Bảng 4.1. Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa tuổi 14 trong các mô hình thí nghiệm ở Cầu Hai, Phú Thọ
CTTN Tỷ lệ sống (%)
Sồi phảng Re gừng Vạng trứng Trám trắng
CT1 90,2 88,5 60,8 72,4
CT2 85,6 86,8 55,5 50,3
CT3 87,5 84,2 83,2 60,6
(CT1: Trồng hỗn loài xen Cốt khí gieo trước 6 tháng, CT2: trồng hỗn loài xen Keo trồng trước 1 năm, CT3: Trồng thuần loài đối chứng)
Hình 4.1.Tỷ lệ sống các loài cây bản địa 14 tuổi trong các CTTN
Qua bảng thống kê và biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của các loài cây bản địa trong các mô hình thí nghiệm có thể thấy như sau:
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Sồi phảng Re gừng Vạng trứng Trám trắng % Tỷ lệ sống Phù trợ Cốt khí Phù trợ Keo Đối chứng
- Tỷ lệ sống của mỗi loài bản địa giữa các CTTN: Loài Sồi phảng có tỷ lệ sống tốt nhất ở công thức phù trợ Cốt khí là 90,2%, Loài sồi phảng khi mới gieo trồng cho đến thời kỳ sinh trưởng có sức chống chịu rất tốt và ít bị sâu bệnh ưa sáng hơn các loài còn lại vì vậy mà tỷ lệ sống cao hơn các loài khác. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của loài Sồi phảng thấp hơn là ở công thức đối chứng là 87,5% và tỷ lệ thấp nhất là ở công thức phù trợ Keo tai tượng với 85,6 %. Loài Re gừng có tỷ lệ sống cao nhất cũng ở công thức phù trợ Cốt khí (88,5%), tiếp theo đến công thức trồng xen Keo là 86,8 %và thấp nhất là ở công thức đối chứng (84,2%). Loài Vạng trứng có tỷ lệ sống cao nhất ở công thức đối chứng (83,2%), tiếp theo là công thức trồng xen Cốt khí (60,8%) và đặc biệt thấp ở công thức trồng xen Keo với tỷ lệ 50,5%. Với loài Trám trắng thì tỷ lệ giảm dần từ công thức phù trợ Cốt khí(72,4%) rồi đến công thức đối chứng và cuối cùng là công thức phù trợ Keo tai tượng với tỷ lệ (50,3%).
- Tỷ lệ sống của các loài trong cùng một CTTN: Ở công thức phù trợ Cốt khí thì tỷ lệ sống các loài giảm dần đều từ Sồi phảng > Re gừng >Trám trắng>Vạng trứng . Còn ở công thức phù trợ Keo tai tượng thì tỷ lệ sống giảm dần theo thứ tự Re gừng > Sồi phảng >Vạng trứng >Trám trắng. Tại công thức đối chứng thì tỷ lệ sống cũng giảm dần từ Sồi phảng > Re gừng > Vạng trứng > Trám trắng
Nhìn chung có thể thấy tỷ lệ sống của 2 loài Sồi phảng và Re gừng là rất tốt ở tất cả các công thức còn tỷ lệ sống của Vạng trứng chỉ tốt ở công thức đối chứng và Trám trắng thì tỷ lệ sống trong công thức phù trợ cốt khí chỉ ở mức khá.