Kết quả đánh giá chất lượng của 4 loài cây bản địa trồng trong mô hình hỗn loài tại Cầu Hai, Phú Thọ theo phương pháp của Lê Đình khả (2001)tại bảng 4.5:
- Về độ thẳng của thân cây có thể thấy loài Sồi phảng có tổng số điểm lớn nhất là 4.4 điểm ở công thức phù trợ Keo tai tượng. Giá trị thấp nhất là của loài Trám trắng (2,7 điểm) cũng ở công thức này. Điều này cho thấy, trong công thức phù trợ Keo tai tượng do có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng với Keo tai tượng nên loài Sồi phảng phải vươn lên vì vậy có độ thẳng cao hơn so với các công thức khác.
- Về độ nhỏ cành thì loài Re gừng và Vạng trứng có giá trị tốt nhất (đều là 3,3 điểm) ở công thức đối chứng và loài Sồi phảng có giá trị nhỏ nhất (2,6 điểm) ở công thức phù trợ Keo tai tượng. Với những đặc tính sinh học riêng biệt mà cành của loài Sồi phảng khá to, đây có thể coi là một yếu tố bất lợi khi sử dụng Sồi phảng cung cấp gỗ lớn.
- Về độ phát triển ngọn đứng đầu lại là Sồi phảng (3,7 điểm) ở công thức phù trợ Keo tai tượng và thấp nhất là loài Trám trắng (2,1 điểm) ở công thức phù trợ cây Cốt khí.
Qua tổng điểm đánh giá phẩm chất của các loài bản địa trong các công thức thí nghiệm cho thấy: loài Sồi phảng có tổng điểm cao nhất là 10,9 điểm ở công thức phù trợ Keo tai tượng, đứng thứ hai là Re gừng (9,5 điểm) ở công thức đối chứng, tiếp sau đó là Vạng trứng (8,9 điểm) cũng ở công thức đối chứngvà cuối cùng là Trám trắng với 8,7 điểm ở công thức đối chứng. Mặc dùng loài Re gừng có tổng điểm cao nhưng một số cây Re gừng lại phân cành thấp (Hình 4.7) đây là yếu tố cần được xem xét nếu nhân rộng mô hình có loài Re gừng phục vụ cung cấp gỗ lớn.
Bên cạnh đó, cần kết hợp với các chỉ tiêu sinh trưởng, trữ lượng để đánh giá chất lượng cây trồng toàn diện nhất.
Hình 4.7. Một số cây loài Re gừng tuổi 14 phân cành thấp
Bảng 4.5. Tổng hợp điểm đánh giá chất lượng các loài bản địa ở tuổi 14 trong các mô hình thí nghiệm ở Cầu Hai, Phú Thọ
CTTN Loài cây Độ thẳng (điểm) Độ nhỏ cành Phát triển ngọn (điểm) Tổng điểm (điểm) CT1 Sồi phảng 3,4 2,6 3,2 9,2 Re gừng 2,8 2,7 2,8 8,3 Vạng trứng 3,4 3,1 2,0 8,5 Trám trắng 2,8 2,7 2,1 7,6 CT2 Sồi phảng 4,4 2,8 3,7 10,9 Re gừng 3,3 2,8 3,2 9,3
CTTN Loài cây Độ thẳng (điểm) Độ nhỏ cành Phát triển ngọn (điểm) Tổng điểm (điểm) Vạng trứng 2,9 2,8 2,7 8,4 Trám trắng 2,7 3,0 2,3 8 CT3 Sồi phảng 3,7 2,7 3,2 9,6 Re gừng 3,0 3,3 3,2 9,5 Vạng trứng 3,2 3,3 2,4 8.9 Trám trắng 2,6 3,0 3,1 8,7
4.2.2.Tình hình sâu bênh hại của các loài bản địa
Sau khi quan sát và xác định chính xác những loại sâu bệnh hại, tiến hành ghi chép số lượng cá thể bị sâu bệnh hại và tính toán được tỷ lệ như bảng 4.5:
Bảng 4.6. Tình hình sâu hại của các loài bản địaở tuổi 14 trong các mô hình thí nghiệm tại Cầu Hai, Phú Thọ
CTTN Tỷ lệ sâu bệnh hại (%)
Sồi phảng Re gừng Vạng trứng Trám trắng
CT1 32,4 47,3 0 0
CT2 25,6 56,8 0 0
Hình 4.8. Vỏ Re gừng 14 tuổi trong công thức đối chứng bị sâu đục thân
Tỷ lệ sâu bệnh của loài bản địa là khác nhau rõ rệt cũng như khác nhau về chủng loại sâu bệnh gặp ở 2 loài đã trưởng thành đó là Sồi phảng và Re gừng. Trong khi Sồi phảng có tỷ lệ bị sâu ăn lá (Hình 4.9) chiếm lớn nhất là 32,4%, mặc dù vậy ở công thức thí nghiệm trồng thuần loài Sồi phảng thì tỷ lệ sâu bệnh là thấp hơn cả. Mặt khác, đối với Re gừng thì tỷ lệ bị sâu đục thân (Hình 4.8) cao hơn rất nhất nhiều so với Sồi phảng và cá biệt gặp ở ô trông Re gừng thuần loài với những diễn biến sâu bệnh hết sức phức tạp, cần có những biện pháp lâm sinh tác động kịp thời nếu không muốn ảnh hưởng lớn đế chất lượng cũng như trữ lượng gỗ.
