2.5.2.1. Phương pháp điều tra, mô tả hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình canh tác phổ biến khu vực nghiên cứu
(i) Thu thập các số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu có sẵn, các tài liệu tại các ph ng chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn như: Văn ph ng UBND huyện, kho lưu trữ huyện, Ph ng Tài nguyên và Môi trường, Ph ng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thống kê, UBND 3 xã trên địa bàn huyện. Công tác điều tra ngoài thực địa sẽ bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá số liệu.
(ii) Thu thập các số liệu điều tra hiện trường
Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số liệu về hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình canh tác chính trên địa bàn nghiên cứu:
- Phỏng vấn bán định hướng: nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, HGĐ trong sử dụng đất canh tác ở điểm nghiên cứu.
+ Phỏng vấn cán bộ địa phương: phỏng vấn cán bộ của các địa phương nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu như: dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các h trợ từ bên ngoài, các loại hình sử dụng đất canh tác... Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 9 người, trong đó m i xã phỏng vấn 3 cán bộ.
+ Phỏng vấn các chủ HGĐ có loại hình được nghiên cứu sử dụng bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước nhằm thu được các thông tin về tình hình của từng HGĐ. Nội dung phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các nguồn thu nhập, sinh kế của cộng đồng địa phương, các hình thức và nguyên nhân tác động của cộng đồng vào loại hình canh tác, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết các hạn chế trong kinh tế do chính hộ gia đình đưa ra. Các HGĐ được lựa chọn phỏng vấn dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ, được chia thành 3 nhóm hộ gia đình là
giàu, trung bình và nghèo. M i xã sẽ phỏng vấn 17 hộ, tổng số gia đình tham gia phỏng vấn là 51 hộ. Tổng cộng số người được phỏng vấn là 60 người (hộ gia đình và cán bộ).
2.5.2.2. Phương pháp phân tích cơ cấu cây trồng trong các loại hình sử dụng đất chính và mối quan hệ giữa các loại hình này với đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình.
- Tiếp tục sử dụng công cụ RRA để phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ có loại hình cần đánh giá để thu thập các thông tin như là diện tích loại hình, cơ cấu cây trồng, thời gian trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng, số vốn đầu tư, nguồn vốn, năng suất, giá cả, thu nhập của các năm, số lao động sử dụng, số sản phẩm, hiệu quả sử dụng lao động. Đây là những thông tin quan trọng để phân tích kinh tế HGĐ, đặc biệt là việc phân tích tiềm năng của các nông hộ trong việc đầu tư vào sản xuất. Các mẫu biểu phỏng vấn được trình bày tại phần phụ lục.
- Đi lát cắt: nhằm đánh giá chi tiết về đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng để phát triển sản xuất tại điểm nghiên cứu. Căn cứ trên bản đồ hiện trạng từng xã để lựa chọn tuyến và số lượng lát cắt, tối thiểu m i xã sẽ đi 2 lát cắt. Quá trình thực hiện đi lát cắt có sự h trợ của các cán bộ huyện, xã, thôn có loại hình đại diện cùng tham gia. Nội dung mô tả:
+ Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lược sử sử dụng đất đai.. + Các loài cây trồng, vật nuôi chính và kỹ thuật, năng suất…
+ Tình hình tổ chức quản lý.
+ Những khó khăn, mong muốn của hộ gia đình. + Những giải pháp.
- Thảo luận nhóm về các chủ đề: lược sử tình hình sử dụng đất, hình thành và phát triển các loại hình canh tác, các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến các loại hình sử dụng đất; giải pháp phát triển các loại hình theo hướng bền vững. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn
bị sẵn. Nhóm thảo luận gồm 5 - 7 người nhằm bổ sung và thống nhất về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp của gia đình và địa phương, cụ thể là các loại hình sử dụng đất.
- Phương pháp phân tích SWOT: nhằm xác định bối cảnh hiện tại và triển vọng trong tương lai về mặt kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp của điểm nghiên cứu. Từ đó sẽ làm cơ sở cho việc xem xét đề xuất các giải pháp khả thi cho việc phát triển các hệ thống canh tác theo hướng bền vững. Dùng phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức việc hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở ph ng vấn người dân và cán bộ xã.
2.5.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định tính và định lượng bằng các phần mềm SPSS, Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính. Đánh giá, so sánh hiệu quả của các loại hìnhsử dụng đất canh tác trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
(i) Phƣơng pháp tính hiệu quả kinh tế
Để phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình canh tác, đề tài sử dụng phương pháp phân tích tĩnh & động.
