nghiên cứu
Bảng 3.2. Các loại hình sử dụng đất chính của TTNT năm 2019
(Nguồn UBND TTNT Mộc Châu năm 2019)
TT Loại hình sử dụng đất
(LUT) Kiểu sử dụng đất
Diện tích (ha)
1 Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 118,6 2 2 Lúa – 1 màu
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 18,9 Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô 32,9 Lúa xuân- Lúa mùa- Rau vụ đông 7,8
3 Chuyên màu
Ngô 1041,92 Cà chua- Bí xanh- Dưa chuột 5,6 Bắp cải- Dưa chuột 12,05 Cà chua- Khoai lang 17,9
4 Cây ăn quả
Chè búp 1001,1
Hồng 26,2
Đào 17,3
Mận 582,7
Bơ 18,1
5 Nuôi trồng thủy sản phi…) Nuôi cá nước ngọt( trắm. trôi, rô 11,63 6 Cây hàng năm Ngô 383,0 Cỏ voi 505,2
*Đặc điểm của từng loại hình sử dụng đất:
- LUT 1 (Chuyên lúa): Với ưu điểm có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, tưới tiêu tốt thuận lợi cho việc trồng lúa.Thành phần cơ giới đất thịt, tầng đất dày. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân sử dụng phổ biến. Kiểu sử dụng đất là: Lúa đông xuân – lúa hè thu. Các giống lúa thường dùng là tẻ nương, bắc hương. Tuy nhiên hạn chế của loại hình sử dụng đất này là độc canh nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- LUT 2 (2 Lúa – 1 màu): Loại hình này đã được nhân dân trong xã sử dụng từ lâu với hình thức luân xanh xen vụ bà con đã nâng cao được giá trị kinh tế cao.LUT 2 phân bố chủ yếu ở các vùng chủ động được lượng nước tưới tiêu, có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Các giống cây gieo trồng chủ yếu là các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn( MTL372, P6ĐB, cà chua, cải bắp...)
- LUT 3 (Chuyên màu): Với địa hình bằng phẳng, tầng đất rất tơi xốp phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương và ngô, các loại rau. Có điều kiện thuận lợi nên sản lượng cũng như chất lương cây trồng cũng được nâng cao, tạo cho người dân có cuộc sông ổn định hơn, có nhiều mặt hàng nông sản để tiêu thụ có chất lượng và năng xuất.
- LUT 4 (Cây ăn quả): Chủ yếu trồng trên đất có địa hình hơi dốc(< 150), cây trồng dễ thích nghi. Các loại cây ăn quả như bơ, mận, chè cũng là nguồn thu nhập thiết yếu của người dân địa phương. Đối với cây mận, người dân địa phương đang áp dụng kĩ thuật đốn tỉa cây, những vườn mận sau 2-3 năm đốn tỉa đã phát triển và cho chất lượng quả cao hơn. Mỗi cây cho trung bình 1-2 tạ quả. Thu nhập mỗi vụ lên tới trăm triệu đồng. Việc “trẻ hóa” vườn mận nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
- LUT 5 (Nuôi trồng thủy sản): Năm 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản là 11,63 ha thường tập chung ở các ao, hồ, đầm, hay các diện tích trồng lúa
kém hiệu quả chuyển sang nuôi cá, khu nuôi cá thường có diện tích lớn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở trong xã và các vùng lân cận.
-LUT 6 (Thức ăn chăn nuôi): Được trồng chuyên canh trên vùng đất có
tầng canh tác trên 30 cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khô. Các giống được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc là các giống ngô, cỏ voi.
* Một số hình ảnh từng loại hình sử dụng đất:
Hình 3.2. LUT 1 – Chuyên lúa
Hình 3.5. LUT 4 – Cây ăn quả Hình 3.6. LUT 5 – Nuôi trồng thủy sản
Hình 3.7. LUT 6- Thức ăn chăn nuôi
3.3. Mối quan hệ giữa các loại hình canh tác phổ biến với đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình
Trong cùng điều kiện kinh tế - xã hội và cùng chịu tác động của hệ thống chính sách, thị trường… mỗi hộ gia đình (HGĐ) sẽ lựa chọn một loại hình canh tác phù hợp với điều kiện riêng của gia đình. Như vậy, đặc điểm kinh tế xã hội của nông hộ là cơ sở chính để HGĐ quyết định lựa chọn các loại hình canh tác bao gồm: Nguồn lực của nông hộ và Thu nhập, chi tiêu. Trong nguồn lực của nông hộ, 2 nguồn lực chính để đề tài đã quan tâm và
phân tích là nguồn lực con người và nguồn lực sản xuất. Tập trung phân tích một số đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ để thấy rõ các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các loại hình canh tác và tác động trở lại của các loại hình canh tác này đến kinh tế của HGĐ thông qua thu nhập.
Để phân tích mối quan hệ giữa các loại hình canh tác phổ biến với đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát 90 hộ sản xuất nông nghiệp ở thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu, các hộ được phân thành các nhóm có điều kiện kinh tế khác nhau (giàu, khá, trung bình và nghèo). Các tiêu chí phân loại được các hộ dân đưa ra và giải thích tại sao lại đưa ra các tiêu chí như vậy, danh sách các hộ trong thôn được ghi lên các phiếu và để cho người dân tự đánh giá và xếp loại theo các tiêu chí đã đặt ra.