Một số mô hình xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 25)

10. Kết cấu của luận văn

1.2.3 Một số mô hình xếp hạng tín dụng

1.2.3.1 Mô hình chấm đi1EC3m

Đây là mô hình XHTD được các công ty xếp hạng tín nhiệm trên thế giới sử dụng một cách phổ biến như Moddy’s, Standard and Poor, Fitch,.. Mô hình này đánh giá khách hàng thông qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

- Các chỉ tiêu tài chính:

+ Các chỉ số thanh khoản: Đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như: hệ số thanh khoản nhanh, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng trả lãi,..

+ Các chỉ số về hiệu quả hoạt động: Đo lường mức độ hiệu quả trong công việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp như: Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tổng tài sản,..

+ Các chỉ số về đòn bẩy tài chính: Đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp như: hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tổng tài sản, hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hệ số khả năng trả nợ.

+ Các chỉ tiêu khả năng sinh lời: Đo lường khả năng của doanh nghiệp như: hệ số ROE, ROA,..

- Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính thường được thu thập từ những nguồn thông tin trong và ngoài doanh nghiệp bao gồm: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ vơi các tổ chức tín dụng, trình độ quản lí của người lãnh đạo doanh nghiệp,…

Có thể thấy đây là mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại rất nhiều NHTM Việt Nam, vì nó có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay, có những nguyên nhân cụ thể như sau:

- Đây là mô hình có thể tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính – ngân hàng để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Việc phân tích dựa trên công nghệ giản đơn, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, sử dụng những yếu tố không mang tính lượng hóa.

- Với mô hình này chỉ cẩn có tiềm lực công nghệ trung bình cộng với một đội ngũ cán bộ tương đối tốt cũng với một hệ thống thông tin quản lí cập nhật là có thể sử dụng được.

- Có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ Hạn chế của mô hình:

- Hạn chế rất lớn của mô hình này là phục thuộc vào độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng. Như vậy kết quả đánh giá mang tính chủ quan và phụ thuộc gần như hoàn toàn về khả năng đánh giá của cán bộ tín dụng

- Mô hình này rất khó khăn đo lường các yếu tố XHTD, vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với việc thẩm định hồ sơ khoản vay.

1.2.3.2 Mô hình điểm số của Altman

Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo từ năm 1986, thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm với doạnh nghiệp. Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ của khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào 5 chỉ số tài chính của người vay (Xj). Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó:

X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/Tổng tài sản X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Tỷ số Doanh thu\Tổng tài sản

Như vậy, Z càng cao thì người vay có xác suất vơ nợ càng thấp và ngược lại. Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác suất vỡ nợ của khách hàng.

So với mô hình chấm điểm, mô hình của Altman có những ưu điểm sau:

- Kết quả XHTD được dựa trên cơ sở định lượng. Đây là mô hình có độ tin cậy khá cao được thực hiện trên cơ sở định lượng khá cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng

- Kỹ thuật đo lường tín dụng tương đối đơn giản. Mô hình điểm số Z đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để lượng hóa xác suất vỡ nợ của người vay, đã khắc phục được các nhược điểm của mô hình định tính, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM

- Mô hình XHTD thể hiện tính nhất quán, khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng.

Hạn chế của mô hình:

- Phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro

- Đỏi hỏi hệ thống tin cậy đầy đủ cập nhật của tất cả khách hàng. Yêu cầu này rất khó thực hiện đối với các NHTM Việt Nam hiện nay vì thông tin cung cấp từ khách hàng thường không rõ ràng, chính xác, chưa có một hệ thống thông tin chuẩn mực, có hệ thống và đồng nhất của khách hàng ở Việt Nam.

1.2.3.3 Mô hình Logistic

Mô hình Logistic là một mô hình toán học hồi quy sử dụng biến (Y) là biến phụ thuộc và tất cả các biến còn lại là biến độc lập. Đây là một mô hình toán học nên mô hình

Logistic cũng có nhiều ưu điểm như mô hình Altman. Ngoài ra với mô hình này, ngân hàng còn tính toán được khả năng vỡ nợ đối với từng khoản cho vay.

