Thực tế sử dụng đất canh tác ở địa phương thông qua kết quả phân tích, đánh giá tổng hợp các mô hình sử dụng đất điển hình có thể thấy:
Các cây nông nghiệp ngắn ngày Lúa, Ngô và Chuyên rau là những cây trồng truyền thống, phù hợp với phong tục tập quán của người dân. Tuy nhiên năng suất, hiệu quả cây trồng không cao. Kỹ thuật canh tác lạc hậu, chủ yếu bón phân hóa học, độc canh cây trồng. Bên cạnh đó do sức hấp dẫn lợi nhuận từ các cây công nghiệp lâu năm, những loại cây trồng này không c n thu hút
được người dân. Từ kết quả điều tra có thể thấy, ngoài mô hình Cam V2, chanh dây, Chuyên rau, mô hình 2 Lúa- màu và Ngô Ngọt là 2 mô hình đạt hiệu quả sử dụng đất cao, đóng góp nguồn thu nhập đáng kể, thì Lúa nước canh tác không đạt hiệu quả, chưa tận dụng hết các nguồn lực sẵn có của địa phương.
Cây lâu năm Cam V2, Chanh dây và keo lai phân bố trên các loại đất, giàu dinh dưỡng. Đây là nguồn thu quyết định phần lớn tỷ trọng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, các mô hình này vẫn chưa thật sự tận dụng hết được tiềm năng sẵn có, canh tác chủ yếu độc canh, năng suất cây trồng cao nhưng không ổn định. Bên cạnh đó, diện tích mở rộng theo kiểu tự phát không theo quy hoạch như hiện nay đã tạo điều kiện cho bệnh hại lan tràn. Tình trạng chặt đốn các loại cây ăn quả già c i, chuyển mục đích sử dụng đất từ cây hàng năm sang trồng Cam V2, chanh dây, có thể làm phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng của địa phương, làm giảm độ phì trong đất, gia tăng dịch bệnh.
Tổng hợp các vấn đề tồn tại trong m i mô hình sử dụng đất, có thể nhận thấy vấn đề chính trong thực tế sử dụng đất tại địa phương chính là: “Hiệu quả sử dụng đất tổng hợp của các mô hình canh tác còn thấp”. Để phân tích vấn đề nhằm tìm ra các giải pháp cho sử dụng đất hiệu quả, đề tài tiến hành:
- Xây dựng sơ đồ cây vấn đề: Phân tích hệ thống các nguyên nhân. - Xây dựng sơ đồ cây mục tiêu: Phân tích hệ thống các giải pháp.
4.5.3.1. Phân tích nguyên nhân vấn đề sử dụng đất có sự tham gia
Đề tài tiến hành xác định các vấn đề chính và triển khai một sơ đồ nhánh trình bày các vấn đề thông qua phân tích nguyên nhân và hậu quả. Các nguyên nhân của vấn đề chính được phát hiện thông qua kết quả nghiên cứu các mô hình sử dụng đất. Vấn đề này được xem như là hậu quả của hệ thống nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả được thể hiện qua sơ đồ hình 4.4.
Hình 4.9. Sơ đồ cây vấn đề phân tích nguyên nhân – hậu quả
Hiệu quả sử dụng đất tổng hợp của các mô hình canh tác còn thấp
Điều kiện phát triển sản xuất của địa phƣơng còn
nhiều hạn chế Năng suất cây trồng không ổn
định Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự phát, ồ ạt Thiếu kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây, đặc biệt cây lâu năm
Thiếu nước tưới tiêu mùa
khô Chất lượng loại hình sử dụng đất nông nghiệp bị suy giảm mạnh Thiếu các chính sách h trợ sản xuất: Vốn, thị trường tiêu thụ Công tác KNKL chưa tiếp cận được người dân
Cơ cấu lao động phân phối không đồng đều Bón phân không cân đối và hợp lý Độc canh cây trồng Công trình thủy lợi c n hạn chế Lạm dụng thuốc BVTV Công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, qui hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ
Hiệu quả sử dụng đất tổng hợp của các mô hình sử dụng đất nhìn chung c n thấp. Đề tài xác định 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này:
- Năng suất cây trồng không ổn định: Thực tế cho thấy năng suất cây trồng trên địa bàn xã không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm dần, đặc biệt là các cây lâu năm. Nguyên nhân của vấn đề này là:
+ Thiếu kỹ thuật trồng, chăm sóc: Các cây nông nghiệp ngắn ngày là những cây trồng truyền thống, gắn bó với người dân địa phương từ lâu đời. Nhưng đối với các cây công nghiệp lâu năm như Cam V2, Chanh dây, từ khâu trồng, bón phân, chăm sóc đến thu hoạch, đ i hỏi kỹ thuật rất phức tạp. Người dân chủ yếu sử dụng kinh nghiệm canh tác tích lũy lâu năm và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Và hiện nay, việc ồ ạt theo phong trào trồng Cam V2 - loại cây đ i hỏi kỹ thuật cao, tỷ mỷ, thì nguy cơ thất bại của mô hình này rất cao. Điều này có thể được lý giải là do người dân ít có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật và một phần do hoạt động của tổ chức KNKL xã c n nhiều yếu kém. Mối liên hệ giữa người dân và cán bộ KNKL hầu như không có. Các hoạt động của KNKL như chuyển giao kỹ thuật mới, giống mới đến người dân chưa đáp ứng được nhu cầu và điều kiện thực tế của người dân
+ Thiếu nước tưới tiêu trong mùa khô: Tưới nước là biện pháp quyết định năng suất cây trồng, đặc biệt là Cam V2 và Chanh dây. Tính theo phương pháp của FAO, tổng lượng nước cần thiết cho sản xuất Cam V2 hằng năm là 1.388 mm, trong đó các tháng mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 cần 529 mm nước. Trong khi đó lượng mưa trong giai đoạn này chỉ đạt 113 mm. Thêm nữa với khoảng 57% tổng lượng nước tưới được lấy từ nước ngầm và 95% lượng nước này được dùng để tưới Cam V2 thì đây thực sự là một thách thức khi vấn đề cạn kiệt nguồn nước ngầm ngày càng trầm trọng. Vì vậy giải quyết nước tưới cho cây trồng vào mùa khô ở đây là vấn đề cấp bách.
+ Chất lượng đất canh tác có xu hướng giảm dần: Từ kết quả phân tích hiệu quả môi trường của các mô hình canh tác có thể thấy, để tăng năng suất cây trồng, người dân chủ động bón phân hóa học và sử dụng thuốc BVTV với khối lượng vượt quá định mức cho phép. Dư lượng phân và thuốc ngấm sâu vào đất làm cho đất chua dần, thoái hóa và bạc màu, giảm năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, việc canh tác độc canh cây trồng, đất không được trả về lượng chất hữu cơ cần thiết, ngày càng giảm dần chất lượng. Kỹ thuật canh tác của người dân chưa chú trọng đến cải tạo, bảo vệ đất làm cho tính chất bị thay đổi, đất dốc bị xói m n, rửa trôi mạnh.
- Điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng còn nhiều hạn chế:
+ Cơ cấu lao động phân phối không đồng đều: Theo kết quả phỏng vấn, thu nhập 1 ngày công cho tỉa cành Cam V2 và làm giàn cho chanh dây tiêu khoảng 300.000 – 350.000 đồng, trong khi đó công thuê làm cỏ, bón phân chỉ khoảng 150.000 đồng/ngày. Vì vậy với mức chênh lệch như trên, lực lượng lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp bị giảm đi ngày càng nhiều. Đây là nguyên nhân dẫn đến phần lớn diện tích canh tác Lúa nước và các cây rau màu khác bị người dân ít đầu tư mở rộng gây lãng phí đất.
+ Chuyển mục đích sử dụng đất tự phát, ồ ạt: Việc tự phát chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang cây trồng lâu năm, gây khó khăn cho công tác quản lý. Bên cạnh đó viêc tự phát gây trồng giống cây mới, không có các nghiên cứu đánh giá về mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện lập địa, đã ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả cây trồng. Ngoài ra việc quy hoạch đất nông nghiệp chưa hợp lý, dẫn đến việc bố trí cây trồng và áp dụng các biện pháp canh tác không đem lại hiệu quả.
+ Thiếu các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Để phát triển sản xuất nông nghiệp, vấn đề vốn đầu tư cho sản xuất và thị trường đầu ra cho sản
phẩm đóng vai tr quan trọng. Đặc biệt là đối với các cây công nghiệp dài ngày có yêu cầu đầu tư cao, trong những năm kiến thiết cơ bản lại chưa có sản phẩm thu hoạch, giá cả thị trường của sản phẩm lại thất thường. Hiện nay trên địa bàn, các chính sách về đầu tư, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm tuy đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dân, thiếu các chính sách h trợ cho vay vốn, chính sách về trợ giá, đầu ra cho sản phẩm. Điều này gây khó khăn cho các nông hộ khi muốn đầu tư thâm canh cây trồng, mở rộng diện tích sản xuất.
4.5.3.2. Phân tích giải pháp sử dụng đất có sự tham gia
Từ sơ đồ cây vấn đề phân tích nguyên nhân và hậu quả, có thể thấy
“Hiệu quả sử dụng đất tổng hợp của các mô hình canh tác còn thấp” là hậu quả của hệ thống nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên cơ sở cây vấn đề, tiến hành xây dựng sơ đồ cây mục tiêu để xác lập các giải pháp. Các giải pháp của sơ đồ cây nhằm hướng đến mục tiêu chính là “Sử dụng đất nông nghiệp địa phương ngày càng hiệu quả và bền vững”. Kết quả thể hiện qua sơ đồ hình 4.5.
Sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững
Ổn định và nâng cao năng suất cây trồng
Hoàn thiện các điều kiện cho phát triển sản xuất ở địa phƣơng
Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp
có sự tham gia Phát triển các chính sách h trợ sản xuất Phát triển kỹ thuật có sự tham gia ( PTD)
Cải thiện các điều kiện canh tác
Chính sách thu hút lao động
Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, hồ đập chứa nước,
khai thác sử dụng nguồn nước ngầm
hiệu quả Cải tiến canh tác
theo hướng NLKH, trồng xen cây họ Đậu, bón phân hữu cơ Mở rộng mạng lưới KNKL cơ sở Thực hiện IPM quản lý dịch hại tổng hợp và bền vững
Sơ đồ cây mô tả mục tiêu và các phương tiện để đạt được mục tiêu đề ra, các giải pháp để giải quyết vấn đề có thể được chia thành các nhóm giải pháp sau:
i.Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa hoc kỹ thuật
- Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tăng cường đội ngũ KNKL cơ sở, đảm bảo sự tiếp cận chặt chẽ giữa người dân và cán bộ KNKL. Thí điểm và đưa vào sử dụng hệ thống các cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến gần với người dân lao động. Có các nghiên cứu thí điểm và chuyển giao giống cây trồng mới, làm phong phú cơ cấu cây trồng.
Giải pháp về mặt kỹ thuật canh tác
- Cần thiết phát triển kỹ thuật canh tác có sự tham gia của người dân (PTD) để đảm bảo các kỹ thuật mới được phổ biến phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của người dân.
- Tham quan các mô hình canh tác Cam V2 hiệu quả cao ở các huyện lân cận như Lạc Thủy, Cao Phong. Từ đó giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, canh tác bền vững hơn.
- Hiện nay trên địa bàn xã có 1 số mô hình trồng xen Cam V2 và cây Lạc dại, mô hình trồng h n loài Cam V2, Bưởi đỏ tân lạc và Chanh dây. Lạc dại (Arachis pintoi) là cây cỏ họ Đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ nitơ có trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất. Đây là các mô hình có khả năng cải tạo đất, giữ đất, giữ nước tốt, đồng thời hạn chế được sâu bệnh hại phá hoại hàng loạt. Nếu các mô hình này thành công, nên phổ biến và nhân rộng trên
phạm vi toàn xã. Giữ cỏ trong vườn để che phủ mặt đất là một giải pháp quan trọng trong canh tác bền vững.
