Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 35)

2.2.2.1. Phương pháp điều tra, mô tả hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình canh tác phổ biến khu vực nghiên cứu

(i) Thu thập các số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan, phòng ban chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn như: Văn phòng HĐND&UBND huyện, Kho lưu trữ huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thống kê, UBND 3 xã thị trấn, trên địa bàn huyện. Công tác điều tra ngoài thực địa sẽ bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá số liệu.

(ii) Thu thập các số liệu điều tra hiện trường

Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số liệu về hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình canh tác chính trên địa bàn nghiên cứu:

- Phỏng vấn bán định hướng: nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, HGĐ trong sử dụng đất canh tác ở điểm nghiên cứu.

+ Phỏng vấn cán bộ địa phương: phỏng vấn cán bộ của các địa phương nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu như: dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các loại hình sử dụng đất canh tác... Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 9 người, trong đó mỗi xã phỏng vấn 3 cán bộ.

+ Phỏng vấn các chủ HGĐ có loại hình được nghiên cứu sử dụng bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước nhằm thu được các thông tin về tình hình của từng HGĐ. Nội dung phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các nguồn thu nhập, sinh kế của cộng đồng địa phương, các hình thức và nguyên nhân tác động của cộng đồng vào loại hình canh tác, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết các hạn chế trong kinh tế do chính hộ gia đình đưa ra. Các HGĐ được lựa chọn phỏng vấn dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ, được chia thành 3 nhóm là giàu, trung bình và nghèo. Mỗi xã sẽ phỏng vấn 30 hộ, tổng số gia đình tham gia phỏng vấn là 90 hộ.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích cơ cấu cây trồng trong các loại hìnhsử dụng đất chính và mối quan hệ giữa các loại hình này với đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình.

- Tiếp tục sử dụng công cụ RRA để phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ có loại hình cần đánh giá để thu thập các thông tin như là diện tích loại hình, cơ cấu cây trồng, thời gian trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng, số vốn đầu tư, nguồn vốn, năng suất, giá cả, thu nhập của các năm, số lao động sử dụng, số

sản phẩm, hiệu quả sử dụng lao động. Đây là những thông tin quan trọng để phân tích kinh tế HGĐ, đặc biệt là việc phân tích tiềm năng của các nông hộ trong việc đầu tư vào sản xuất. Các mẫu biểu phỏng vấn được trình bày tại phần phụ lục

2.2.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định tính và định lượng bằng các phần mềm SPSS, Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính. Đánh giá, so sánh hiệu quả của các loại hình sử dụng đất canh tác trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

*. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

GTSX= Sản lượng sản phẩm × giá bán sản phẩm

Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào

và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX- CPTG

Chỉ tiêu giá trị hiện tại hay giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV- VA): NPV (VA) là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của cây trồng đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Hay nói cách khác NPV là giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận thu được trong cả chu kỳ sản xuất của các loại hình sử dụng đất.

NPV (VA)= (1) NPV (VA): Giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng). Bt (GO): Giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng). Ct (IC): Giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng).

t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (t = 1,2….n). r: Tỷ lệ chiết khấu hàng năm (%).

Trong đó tỷ lệ chiết khấu (r) được tính theo lãi suất cho vay ưu đãi đối với trồng cây lâm nghiệp là 0,5%/1 tháng tức là tương đương với r=6%/1 năm.

*. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

+ Mức độ chấp nhận của người dân với các loại sử dụng đất (tỷ lệ % số hộ chấp nhận)

+ Khả năng thu hút lao động giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho nông dân của các loại hình sử dụng đất (số công lao động/ha)

+ Nâng cao thu nhập cho các hộ dân thông qua chỉ số thu nhập thuần hay GTGT/ ngày công.