Hình 4.9. Sồi phảng ở tuối 14 trong CTTN trồng xen Cốt khí bị sâu ăn lá 4.3. Ảnh hưởng của các mô hình trồng rừng đến một số chỉ tiêu lập địa
4.3.1. Ảnh hưởng của mô hình trồng rừng hỗn loài tới thảm thực bì dưới tán
Tại thời điểm điều tra, mô hình thí nghiệm đã ở tuổi 14, đây là giai đoạn mà các loài cây trong các CTTN đã có sự giao tán, cạnh tranh mạnh về không gian dinh dưỡng. Dưới tán rừng trồng trong các CTTN, lượng ánh sáng đã có sự khác nhau nên đã có những ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của lớp thảm thực bì, do đó ảnh hưởng đến độ che phủ cũng như chiều cao của lớp thảm thực bì. Kết quả điều tra về lớp thực bì dưới tán rừng của các CTTN được tổng hợp vào bảng 4.7dưới đây:
Bảng 4.7. Đặc điểm thảm tươi, cây bụi dưới tán các loài bản địa 14 tuổi trong các mô hình thí nghiệm ở Cầu Hai, Phú Thọ
CTTN Số loài
(loài) HTB (m) Độ che phủ TB (%) Độ tàn che TB
CT1 7 0,7 75,3 0,67
CT2 5 0,55 63,9 0,68
CT3 7 0,45 67,8 0,68
Nhìn chung, sự ảnh hưởng của các mô hình thí nghiệm tới các yếu tố như độ tàn che trung bình và số lượng các loài thực bì là không nhiều (chênh lệch thấp, 5-7 loài). Tuy nhiên các thông số về chiều cao trung bình và độ che phủ trung bình lại có sự khác biệt khá rõ ràng. Cụ thể ở công thức cây bản địa trồng xen cốt khí thì chiều cao trung bình của các loài thực bì là lớn nhất (0,7m) và độ che phủ trung bình cũng lớn nhất (75,3%). Nguyên nhân là do Cốt khí chỉ sau 3-4 năm sẽ bị lụi tàn và có thêm khoảng trống, ánh sáng cho lớp thực bì phát triển. Đối với công thức trồng xen Keo thì chiều cao của thảm thực bì là 0,55m cao hơn công thức đối chứng nhưng độ che phủ trung bình lại thấp hơn độ che phủ trung bình của công thức đối chứng. Thông qua các chỉ tiêu trên có thể thấy được sự ảnh hưởng khác nhau của các công thức thí nghiệm tới thực bì dưới tán từ đó cũng làm cơ sở cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nuôi dưỡng rừng tốt hơn.
Thảm thực bì cây bản địa trong công thức thí nghiệm trồng xen Cốt khí
Thảm thực bì cây bản địa trong công thức thí nghiệm trồng xen Keo
Hình 4.10. Thảm tươi, cây bụi dưới tán các loài bản địa trong các mô hình thí nghiệm tại Cầu Hai, Phú Thọ
4.3.2. Ảnh hưởng của mô hình thí nghiệm tới tính chất của đất
Thông qua việc thu thập mẫu đất và tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm, đề tài đã tổng hợp được tính chất của đất tại nơi mô hình thí nghiệm các loài bản địa cung cấp gỗ lớn ở tuổi 14 tại bảng 4.8:
Bảng 4.8. Tính chất hóa học của đất trong các mô hình thí nghiệm ở Cầu Hai, Phú Thọ Thời điểm Độ sâu tầng đất (cm) PH Mùn (%) Đạm (%) Chất dễ tiêu P2O5 mg/100g K2O mg/100g Trước khi xây dựng MH 0-30 3,66 2,2 0,13 4,23 1,48 Sau 4 năm xây dựng MH (2005) 0-30 3,68 3,73 0,18 4,46 1,52 Sau 14 năm xây dựng MH (2015) 0-30 3,72 4,46 0,21 4,57 1,56
Từ số liệu kế thừa các chỉ tiêu hóa học của đất ở giai đoạn trước khi thực hiện mô hình, sau khi thực hiện mô hình được 4 năm kết hợp với phân tích tính chất hóa học của đất ở thời điểm hiện tại thấy rằng, mô hình rừng trồng hỗn loài cây bản địa đã ảnh hưởng đến một số tính chất hóa học của đất dưới tán rừng. Cụ thể là pH của đất giảm độ chua (pH=3,72). Hàm lượng mùn tăng gấp 2 lần tính từ thời điểm trước khi xây dựng mô hình đến thời điểm đánh giá (từ 2,2% đến 4,46%). Độ đạm cũng tăng xấp xỉ 2 lần
còn hàm lượng các chất dễ tiêu cũng tăng xấp xỉ 10% ban đầu. Thông qua phân tích này có thể được sử dụng làm cơ sở để nghiên cứu áp dụng mô hình cho những khu vực đất thoái hóa khác mà chúng có tính chất ban đầu tương đồng.
