Ảnh hưởng của mô hình trồng rừng hỗn loài tới thảm thực bì dưới tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở cầu hai phú thọ (Trang 52 - 54)

Tại thời điểm điều tra, mô hình thí nghiệm đã ở tuổi 14, đây là giai đoạn mà các loài cây trong các CTTN đã có sự giao tán, cạnh tranh mạnh về không gian dinh dưỡng. Dưới tán rừng trồng trong các CTTN, lượng ánh sáng đã có sự khác nhau nên đã có những ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của lớp thảm thực bì, do đó ảnh hưởng đến độ che phủ cũng như chiều cao của lớp thảm thực bì. Kết quả điều tra về lớp thực bì dưới tán rừng của các CTTN được tổng hợp vào bảng 4.7dưới đây:

Bảng 4.7. Đặc điểm thảm tươi, cây bụi dưới tán các loài bản địa 14 tuổi trong các mô hình thí nghiệm ở Cầu Hai, Phú Thọ

CTTN Số loài

(loài) HTB (m) Độ che phủ TB (%) Độ tàn che TB

CT1 7 0,7 75,3 0,67

CT2 5 0,55 63,9 0,68

CT3 7 0,45 67,8 0,68

Nhìn chung, sự ảnh hưởng của các mô hình thí nghiệm tới các yếu tố như độ tàn che trung bình và số lượng các loài thực bì là không nhiều (chênh lệch thấp, 5-7 loài). Tuy nhiên các thông số về chiều cao trung bình và độ che phủ trung bình lại có sự khác biệt khá rõ ràng. Cụ thể ở công thức cây bản địa trồng xen cốt khí thì chiều cao trung bình của các loài thực bì là lớn nhất (0,7m) và độ che phủ trung bình cũng lớn nhất (75,3%). Nguyên nhân là do Cốt khí chỉ sau 3-4 năm sẽ bị lụi tàn và có thêm khoảng trống, ánh sáng cho lớp thực bì phát triển. Đối với công thức trồng xen Keo thì chiều cao của thảm thực bì là 0,55m cao hơn công thức đối chứng nhưng độ che phủ trung bình lại thấp hơn độ che phủ trung bình của công thức đối chứng. Thông qua các chỉ tiêu trên có thể thấy được sự ảnh hưởng khác nhau của các công thức thí nghiệm tới thực bì dưới tán từ đó cũng làm cơ sở cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nuôi dưỡng rừng tốt hơn.

Thảm thực bì cây bản địa trong công thức thí nghiệm trồng xen Cốt khí

Thảm thực bì cây bản địa trong công thức thí nghiệm trồng xen Keo

Hình 4.10. Thảm tươi, cây bụi dưới tán các loài bản địa trong các mô hình thí nghiệm tại Cầu Hai, Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở cầu hai phú thọ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)