Đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 56 - 63)

Quá trình sử dụng đất, đất đai cũng bị tác động bởi thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác, sử dụng đất cho các mục đích phát triển. Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện. Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp giảm một cách nhanh chóng.

Để đảm bảo an toàn lương thực người dân phải tăng năng suất mùa vụ, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc thâm canh sử dụng phân bón cho cây trồng, tăng hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp là một điều tất yếu.

Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu với môi trường sinh thái là vấn đề đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong sử dụng đất thông qua đánh giá mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng trên địa bàn.

Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất là một vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi phải có số liệu phân tích về mẫu đất, nước và mẫu nông sản trong một thời gian khá dài. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chúng tôi xin đề cập đến một số chỉ tiêu đánh giá về mức độ thoái hóa đất, bảo vệ nguồn nước, đa dạng cây trồng để đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đối với vấn đề về hiệu quả môi trường. Kết quả điều tra cho thấy mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đối với các tiêu chí đánh giá như sau:

Bảng 3.7. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất.

TT LUT Thoái hóa đất nguồn nước Bảo vệ cây trồng Đa dạng Chỉ tiêu phân cấp

1 Chuyên lúa Duy trì độ phì nhiêu của đất

Duy trì tốt chất

lượng nguồn nước Độc canh

Rất thích hợp 2 Lúa – màu Cải thiện được độ

phì nhiêu của đất Duy trì tốt chất lượng nguồn nước Đa canh Rất thích hợp 3 Chuyên

màu

Duy trì độ phì nhiêu của đất

Duy trì tốt chất lượng nguồn nước

Chuyên canh

Thích hợp 4 Cây ăn quả Duy trì độ phì nhiêu của đất Duy trì tốt chất lượng nguồn nước Đa canh Thích hợp

5 Nuôi trồng thủy sản Có tác động nhẹ làm giảm độ phì nhiêu của đất Không gây ô nhiễm nguồn nước

Chuyên canh

Thích hợp 6 Thức ăn

chăn nuôi Duy trì độ phì nhiêu của đất Duy trì tốt chất lượng nguồn nước

Chuyên canh

Thích hợp

(Nguồn: Tổng hợp theo tiêu chí Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 2011)

* Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, đối với từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh truởng và phát triển mà cần có lượng bón phân khác nhau.

Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng thời gian và liều lượng. Nó làm cho đất bị chua hoá, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Đặc biệt, nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.

Theo Đỗ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân

đối giữa N : P : K . Để xác định ảnh hưởng của mức độ bón phân đến môi trường, tôi tiến hành tổng hợp phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón. Kết quả được đem so sánh với với hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành Hà Nội

Bảng 3.8. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

STT Cây

trồng

Theo điều tra nông hộ nghiệp và Phát triển nông thôn Theo tiêu chuẩn của Sở Nông N (kg/ha) P2 O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) N (kg/ha) P2 O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) 1 Lúa xuân 130,4 85,7 80,26 120-130 80-90 30-60 2 Lúa mùa 124,5 60,3 38,24 80-100 50-60 0-30 3 Bắp cải 172 83,5 110,2 175-210 - 100-150 4 Cà chua 136,5 80,3 89,4 60-80 - 120-150 5 Su hào 128,2 65,9 71 - - - 6 Đậu tương 62,4 48,5 - 60-90 30-60 - 7 Rau cải 82,2 150,6 60,5 - - - 8 Khoai lang 61,3 40,7 41 50-60 40-50 60-90 9 Dưa chuột 132,2 70,81 60 120-150 50-60 120-150 10 Bí xanh 65,6 46,5 - - - - 11 Chè búp 123,5 75,3 74 - - - 12 Bơ 90,26 62,55 76,61 - - -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, Theo tiêu chuẩn bón phân hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sơn La)

Từ việc so sánh giữa thực tế bón và tiêu chuẩn, có thể thấy mức độ đầu tư phân bón cho các cây trồng tại TTNT Mộc Châu khá lớn, nhóm cây rau màu có mức đầu tư lượng phân bón cao hơn các cây trồng khác. Dạng phân đạm chủ yếu được bón từ phân urê, phân lân chủ yếu từ supe lân, phân kali chủ yếu từ kali clorua.