Hình 4.10. Điều tra đất tại mô hình trồng rừng hỗn loài ở Cầu Hai, Phú Thọ
4.4. Đề xuất một sốbiện pháp lâm sinh nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng rừng trồng hỗn loài chất lượng rừng trồng hỗn loài
Từ những kết quả nghiên cứu, đánh giá mô hình rừng trồng hỗn loài các cây lá rộng bản địa tại Cầu Hai, Phú Thọ cùng với việc kế thừa các tài liệu liên quan đã có, đề tài đề xuất một số các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng rừng trồng hỗn loài bản địa cung cấp gỗ lớn như sau:
- Lựa chọn loài cây phù trợ: Trên đối tượng đất rừng thoái hóa có thể sử dụng Keo tai tượng và Cốt khí làm cây phù trợ trước khi đưa các loài cây trồng chính vào xây dựng mô hình.
- Chọn loài cây trồng chính: Chỉ nên chọn các loài có đặc điểm sinh trưởng tương tự nhau như cùng là loài cây sinh trưởng nhanh (Sồi phảng, Re gừng) để trồng hôn giao trong nhằm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây trồng. Theo như kết quả nghiên cứu thì loài vạng trứng và trám trắng không phù hợp với điều kiện lập địa của khu vực. Cả khi trồng hỗn loài hay thuần loài thì đều sinh trưởng và phát triển kém hơn các loài còn lại.
- Mật độ trồng: Với các loài cây bản địa mọc nhanh cung cấp gỗ lớn chỉ nên trồng với mật độ ban đầu là 1100 cây/ha và cần tác động biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng theo các giai đoạn phát triển của rừng.
- Biện pháp chăm sóc rừng: Do các loài cây trồng trong mô hình theo hướng cung cấp gỗ lớn nên cần thiết phải tiến hành biện pháp chăm sóc và tỉa cành ngay từ những năm đầu để tạo 1 thân chính cung cấp gỗ lớn cho các loài. -Biện pháp nuôi dưỡng rừng: Do cây trồng trong các mô hình thí nghiệm có tỷ lệ sống cao và không được tỉa thưa kịp thời nên các loài cây trong mô hình đang ở giai đoạn cạnh tranh mạnh về không gian dinh dưỡng . Trong khi đó, Keo tai tượng chỉ được trồng với mục đích phù trợ cho giai đoạn các loài bản địa còn nhỏ nhưn đến nay vẫn chưa được chặt bỏ nên cần thiết phải chặt bỏ toàn bộ cây Keo tai tượng trong mô hình xen Keo, đồng thời tiến hàn tỉa thưa các cây bản địa còi cọc, bị cạnh tranh mạnh để tạo điều kiện cho các cây còn lại sinh trưởng, phát triển tốt.
- Xử lý sâu bệnh: Trong mô hình có loài Re gừng đang bị sâu đục thân với tỷ lệ lớn (65,7%) cần thiết phải có biện pháp để hạn chế sự lây lan và ảnh hưởng của bệnh bằng các biện pháp sinh học và hóa học phù hợp.
- Bảo vệ:mô hình đã được thực hiện trong một thời gian khá dài (14 tuổi) do vậy việc xâm lấn của những loài xung quanh là không thể tránh khỏi, hơn nữa ranh giới của mô hình cũng đã không còn được rõ ràng vì vậy cần xác định rõ ranh giới mô hình để nâng cao sự bảo vệ, tập trung nuôi dưỡng các loài bản địa trong mô hình. Đồng thời, lập kế hoạch theo dõi định kỳ rừng trồng cây lá rộng bản địa nhằm phát hiện kịp thời những mối nguy hại về sâu bệnh, xâm hại do con người, động vật, gia súc…
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những nghiên cứu cụ thể, luận văn đã đươc những đánh giá cho mô hình thí nghiệm trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa ở tuổi 14 tại Cầu Hai, Phú Thọ. Thông quá đó làm cơ sở cho những mô hình trồng rừng tiếp theo cũng như những biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng lâm phần.