Hạn chế của mô hình:

Do cũng là mô hình toán học nên mô hình này cũng có một số hạn chế như mô hình Altman, khi sử dụng mô hình này do các biến số tồn tại trong cùng một điều kiện kinh tế xã hội luôn biến động nên có thể gặp hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, để khắc phục người ta sử dụng mô hình hồi quy Logistic theo thành phần chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 là sơ lược về các khái niệm của hai nội dung: Rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng tại NHTM. Vì những rủi ro tín dụng một khi xảy ra sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của ngân hàng, nên công tác xếp hạng tín dụng mới được nghiên cứu. Có thể nói, chương 1 đã giúp chúng ta có được một cái nhìn thật khái quát về công tác xếp hạng tín dụng nói chung đặc biệt đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng đang được các ngân hàng ngày càng chú ý đến nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi tiến hành quan hệ tín dụng với doanh nghiệp

Chương 1 của luận văn đề cập đến một số cơ sở lý luận tổng quan về công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và rủi ro tín dụng . Thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết nói trên, từ đó làm tiền đề quan trọng để đi sâu vào việc phân tích thực trạng, ưu nhược điểm của công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng tại NHCT.

CHƯƠNG 2:

HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK

Giới thiệu

Chương 2 của luận văn đề cấp đến quy trình và thực trạng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá chỉ ra những ưu điểm cũng như khuyết điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank. Đồng thời bài viết cũng lấy ví dụ điển hình chấm điểm thực tế tại Vietinbank để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank.

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (trước đây là Ngân hàng Công Thương Việt Nam) được hình thành theo Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT, ngày 26/3/1988 trên cơ sở nhân sự và chức năng nhiệm vụ của Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cùng các phòng Tín dụng Công nghiệp và Thương nghiệp thuộc các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, thị xã. Ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức bước vào hoạt động từ ngày 08/07/1988. Từ đó ngày này trở thành Ngày truyền thống của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cùng với tên thương hiệu ngắn gọn nhưng rất đỗi thân quen trên thị trường cả trong nước và quốc tế là VietinBank.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển (1988 – 2018), VietinBank đã chứng minh tính đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước khi chuyển mô hình ngân hàng (NH) từ một cấp sang mô hình NH hai cấp. Đến nay, toàn hệ thống đã có gần 23.000 cán bộ, nhân viên làm việc ở Trụ sở chính, 2 Văn phòng Đại diện, 9 đơn vị sự nghiệp, 155 CN

cùng gần 1.000 PGD. Mạng lưới hoạt động của VietinBank không chỉ có ở trong nước mà VietinBank đã thành lập NH 100% vốn tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đặt 2 CN tại Cộng hòa Liên bang Đức và lập Văn phòng Đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar. VietinBank hiện có quan hệ đại lý với hơn 1.000 NH tại trên 90 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, VietinBank còn tham gia góp vốn vào NH liên doanh IndovinaBank (NH liên doanh hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam) và có một số công ty trực thuộc. Với hình thức tổ chức là NHTM cổ phần, VietinBank đã xây dựng được quan hệ hợp tác với hai cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo Mitsubishi- UFJ, Ltd. (BTMU) của Nhật Bản và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

-

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank

Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/gioi-thieu/he-thong-to-chuc.html

Theo Hình 2.1, Vietinbank đã xây dựng cho mình mô hình phát triển vững mạnh. Nhờ vậy mà Vietinbank đã hình thành một mạng lưới ngân hàng thương mại (NHTM) rộng lớn dưới sự quản lý và giám sát của NHNN Việt Nam. Đồng thời, thực hiện được

nhiệm vụ to lớn của mình là hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế, cho việc cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

2.1.2 Tình hình hoạt động tại Vietinbank:

Hình 2.2: Dư nợ tín dụng và nguồn vốn của ngân hàng công thương qua các năm

Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất kiểm toán của NHCT (Đơn vị: nghìn tỷ đổng) Dựa vào Hình 2.2 cho thấy dư nợ của NHCT tăng dần qua các năm, và theo báo cáo tài chính hợp nhất đến thời điểm Quý II/2018 đã đạt 868 nghìn tỷ đổng, với tổng tài sản đạt 1.140 nghìn tỷ đồng. Để xây dựng được những con số ấn tượng đó, NHCT đã có những kế hoạch, định hướng khá táo bạo: tấn công vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Năm 2017 VietinBank đánh dấu sự bứt phá ngoạn mục trong việc tăng trưởng thị phần đối với SME gắn liền với đổi mới và nâng cao toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho cộng đồng doanh nghiệp SME. VietinBank khẳng định vị thế và thương hiệu là ngân

839 720 674 1000 862 712 0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

Dư nợ Nguồn vốn

hàng hàng đầu phục vụ cho phân khúc khách hàng SME. Bằng chứng thuyết phục nhất là VietinBank đã đạt 3 giải thưởng danh giá là “Ngân hàng SME của năm” (SME Bank of the year) của The Asian Banker trao, giải thưởng “Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất Việt Nam 2017” (Fastest Growing SME Bank in Vietnam 2017) do Finance Review tài trợ và giải thưởng “Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam cho phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ” do The Asset tôn vinh.