Sau khi tính toán số liệu điều tra nông hộ về hiệu quả xã hội các chỉ tiêu như số mức độ chấp nhận của người dân, số công lao động, giá trị ngày công lao động, đề tài tiến hành phân tổ thống kê để xây dựng bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội như sau:

Bảng 2.1. Kết quả phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội TT Phân cấp Số công LĐ (Công/ha) Giá trị ngày công LĐ (1000đ/công) Mức độ chấp nhận của người dân (%) Điểm 1 Cao >650 >120 >80 3 2 Trung bình ≤650 và >350 >70 và ≤120 >50 - ≤80 2 3 Thấp ≤350 ≤70 ≤50 1

- Điểm đánh giá hiệu quả xã hội cao nhất 9 điểm vì chỉ tiêu này được đánh giá qua 03 mục tiêu là số công LĐ, giá trị ngày công, mức độ chấp nhận của người dân, mỗi mục tiêu có số điểm cao nhất là 03 điểm vì vậy tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, số điểm thấp nhất là 03 điểm.

*. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Mức độ cải tạo đất của các loại hình sử dụng đất (kiểu sử dụng đất); + Mức độ sử dụng phân bón hóa học;

+ Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

+ Thời gian che phủ đất (tháng) của loại hình sử dụng đất (kiểu sử dụng đất).

Bảng 2.2. Kết quả phân cấp hiệu quả môi trường

TT Phân cấp hiệu Mức độ cải tạo đất Mức độ sử dụng phân bón hóa học Mức độ sử dụng thuốc BVTV Thời gian che phủ đất (tháng) Điểm 1 Cao H Trong công thức luân canh có cây họ đậu Sử dụng đúng khuyến cáo Sử dụng đúng khuyến cáo, không sử dụng thuốc cấm ≤12 và >10 3 2 Trung bình M Không sử dụng cây họ đậu nhưng có luân canh cây trồng nước-cạn Sử dụng cao hơn khuyến cáo Sử dụng liểu lượng thấp hơn khuyến cáo, không sử dụng thuốc cấm ≥6 và ≤10 2 3 Thấp L Trồng thuần, trồng độc canh Sử dụng thấp hơn khuyến cáo Sử dụng liều lượng cao hơn khuyền cáo, sử dụng thuốc cấm <6 1

- Điểm đánh giá hiệu quả Môi trường cao nhất 12 điểm vì chỉ tiêu này được đánh giá qua 04 mục tiêu là mức độ cải tạo đất, mức độ sử dụng phân bón hóa học, mức độ sử dụng phân bón hóa học, thời gian che phủ của đất, mỗi mục tiêu có số điểm cao nhất là 03 điểm vì vậy tổng số điểm cao nhất là 12 điểm, số điểm thấp nhất là 4 điểm.

(iiii) Phương pháp đánh giá tính bền vững

- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.

- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân.

- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

(iiiii) Phương pháp tính toán phân tích số liệu

- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Mcrosoft office excell và máy tính tay.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.1. Cơ cấu đất đai và hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp

3.1.1.1. Cơ cấu đất đai

Cơ cấu đất đai của xã Đông Sang, xã Tân Lập và thị trấn Nông trường được chọn làm điểm nghiên cứu thể hiện tại bảng 3.1

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại TTNT Mộc Châu năm 2019

TT LOẠI ĐẤT Diện tích

(ha)

cấu(%) I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 10.839,41 100

1 Đất nông nghiệp NNP 9.875,44 91,11

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.061,85 55,92

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.469,81 22,79

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 83,17 0,77

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.386,64 22,02

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.592,04 33,14

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.775,42 34,83 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.346,8 12,43 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.428,62 22,41 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 15,36 0,14 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 22,8 0,21

2 Đất phi nông nghiệp PNN 486,58 4,49

2.1 Đất ở OCT 262,88 2,43

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

TT LOẠI ĐẤT Diện tích (ha)

cấu(%)

2.2 Đất chuyên dung CDG 197,04 1,82

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 1,84 0,02

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 3,17 0,03

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,32

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 17,91 0,17 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 100,85 0,93

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 72,94 0,67

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN

2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

NHT NTD 22,36 0,21

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 4,31 0,04

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD 477,39 4,4

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 293,13 2,7

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 184,26 1,7

II Đất có mặt nước ven biển(quan sát) MVB

1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT

2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR

3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK

(Nguồn: UBND TT Mộc Châu năm 2019)