Các kết quả đánh giá cụ thể mà đề tài đã đạt được như sau:
- Tỷ lệ sống của 4 loài bản địa trong các mô hình thí nghiệm ở tuổi 14có sự khác biệt. Loài Sồi phảng có tỷ lệ sống cao nhất là 90,2% ở công thức phù trợ Cốt khí, loài Trám trắng có tỷ lệ sống thấp nhất(50,3%) trong công thức phù trợ Keo tai tượng. Tỷ lệ sống của Trám ở công thức phù trợ Cốt khí mức khá tốt (72,4%) dù sinh trưởng là không tốt.
- Sinh trưởng về đường kính của loài Sồi phảng tốt nhất ở công thức phù trợ Keo tai tượng (D1.3= 23,2cm; Hvn = 14,6m, tương ứng với trữ lượng đạt 69,53m3/ha). Loài Trám trắng là có sinh trưởng kém hơn cả (D1.3= 9,3cm; 7,83m)
- Ngoài sinh trưởng nhanh, cây Sồi phảng có chất lượng tốt nhất (10,9 điểm) là cao nhất, sau đó là Re gừng (9,5 điểm), tiếp đến là Vạng trứng (8,9 điểm) và cuối cùng là Trám trắng (8,7 điểm).
- Mật độ tái sinh của loài Sồi phảng là khá tốt, số lượng cao nhất (111 cây/80m2) ở công thức phù trợ Keo tai tượng, đồng thời xuất hiện những đám cây tái sinh Sồi phảng có sức sinh trưởng mạnh. Bên cạnh đó cũng có số ít cây tái sinh Re gừng xuất hiện (2-3 cây/80m2). Còn Vạng trứng và Re gừng thì chưa thấy xuất hiện tái sinh.
- Các mô hình thí nghiệm trồng rừng hỗn loài ở tuổi 14 đã cho thấy những ảnh hưởng tích cực tới tính chất đất, so với thời điểm trước khi xây dựng mô hình một số tính chất hóa học của đất dưới tán rừng trong các thí
nghiệm đã được cải thiện rõ rệt. Hàm lượng mùn tăng xấp xỉ 2 lần, độ pH giảm ở mức 3,72, hàm lượng lân dễ tiêu tăng từ 4,23mg/100g đến 4,57mg/100g và kaili đễ tiêu tăng từ 1,48mg/100g đến 1,56mg/100g.
2. Tồn tại
Mặc dù đề tài đã đạt được những kết quả tích cực nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như:
- Đánh giá ảnh hưởng của mô hình chỉ ở các yếu tố sinh trưởng và ảnh hưởng tới tính chất đất mà chưa đánh giá hiệu quả tác động tới xã hội, môi trường nơi thực hiện mô hình.
- Luận văn mới chỉ đánh giá được ảnh hưởng của mô hình đến tính chất hóa học mà chưa xét đến tính chất vật lý của đất.
.- Việc đánh giá sự phát triển của các loài mới chỉ quan sát được vào thời điểm thu thập số liệu mà chưa theo dõi được các thời điểm khác.
- Chất lượng cây trồng trong mô hình mới chỉ được đánh giá dựa trên phươn pháp mục chắc nên độ chính xác chưa cao.
.3. Khuyến nghị
- Cần tiếp tục thực hiện những đánh giá ảnh hưởng của các mô hình thí nghiệm trong các năm tiếp theo để có kết luận chính xác về ảnh hưởng của mô hình để làm cơ sở đề xuất biện pháp phù hợp.
- Cần tác động các biện pháp lâm sinh như chặt bỏ cây Keo tai tượng trong thí nghiệm trồng xen keo và tỉa thưa các cây bản địa bị cạnh tranh, lấn át để tạo điều kiện cho các loài cây khác trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ NN&PTNT (1995), Quyết định số 556/TTg, ngày 12/9/1995 về việc điều chỉnh bổ sung Chương trình trồng rừng 327.
2. Bộ NN&PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ NN&PTNT (2005), Quyết định Số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về việc ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp.
4. Bộ NN&PTNT (2006), Quyết định số 1970/QĐ-BNN-KL ngày 6 tháng 7 năm 2006 về việc công bố diện tích rừng toàn quốc năm 2005.
5. Lê Mộng Chân (1997), “Tìm hiểu kết quả gây trồng các loài cây trồng tại vườn sưu tập Thực vật khu núi Luốt trường ĐHLN”, đề tài nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
6. Lê Mộng Chân (2000), Giáo trình thực vật rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp,