tác chuyên ngô lai và xếp thứ tƣ với gía trị thu nhập thấp nhất là canh tác lúa nƣớc.
(2) Loại hình canh tác cây ăn quả và cây lâm nghiệp
Trên địa bàn cây ăn quả có nhiều loại: Táo, xoài, nhãn, vải, Cam, bƣởi, ổi...Cây lâm nghiệp gồm Keo tai tƣợng, xoan, luồng..Tuy nhiên, do phân bố nhỏ lẻ chủ yếu trong vƣờn hộ gia đình nên đề tài chỉ đánh giá 2 mô hình có diện tích lớn và tham gia vào cơ cấu kinh tế hộ gia đình.
+ Mô hình trồng cây cam V2
+ Mô hình trồng Keo tai tượng
Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác cây ăn quả và lâm nghiệp đƣợc thể hiện trong bảng 4.5 nhƣ sau:
Bảng 4.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trên 1ha của các mô hình canh tác cây cam và cây lâm nghiệp trên địa bàn
(Tính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây) Mô hình CT
Chỉ tiêu Cam V2 Keo tai tƣợng
R 10% 10% NPV 846.252.110 30.354.793 CPV 215.051.359 23.526.810 BPV 1.061.303.470 53.818.602 IRR 102,15% 29% BCR 4,94 2,43 NPV/năm 84.625.211,04 4.796.204
Kết quả trên cho thấy: Lợi nhuận ròng NPV/năm của mô hình cam V2 là lớn nhất: 84.625.211,04 đồng lớn gấp gần 20 lần mô hình trồng keo tai tƣợng 4.336.399 đồng (Chi tiết phần phụ biểu)
Mô hình Keo tuy cho lợi nhuận ròng NPV/năm thấp hơn cam V2 nhƣng chu kỳ kinh doanh ngắn và cho thu nhập 3 năm đầu từ cây ngô nên các hộ gia đình có đất vẫn ƣu tiên trồng loài cây này. Mô hình cam V2 hiện tại đang cho thu nhập khá ổn định, chỉ số BCR = 4,94 lớn gấp 2,1 lần BCR từ mô hình Keo tai tƣợng. Tuy nhiên, trồng cam cần vốn lớn trong 3 năm đầu xây dựng cơ bản nên thƣờng tập trung ở các hộ gia đình từ trung bình, giàu...
Có thể thấy rằng: các Mô hình trồng xen cho hiệu quả kinh tế cao, trong những năm đầu vẫn có thu nhập từ cây nông nghiệp. Do đó sản phẩm thu đƣợc phong phú và đa dạng hơn, có thể tận dụng quỹ đất và không gian dinh dƣỡng hơn. Chính vì vậy ngƣời dân nên phát triển các mô hình trồng xen canh để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nữa.