* Phương pháp tĩnh áp dụng với các cây dưới 12 tháng:
- Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * năng suất (2.1) + Chi phi trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động)
+ Thu nhập h n hợp (TNHH): TNHH= GTSX – CPTG (2.2)
GTNC= TNHH/ số công lao động (2.3) + Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG (2.4)
+ Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.
* Phƣơng pháp động áp dụng đối với các cây trồng trên 12 tháng:
Phương pháp này coi các yếu tố chi phí, kết quả là có mối quan hệ động vớimục tiêu đầu tư và chịu tác động mạnh của nhân tố thời gian. Phương pháp này phù hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế vì chu kỳ kinh doanh của một số loài cây trồng phổ biến trong khu vực nghiên cứu (cây ăn quả, cây lâm nghiệp...) vốn có chu kỳ kinh doanh dài. Cụ thể, phương pháp phân tích lợi ích, chi phí CBA (Cost - Benefit Analysis) sẽ được áp dụng.
Phương pháp CBA là một phương pháp cho một hệ thống quyết định và thiết lập những mục tiêu đạt được trong tương lai. Các chỉ tiêu cần tính toán là NPV, BCR, IRR, đã được tích hợp sẵn trong chương trình Excel, trong đó:
- Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng - NPV (Net Present Value): Là chỉ tiêu xác định lợi nhuận r ng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, có tính đến ảnh hưởng của nhân tố thời gian thông qua tính chiết khấu.Chỉ tiêu NPV dùng để đánh giá các hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất, hoạt động sản xuất nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao., NPV> 0: sản xuất có lãi, NPV < 0: sản xuất bị l , NPV = 0: sản xuất h a vốn. NPV được tính theo công thức.
(2.5) Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận r ng (đồng) Bt : Giá trị thu nhập của năm thứ t (đồng) Ct : Giá trị chi phí của năm thứ t (đồng)
r : Tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
t : Thời gian thực hiện các sản xuất (năm)
Σ: Tổng giá trị hiện tại của thu nhập r ng từ năm 0 đến năm n n : Số năm của chu kỳ sản xuất.
- Tỷ suất thu nhập và chi phí – BCR (Benefit to Cost Ratio): là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nếu PTCT có BCR > 1 và càng lớn: hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR ≤ 1: không hiệu quả. BCR được tính theo công thức:
(2.6)
Trong đó:
BCR: tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (đồng/đồng) BPV: giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
CPV: giá trị hiên tại của chi phí (đồng).
- Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ - IRR (Internal Rate of Return): thể hiện tỉ lệ sinh lời của vốn đầu tư cho loại hìnhcanh tác có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR được tính theo tỉ lệ %, là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư hay nó phản ánh mức độ quay v ng của vốn. Vì vậy, IRR cho phép xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tư. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm. (IRR > r: cólãi; IRR < r: bị l ; IRR = r: h a vốn, khi đó NPV = 0).
(ii) Phƣơng pháp xác định lợi ích xã hội
Căn cứ vào thực tế hiện tại của địa điểm nghiên cứu, trên cơ sở góp ý của chính quyền địa phương cùng với sự tham gia của người dân bằng phương pháp hỏi ý kiến và cho điểm (thang điểm cho từ 1-10) của người dân để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá lợi ích xã hội như:
- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng. - Thu hút nhiều lao động giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. - Góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu.
(iii) Phƣơng pháp xác định lợi ích về môi trƣờng
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất canh tác nông lâm nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đ i hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá lợi ích về môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các loài cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả phỏng vấn hộ nông dân về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại với các tiêu chí như mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất, khả năng cải tạo và bảo vệ đất như độ tàn che, độ che phủ, tăng chất hữu cơ, giảm xói mòn...Hình thức đánh giá cũng bằng phương pháp cho điểm từ 1 đến 10 theo từng tiêu chí.
(iv) Phƣơng pháp tính hiệu quả tổng hợp
Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác có nghĩa là một phương thức canh tác phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao nhất (lợi ích xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái).
Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp loại hìnhcanh tác (Ect) của W. Rola (1994):
n f f f f f f f f Ect n n 1 or ... or min max 1 min max 1 (2.7)
Trong đó: Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì loại hìnhcanh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất, Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp càng cao.
f là các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR …) n là số đại lượng tham gia vào tính toán.
Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và hiệu quả tổng hợp loại hìnhsử dụng đất là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn, đề xuất phương án sử dụng đất bền vững.
Chƣơng 3
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU