Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2015 là 39.003,18 ha, chiếm 70,77% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 45,5%.
- Thảm thực vật: Trước đây rừng Kim Bôi chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc loại giàu với nhiều cây rừng nhiệt đới, như loại cây g quý (Lát hoa, Sến, Ch nhai, Trai,...), các loại cây đặc sản có giá trị (Sa nhân, Song, Mây,...), các loại tre, nứa, luồng ... nhưng do việc khai thác rừng tuỳ tiện, không đúng quy trình, việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên
rừng ngày càng cạn kiệt. Một số loại g có giá trị chỉ c n lại ở những vùng núi cao, khó khai thác và vận chuyển,... các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dược liệu chỉ c n một phần diện tích rất nhỏ do người dân tự trồng, một phần nằm trong khu rừng đặc dụng. Đến nay trên địa bàn huyện có 22.563 ha rừng với trữ lượng g khoảng 20.000m3. Ngoài ra, rừng huyện Kim Bôi c n có nhiều bương, tre, nứa có thể khai thác khoảng 700.000 cây/năm.
- Động vật rừng: Trước đây, trên địa bàn huyện có nhiều loại đồng vật quý hiếm như: lợn l i, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà, lôi, trăn, rắn, tê tê, kỳ đà, cầy... Tuy nhiên, do tình trạng săn bắn bừa bãi, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nên các loại động vật trên chỉ c n lại rất ít ở khu rừng đặc dụng Thượng Tiến.
3.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện Kim Bôi rất phong phú. Theo kết quả điều tra thăm d trên địa bàn huyện Kim Bôi có nhiều loại khoáng sản:
- Than đá, có các mỏ than ở xã Cuối Hạ, xã Đú Sáng;
- Vàng sa khoáng nằm rải rác các xã trong toàn huyện: Nật Sơn, Hợp Kim, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ H a, Kim Sơn;
- Quặng Pirit ở Cuối Hạ, Hợp Đồng (trữ lượng khoảng 30 triệu tấn) - Đá Granit ở Kim Tiến, Vĩnh Đồng, Tú Sơn,... trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi.
- Núi đá vôi có hầu hết các xã trong huyện. Toàn huyện có trên 5.000 ha núi đá, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nguồn cát của huyện Kim Bôi có trữ lượng lớn: Bao gồm cát vàng từ suối Kim Tiến, cát đen từ sông Bôi và các suối nhỏ trong toàn huyện.