Hình 2.3: Dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân của Ngân

hàng công thương qua các năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT 2015-2017 (Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

Hình 2.3 cho thấy, KHDN chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHCT.

Chính vì vậy, NHCT cũng có những chính sách để khai thác hết tiềm năng của nhóm khách hàng này. Cho đến nay, thương hiệu VietinBank đã được khẳng định và ghi nhận: 6 năm liên tiếp nằm trong Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes; được Brand Finance định giá giá trị thương hiệu đạt 252 triệu USD với Sức mạnh Thương hiệu A+; Top dẫn đầu Thương hiệu mạnh Việt Nam 2017; Top 10 trong 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất 2017; được S&P xếp hạng tín nhiệm

0 100 200 300 400 500 600

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 420 460 520 254 260 319 Dư nợ KHDN Dư nợ KH cá nhân

bằng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Với thành tích vượt trội, VietinBank vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Độc lập hạng NhấtVietinBank là đối tác tin cậy của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Năm 2017 VietinBank đánh dấu sự bứt phá ngoạn mục trong việc tăng trưởng thị phần đối với SME gắn liền với đổi mới và nâng cao toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho cộng đồng doanh nghiệp SME.

Có thể nói các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) quan tâm và bị thu hút đến Vietinbank vì những gói ưu đãi cực hấp dẫn về lãi suất như chương trình ưu đãi có tên gọi “Hợp tác vươn xa” và”Chủ động lãi suất”. Tham gia gói tín dụng, khách hàng có thể lựa chọn linh hoạt thời hạn vay với lãi suất cố định chỉ từ 5,2%/năm - 6,5%/năm. Vì dư nợ của phân khúc khách hàng doanh nghiệp này càng ngày càng tăng, nên Vietinbank cũng cực kì cần thận, chọn lọc khách hàng cho vay. Trước khi cho vay luôn chú trọng trong công tác thẩm định nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro có thể phát sinh từ khách hàng doanh nghiệp. Vietinbank luôn đảm bảo thực hiện các nội dung sau trước khi cho vay:

- Phân tích danh mục đầu tư của ngân hàng, phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.

- Phân tích đánh gia doanh nghiệp vay, nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng doanh nghiệp vay, từng khoản nợ cụ thể bằng cách: thu thập thông tin về doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định vay, thu thập thông tin về đối tác doanh nghiệp từ những ngân hàng mà có quan hệ từ cơ quan quản lí khách hàng.

- Phân tích doanh nghiệp vay theo các chỉ tiêu định tính, đinh lượng để có những kết luận chính xác về tình trạng của doanh nghiệp

2.2 Thực trạng về hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank

2.2.1 Các quy định về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Vietinbank

Vietinbank đang áp dụng “Mô hình chấm điểm” để XHTD khách hàng. Mô hình này đánh giá khách hàng thông qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, TCTD thiết lập chính sách khách hàng và điều quan trọng hơn là nó được sử dụng như một công cụ tự động đề xuất cấp tín dụng và chính sách lãi suất phù hợp với mức rủi ro của các khoản vay. Vietinbank hiện nay đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng. Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách khách hàng thông qua kết quả XHTD được xem như là công cụ phát hiện sớm rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, xác định giá bán hàng dựa trên mức độ rủi ro với từng khách hàng.

Hoạt động XHTD khách hàng bắt đầu triển khai ở Vietinbank bắt đầu từ năm 2004 được hướng dẫn theo sổ tay tín dụng ban hành theo công văn số 538/C-CLPT của NHNN ngày 16/09/2004. Trong sổ tay tín dụng có chương, đây là điểm khởi đầu cho việc triển khai chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại Vietinbank. Sau đó, vào năm 2009, Vietinbank áp dụng vào thực tế của mình theo Công văn số 306/2009/QĐ- TGĐ-NHCT9 ngày 09/02/2009. Hiện nay việc chấm điểm và XHTD khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)