Số liệu bảng 4.9 cho thấy:

- Lượng đạm và lân được nông dân sử dụng nhiều, lượng kali sử dụng với số lượng thấp hoặc không sử dụng.

- Mỗi loại cây trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón cũng rất khác nhau. Cây bắp cải sử dụng nhiều phân bón nhất. Có những loại cây trồng lượng phân bón sử dụng trong tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng có loại cây trồng lượng phân bón sử dụng vượt quá tiêu chuẩn cho phép như: cà chua. Cây cà chua trong tiêu chuẩn cho phép lượng đạm bón là 60-80kg/ha nhưng thực tế người dân ở đây bón 136,5 kgN/ha gây lãng phí và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đất.

- Tỷ lệ N:P:K được sử dụng không cân đối, đây cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất cũng như khả năng phát triển của cây trồng và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nhất là môi trường đất (ví dụ việc bón K cho lúa mùa và các loại rau).

Trong những năm gần đây, chăn nuôi của xã phát triển theo quy mô trang trại là chủ yếu, chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình giảm dần nên lượng phân bón hữu cơ cung cấp cho cây trồng còn thiếu. Người dân đã sử dụng nhiều phân bón hóa học để đảm bảo năng xuất, tuy nhiên cách bón và liều lượng không đúng quy định. Gần đây các loại phân hoá học đang được người dân dùng một cách phổ biến bao gồm các loại phân đa lượng đơn như: urê, cloruakali và phân đa yếu tố như NPK. Ngoài ra các loại phân trung và vi lượng cũng được sử dụng, thường ở dạng phân bón qua lá. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên nhiều loại giống mới năng suất cao được đưa vào sản xuất nên lượng dinh dưỡng cây trồng lấy đi trong đất ngày càng nhiều, lượng phân bón cũng vì thế mà phải tăng lên.

Tóm lại:

- Việc bón phân theo tỷ lệ chưa hợp lý.

- Liều lượng bón phân chưa đảm bảo theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Còn nhiều kiểu sử dụng đất việc bón phân chưa hợp lý gây ảnh hưởng xấu tới năng suất, sản lượng cây trồng cũng như tới môi trường đất như kiểu sử dụng đất.

* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Trên địa bàn TTNT Mộc Châu người dân sử dụng thuốc BVTV không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng ruộng. Họ thường tự tăng lượng thuốc sử dụng vì nghĩ rằng sâu bệnh sẽ bị tiêu diệt nhanh và triệt để mà không nghĩ đến hậu quả của nó. Tình trạng ô nhiễm môi trường do dư lượng thuốc BVTV đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, sức khỏe người dân cũng như môi trường trước mắt và lâu dài. Đặc biệt việc sử dụng thuốc BVTV không có quy trình bảo hộ lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người như: gây rối loạn nội tiết, ung thư, sinh con dị tật, quái thai, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi...

Hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV của người dân còn nhiều bất cập do sự thiếu hiểu biết về sâu bệnh nên các hộ nông dân sử dụng thuốc chủ yếu là do thói quen và phun thuốc theo định kỳ hoặc quá lạm dụng thuốc như dùng một loại thuốc cho nhiều loại sâu bệnh khác nhau, phun không đúng thời điểm, đúng liều lượng.

Qua điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất ở các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tương đối nhiều, hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt là các loại cây rau màu và nhóm cây ăn quả, cây cảnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều. Do số lượng thuốc và số lần phun thuốc nhiều, hơn nữa có lần phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn dư lượng trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm.

Có rất nhiều chủng loại thuốc BVTV khác nhau được người dân ở đây sử dụng (kể cả loại nằm trong danh sách cấm sử dụng của Bộ mà không rõ nguồn gốc).

