Đặc điểm kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 31 - 33)

2.1.2.1. Dân số và lao động

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước tạo điều kiện cho bà con trong toàn thị trấn ổn định sản xuất. Chương trình kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền nên tỷ lệ tăng dân số trong mấy năm gần đây giảm đáng kể.

Trong huyện hiện có 7.242 hộ với 24.975 nhân khẩu, thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, Giao, Thái đa số. Thành phần lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

2.1.2.2. Hệ thống giao thông

Giao thông của huyện ngày càng được mở rộng và không ngừng được hoàn thiện về chất lương, đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận tải,đi lại phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Đường giao thông nông thôn phần lớn đã được đổ bê tông, sạch đẹp tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cũng

như phát triển các ngành kinh tế khác. Với lợi thế nằm trên trục quốc lộ 6 huyện Mộc Châu có nhiều điều kiện để đón khách du lịch từ mọi miền của tổ quốc và khách du lịch quốc tế. Huyện có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 6,43 nên hàng năm đón nhận nhiều tuyến du lịch đến tham quan đồng thời tiếp giáp với lòng hồ sông Đà nên cũng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch đường thủy.Vì vậy, huyện Mộc Châu có nhiều điều kiện để phát triển du lịch so với các xã trong huyện.

2.1.2.3. Tình hình về kinh tế xã hội của huyện Mộc Châu

Nhìn chung trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện có chuyển biến manh mẽ tuy nhiên vẫn chưa được ổn định. Ngành nông –lâm- ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất chiếm 60,3% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, đứng thứ 2 là ngành TM-DV chiếm 27,7% cho thấy địa phương có tiềm năng phát triển,giao lưu buôn bán , mở rộng thị trường kinh doanh, xây dựng các khu du lịch, giải trí nhằm thu hút khách tham quan.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 22 triệu đồng tăng 7,25 triệu đồng so với năm 2015 chỉ đạt 14,75 triệu đồng.

- Thế mạnh:

+ Những năm gần đây, nhờ việc phát triển hạ tầng kinh tế mà nhân dân địa phương đã được hưởng nhiều thành quả như cơ sở hạ tầng được cải thiện, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất giúp người dân cải tiến tập quán canh tác góp phần ổn định về nhu cầu lương thực, chăn nuôi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt có sản phẩm trao đổi trên thị trường.

+ Mộc Châu có điều kiện khí hậu lý tưởng, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, các loại h́ình dịch vụ, giao lưu buôn bán.

+ Trình độ dân trí đang dần được nâng cao, hầu hết nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc khai thác, sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả.

+ Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho xây dựng cơ bản, giao thông, thông tin, thủy lợi..địa hình bị chia cắt, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vừa ít lại phân tán, dốc, khó thâm canh, cơ giới, làm cho giá thành sản phẩm cao.

+ Mặc dù cơ sở hạ tầng ngày một cải thiện nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn vẫn còn thiếu, nhiều công trình đã xuống cấp cần được tu sửa.

+ Một số tuyến đường liên thôn, xã chưa được cải thiện gây nhiều trở ngại cho việc lưu thông, vận chuyển khó khăn vào mùa mưa.

+ Các nguồn tài chính, nguồn vốn chưa đủ để phát triển kinh tế, thiếu trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất. Do đó cần sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức đoàn thể.

+ Có mùa gió Lào khô hanh gây thiếu nước sản xuất nghiêm trọng trong vụ đông xuân (tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhất là dọc QL6, có sương muối giá rét gây thiệt hại cho vụ đông, mùa mưa tập trung tháng 8 tháng 9 tiềm ẩn bão lũ và thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp.

+ Các sản phẩm nông nghiệp của Mộc Châu như sữa, chè, ngô, hoa quả … và các sản vật địa phương có tính độc đáo, chất lượng tương đối cao song mẫu mã đơn điệu, tính đa dạng không cao do đó chưa phát triển thành hàng hóa với quy mô lớn.

+ Chất lượng lao động thấp, thiếu lao động có trình độ quản lý và lao động có kỹ năng dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)