Tình hình phát triển của các loài bản địa trong các CTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở cầu hai phú thọ (Trang 46 - 47)

Kết quả điều tra tại hiện trường vào 8/2015 chothấy, trong 4 loài cây được trồng trong các mô hình thí nghiệm chỉ có 2 loài là Sồi phảng và Re gừng là đã xuất hiện hoa, quả. Các loài còn lại như Vạng trứng và Trám trắng chưa thấy có hiện tượng hoa quả. Tỷ lệ ra hoa và quả của loài Sồi phảng khá mạnh(tỷ lệ 62,5 % ở công thức đối chứng và 70,8 % ở công thức phù trợ Cốt khí và tỷ lệ cao nhất ở công thức phù trợ Keo tai tượnglà 81,4 %), cao hơn rất nhiều so với Re gừng (chỉ thấy xuất hiện hoa ở công thức đối chứng với tỷ lệ 20,8 %) và đặc biệt Trám trắng và Vạng trứng do bị chèn ép về sinh trưởng nên cây chưa thể thành thục do đó không thấy xuất hiện hoa và quả. Loài Sồi phảng tại ô trồng thuần loài cho tỷ lệ ra hoa và đậu quả lớn hơn cả. Đây cũng là điều cần chú ý khi tiến hành thu thập hạt giống gieo trồng để có hạt giống chất lượng tốt nhất.

Ngoài sự xuất hiện hoa và quả của các loài Sồi phảng và Re gừng, trong công thức thí nghiệm cũng đã xuất hiện cây tái sinh mọc dưới tán rừng. Kết quả cụ thể như trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Mật độ cây tái sinh các loài bản địa trong công thức thí nghiệm

CTTN Mật độ cây tái sinh các loài bản địa (cây/80m2)

Sồi phảng Re gừng Vạng trứng Trám trắng

CT1 18 2 0 0

CT2 111 3 0 0

CT3 5 3 0 0

Chính từ những phân hóa về sinh trưởng mà khả năng tái sinh của các loài bản địa cũng có sự phản ánh khá rõ rệt. Cụ thể đối với loài Sồi phảng, các cây thành thục là khá đồng đều và sự xuất hiện của vật hậu là quả rụng dưới đất khá lớn. Do đó sẽ bắt gặp các cây tái sinh hạt ở xung quanh khu vực cây

mẹ với mật độ cá biệt rất lớn như hình ảnh dưới đây cho thấy sự tái sinh hạt là khá mạnh mẽ và mạnh nhất là ở công thức thí nghiệm trồng xen Keo (Hình 4.6), vớihai công thức còn lại thì sự tái sinh yếu hơn khá nhiều. Tiếp theo là loài Re gừng, số lượng các cây tái sinh có được là rất thấp, chỉ có số lượng vài cây trong các ô nghiên cứu. Điều này đã phản ánh sức tái sinh của Re gừng khá kém so với Sồi phảng. Còn đối với Vạng trứng và trám trắng thì chưa thấy có xuất hiện của cây tái sinh.

Hình 4.6. Sồi phảng tái sinh mọc thành từng đám ở công thức trồng xen Keo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở cầu hai phú thọ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)