Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình quản lý đất đai trên địa bàn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên:

* Vị trí địa lý

Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 45 Km. Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên.

Địa giới hành chính thành phố Phúc Yên:

Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên

Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Phía Bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Phúc Yên có hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ có các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai đi qua; có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, giáp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện cho Phúc Yên tiềm lực, lợi thế để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế, văn hoá. Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 Km. Thành phố Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên.

Thành phố Phúc Yên là một đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2013 và cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020, là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch vụ tổng hợp của tỉnh, đồng thời còn là một trong những trung tâm của vùng.

Thành phố Phúc Yên còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh.

* Điều kiện tự nhiên - Địa hình

Thành phố Phúc Yên có địa hình đa dạng, tổng diện tích là 12.029,55 ha, chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi bán sơn địa (Ngọc Thanh, Cao Minh, Xuân Hoà, Đồng Xuân), diện tích 9700 ha; vùng đồng bằng gồm các phường: Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, diện tích 2300 ha, có hồ Đại Lải và nhiều đầm hồ khác có thể phát triển các loại hình du lịch.

- Địa chất

Nhìn chung, đất đai của thành phố Phúc Yên không nhiều, không giàu chất dinh dưỡng nhưng lại nằm gần kề thủ đô Hà Nội cho nên tài nguyên đất của thành phố đã trở thành tài nguyên có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên khoáng sản quý hiếm của thành phố hầu như không có gì ngoài đá Granit, nước mặt và nước ngầm phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

- Khí hậu, thủy văn

Thành phố Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân năm là 23°C, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng.

Nhiệt độ không khí có các đặc trưng sau: Cực đại trung bình năm là 20,5 °C

Cực đại tuyệt đối 41,6 °C Cực tiểu tuyệt đối 3,1 °C

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.

Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông – Bắc, về mùa hè là Đông – Nam, vận tốc gió trung bình năm là 2,4 m/s. Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra theo chu kỳ thời gian 5 năm là 25 m/s; 10 năm là 32 m/s, 20 năm là 32 m/s.

3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội:

Cơ cấu kinh tế của thành phố Phúc Yên được xác định là: công nghiệp - dịch vụ, du lịch – nông, lâm nghiệp.

Thành phố Phúc Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức tăng trưởng cao, 5 năm gần đây bình quân tăng 23,05%/năm, trong đó, công nghiệp tăng 21,78%; dịch vụ tăng 25,57%; nông nghiệp tăng 5,37%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm vừa qua chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2019, Thương mại - Dịch vụ: 7,44%; Công nghiệp - xây dựng: 92,23%; Nông, lâm nghiệp: 0,51%; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế là 99,51%. Tổng thu ngân sách các thành phần kinh tế trên địa bàn chiếm trên 2/3 tổng thu Ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Phúc Yên luôn xứng đáng là vùng trọng điểm kinh tế, là đầu tàu kinh tế của Vĩnh Phúc.

* Tình hình xã hội

a. Dân cư và phân bố dân cư

Thành phố Phúc Yên đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, dân số biến động mạnh qua các năm. Thành phố Phúc Yên có 11.948,6 ha diện tích tự nhiên và dân số 155.435 người (tính đến 12/2019); gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc với 08 phường: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng, Xuân Hòa, Đồng Xuân, Tiền Châu, Nam Viêm và 02 xã: Cao Minh, Ngọc Thanh.

Mật độ dân số của thành phố đạt khoảng 772 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,1% (năm 2019). Dân số của thành phố trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị và tăng không nhiều ở nông thôn.

Dân số thường trú khu vực nội thành là 77.835 người, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn khu vực nội thành là 64.436 người; số lượng lao động phi nông nghiệp đang làm việc trong ngành nghề thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng là 54.642 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 84,8%.

b. Hoạt động kinh tế

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Ước thực hiện năm 2019, tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2015) đạt 478,1 tỷ đồng tăng 2,53% so với năm 2018.

3.1.1.3. Đánh giá chung:

a. Thuận lợi

- Với hệ thống giao thông khá phát triển Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh – cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Phúc Yên được xác định là trung tâm kinh tế, du lịch, dịch vụ trọng điểm của tỉnh. Trong những năm qua, Phúc Yên đã trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có những tập đoàn kinh tế nổi tiếng hàng đầu thế giới như Toyota, Honda,... Nhiều khu đô thị mới, khu du lịch - nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại được hình thành như: Khu đô thị Đồng Sơn, Khu đô thị Xuân Hòa, Khu đô thị Hùng Vương - Tiền Châu, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao Flamingo Đại Lải; Trung tâm thương mại Phúc Yên Plaza, trung tâm thương mại Đồng Sơn, v...v....

- Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển khá đồng bộ và càng ngày càng hoàn thiện cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn lớn cũng là những điều kiện đặc biệt thuận lợi để phát triển nhanh kinh tế - xã hội, đặc biệt là dịch vụ cao cấp.

- Các hoạt động về văn hoá xã hội, thể thao, y tế, giáo dục đều có chuyển biến tích cực. Cơ sở, trang thiết bị không ngừng được tăng cường và mở rộng, tạo sự phát triển ngày càng sâu rộng cả về chất và lượng.

- Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm của quận tăng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng góp phần tích cực tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

b. Khó khăn

- Mặc dù đã tích cực trong công tác chỉnh trang cải tạo đô thị song do đặc thù các khu dân cư trên địa bàn thành phố Phúc Yên được hình thành từ lâu đời đan xen với các khu đô thị hiện đại do đó đã tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị chưa hài hòa.

- Còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn bảo tồn các kiến trúc cũ và xây dựng các khu đô thị hiện đại để đảm bảo sự phát triển đồng bộ theo quy hoạch.

- Trên địa bàn quận có rất nhiều người từ các tỉnh khác đổ về khiến công tác quản lý trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Là một đô thị phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá, dịch vụ diễn ra mạnh mẽ và mức độ phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ gây ra những áp lực rất lớn đến sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới, cũng như giải quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế – xã hội như bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng, di dời địa điểm mới...và đòi hỏi phải có chiến lược cụ thể và lâu dài cho vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2018​ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)