Số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy quỹ đất nông nghiệp của Thị trấn năm 2019 chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng diện tích tự nhiên (91,11%). Trong diện tích (DT) đất nông nghiệp, DT đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (55,92%). So với DT đất nông nghiệp thì đất nuôi trồng thủy sản và đất nông

nghiệp khác chiếm một diện tích nhỏ. Bởi phần lớn lao động trong địa phương đều tham gia sản xuất nông nghiệp vì vậy bố trí hợp lí cơ cấu cây trồng nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị đất đai là những giải pháp cần thiết cho người nông dân. Đất chưa sử dụng có DT không lớn chủ yếu là đồi núi đá.

Qua kết quả điều tra diện tích và cơ cấu đất đai của huyện được tổng hợp

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu các loại đất tại địa điểm nghiên cứu

Kết quả cho thấy huyện Mộc Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 10839.41ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 9875.44 ha, đất phi nông nghiệp là 486.58 ha và đất chưa sử dụng là 477.39ha. Cơ cấu đất đai tương ứng cũng được thể hiện tại huyện Mộc Châu.

3.1.1.2. Hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp

Năm 2019, TTNT Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên là 10.839,41 ha trong đó đất nông nghiệp là 9.875,44 ha chiếm 91,11% diện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp của thị trấn tập trung chủ yếu vào hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 13,5 tỷ đồng chiếm 53,12% tỷ trọng các ngành kinh tế.

Trồng trọt:

Thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây trồng tăng thu nhập về giá trị trên diện tích gieo trồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 17%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng /người /năm.

Chăn nuôi:

Các HGĐ hiện chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi các đàn giá súc, gia cầm, đầu tư xây dựng chuồng trại, con giống. Phát triển chăn nuôi lợn, trâu bò và các đàn gia cầm tập trung. Kết quả điều tra về chăn nuôi thể hiện ở phụ lục 03.

Trên địa bàn thị trấn có 205 hộ nuôi thủy sản với DT là 11,63 ha. Chủ yếu là nuôi cá phục vụ tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, sử dụng đất tại thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu

3.1.2.1. Thuận lợi

- Đất đai đã đã được sử dụng ổn định, vấn đề tranh chấp mặc dù vẫn xảy ra, nhưng ở mức độ kiểm soát được và giải quyết thoả đáng.

- Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện tốt.

- Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được các đơn vị liên quan trong xã tiến hành theo đúng Luật định.

- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn xã được thực hiện tốt, đất đai được thống kê hàng năm và kiểm kê theo đúng qui định. Hiện tại đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai giai đoạn 2015 – 2019 và hàng năm có điều chỉnh bổ sung.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai được thực hiện thường xuyên.

- Người dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, canh tác đa dạng loài cây trồng, ý thức trong việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên đất.

3.1.2.2. Tồn tại, khó khăn

- Một số hộ dân khi thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho, tặng quyền sử dụng đất, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, nên đã gây ra không ít khó khăn cho công tác này. Bên cạnh đó, có những trường hợp người dân không đến kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, nên cũng không cấp giấy chứng nhận hết cho những đối tượng này.

- Trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết về Luật đất đai còn hạn chế.

- Người dân địa phương thường canh tác và sử dụng đất canh tác theo phong trào, sử dụng đất chưa thực sự tiết kiệm, thiếu tính khoa học.

- Vấn đề bảo vệ, cải tạo, tăng độ màu mỡ cho đất chưa được quan tâm đúng mức. Việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng chủ yếu do người dân tự phát theo kinh nghiệm sản xuất, thiếu sự can thiệp của các cơ quan liên quan như Hội nông dân.

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất còn tự phát, đặc biệt là diện tích đất trồng cây lâu năm, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý.

- Trong công tác kiểm tra, theo dõi diễn biến tài nguyên đất, cập nhật những thông tin về sử dụng đất chưa kịp thời và đầy đủ.

3.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)