- Ứng dụng canh tác NLKH trên các vùng đất dốc, trồng xen các cây nông nghiệp ngắn ngày có giá trị như Ngô ngọt vào trong các mô hình trồng Cam V2, Chanh dây. Các mô hình NLKH này có thể đảm bảo tăng thêm thu nhập, đồng thời bảo vệ đất, giữ nước và tăng năng suất cây trồng chính.
ii.Các giải pháp về tổ chức sản xuất của địa phương
Trong sản xuất nông nghiệp việc xây dựng và hoàn chỉnh các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Đồng thời cần có những chính sách phù hợp khuyến khích người lao động trong việc cải tạo sử dụng đất, khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, sản xuất sản phẩm hàng hoá, định hướng thị trường. Đồng thời trong chính sách quản lý cần gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vùng chuyên canh, vật nuôi, phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo định hướng sản xuất hàng hoá, ưu tiên phát triển các hệ thống cây trồng cho giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định.
Vì vậy cần thiết phải có các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý có sự tham gia của người dân, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp là cao nhất.
Có các chính sách thu hút và phân phối lao động hợp lý trong các ngành nghề, đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp được ổn định, liên tục và lâu dài.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên địa bàn nghiên cứu có 2 mô hình sử dụng đất chính và 7 kiểu sử dụng đất chi tiết, trong đó cây lâu năm điển hình gồm Cam V2, Chanh dây, keo lai. Cây nông nghiệp ngắn ngày điển hình có Chuyên lúa( 2 vụ lúa), 2 Lúa –màu, Ngô ngọt, chuyên rau. Hệ thống cây trồng phân bố đều trên diện tích các thôn trong xã.
Hiệu quả kinh tế mô hình cây ngắn ngày cao nhất là Chuyên rau, 2 Lúa – màu, Ngô ngọt và thấp nhất là Lúa nước. Các mô hình cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao và không chênh lệch nhau nhiều.
Hiệu quả xã hội các cây lâu năm cao hơn so với các cây hàng năm, trong đó cao nhất là Cam V2 và thấp nhất là Keo lai.
Hiệu quả môi trường cao nhất là mô hình Keo Lai và thấp nhất là mô hình Ngô Ngọt.
Kết quả tổng hợp Ect các mô hình canh tác có hiệu quả tổng hợp không chênh lệch nhau nhiều, trong đó Cam V2 cao nhất Ect = 0,92 và thấp nhất là Lúa nước với Ect = 0,60. Các mô hình canh tác có chi tiêu này cao, nhưng có chỉ tiêu khác lại thấp, nhìn chung các mô hình canh tác đều có hiệu quả. Đ i hỏi cần có các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả tổng hợp của các mô hình trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Thực trạng sử dụng đất ở địa phương có nhiều vấn đề c n tồn tại: Tình hình sâu bệnh hại nhiều, thiếu các kỹ thuật trồng và chăm sóc nhất là các cây dài ngày, thiếu vốn đầu tư sản xuất, các công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng đủ nước tưới trong mùa khô, mạng lưới KNKL phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Vấn đề đặt ra cần có các giải pháp tổng hợp để sử dụng đất ngày càng hiệu quả và bền vững hơn.
2. Tồn tại
Do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng hạn chế nên đề tài c n một số vấn đề tồn tại:
- Chưa đánh giá hết toàn bộ các mô hình sử dụng đất trên địa bàn xã. - Hiệu quả xã hội và môi trường mới chỉ đánh giá mang tính chất định tính mà chưa có tính định lượng. Các chỉ tiêu đánh giá chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do vậy kết quả của đề tài mang tính chất tham khảo.
3. Kiến nghị