Hiện nay, nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, đặc biệt là cây rau màu (cải bắp, su hào…), các hộ sử dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trưởng vẫn chủ yếu nằm trong danh mục thuốc được sử dụng đối với cây rau màu theo Quyết định số 19/2005/QĐ-BNN ngày 24/03/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo kết quả điều tra, hầu hết các loại thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng. Trong 14 loại thuốc BVTV điều tra được ở huyện có 01 loại cấm sử dụng, có 02 loại được khuyến cáo hạn chế sử dụng (trong đó có thuốc Lannate mặc dù đã có khuyến cáo hạn chế sử dụng nhưng cũng đã có 76% số hộ phỏng vấn vẫn sử dụng), điều đó cho thấy nông dân chưa ý thức cao về việc sử dụng thuốc BVTV. Việc lạm dụng và sử dụng thuốc BVTV với nồng độ vượt tiêu chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường và chất lượng nông sản. Mức độ sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật được thể hiện qua bảng sau:

Đối với cây lúa: khi điều tra các nông hộ chúng tôi thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa tùy thuộc vào thời tiết, tình hình sâu bệnh, thường các hộ phun trung bình 1-2 lần/vụ, mỗi lần phun có thể kết hợp 1-2 loại thuốc. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ yếu như: Padan 95SP, Asitrin 50EC, Methik 25EC trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá; Diboxylin 2SL, Ningnastar 30SL trừ bệnh đạo ôn, Gramoxne 20 SL trừ cỏ…

Đối với cây màu như Đậu tương, bí xanh, kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy thuộc vào thời tiết và tình hình sâu bệnh, trung bình mỗi hộ chỉ phun 1 lần trong một vụ trồng. Một số loại thuốc sử dụng chủ yếu như: Bian 40EC, Supracide 40EC, Angun 5WDG để Trừ bọ xít, rệp, sâu đục quả...

Đối với cây ăn quả, các hộ chỉ sử dụng 1 - 2 lần trong 1 năm ở các thời điểm cây ra lộc, ra hoa, dùng chủ yếu thuốc Dibaroten 5SL, Aivan 64SL, Thalonil 75WP, Goliath 10 SP, Asitrin 50EC… trị bệnh thối nhũ quả, sâu đục quả...

Đối với các cây rau như: cà chua, bắp cải, su hào. Qua điều tra cho thấy, số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn so với các cây trồng khác. Các loại thuốc thường sử dụng như Vitashield 40EC, Southsher 10EC, Match 50 EC, Southsher 10EC, Match 50 EC, Padan 95SP trừ sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu xanh, sâu tơ, sâu đục quả..., Diboxylin 2SL, Mancozeb, Damycine 3SL trị bệnh thối nhũn, nấm và thối gốc...

Như vậy, đối với các cây rau do số lần phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều, hơn nữa có lần phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc còn dư trong đất và trong sản phẩm rau quả, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét và khuyến cáo cho các hộ nông dân sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp và các biện pháp khác nhằm hạn chế đến mức tối đa dùng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc một cách khoa học.

Hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV của người dân còn nhiều bất cập do sự thiếu hiểu biết về sâu bệnh nên các hộ nông dân sử dụng thuốc chủ yếu là do thói quen và phun thuốc theo định kỳ hoặc quá lạm dụng thuốc như dùng một loại thuốc cho nhiều loại sâu bệnh khác nhau, phun không đúng thời điểm, đúng liều lượng... Người nông dân còn có thói quen xấu, họ vứt bao bì thuốc BVTV xuống kênh mương và ngay trên đồng ruộng.

Tóm lại:

Thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Do đó sử dụng thuốc BVTV để đảm bảo an ninh lương thực phải đi đôi với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

LUT chuyên màu có thể gây ô nhiễm nhiều tới môi trường đất hơn các LUT khác do các cây rau màu được phun nhiều loại thuốc trừ sâu

bệnh, thuốc diệt cỏ hơn và liều lượng phun cũng sẽ lớn hơn. LUT chuyên lúa là không ảnh hưởng tới môi trường nhưng năng suất chưa cao. LUT 2 lúa - 1 màu ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thì nó còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường đất, nước. Trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương và các cây lương thực như hiện nay thì không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất tốt.

Vì vậy, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần cân đối và đầy đủ để có năng suất cây trồng cao, chất lượng sản phẩm tốt, không làm suy kiệt và ô nhiễm môi trường, đồng thời người sản xuất có lãi. Đó là mục tiêu của nền nông nghiệp nhiệt đới sạch và bền vững Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)